Loperamid: Tác dụng, cách dùng và những lưu ý cần biết

Cập nhập: Thứ tư, 26/10/2022

 

   Là một thuốc cầm tiêu chảy với tác dụng nhanh và mạnh, loperamid đã trở nên quen thuộc với những người “có bụng dạ kém”, đặc biệt là với những ai bị viêm đại tràng mạn tính hoặc hội chứng ruột kích thích. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn thông tin đầy đủ về loại thuốc này, cùng theo dõi ngay nhé!

 

Loperamid là thuốc gì?

Loperamid là thuốc gì?

 

Loperamid là thuốc gì?

    Loperamid là thuốc có tác dụng cầm tiêu chảy chứa hoạt chất loperamide hydrochloride với hàm lượng thường gặp là 2mg. Thuốc chủ yếu được bào chế dưới dạng viên nang cứng, ngoài ra còn có dạng viên nén, viên nén nhai, hỗn dịch.

    Loperamide hydrochloride là một opioid tổng hợp, làm ức chế nhu động ruột bằng cách liên kết với các thụ thể opiate trong thành ruột. Ngoài ra, thuốc cũng làm giảm tiết dịch tiêu hóa, khiến phân vào khuôn hơn.

    Nhu động ruột là một loạt các cơn co cơ giống như sóng để di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa. Ở đại tràng, nhu động ruột bình thường sẽ khiến phân di chuyển một cách nhịp nhàng, được hấp thu nước sao cho khi đến gần hậu môn chúng tạo thành khuôn và tống ra ngoài. Hiện tượng tiêu chảy xảy ra khi nhu động ruột nhanh bất thường, phân chưa thành khuôn đã bị tống ra ngoài gây tình trạng phân lỏng, nát, thậm chí là sống, tần suất đi ngoài tăng lên.

    Tác dụng giúp giảm nhu động ruột và giảm tiết dịch tiêu hóa của Loperamid sẽ khiến phân chậm di chuyển trong lòng ruột, tạo thành khuôn, từ đó giảm tình trạng tiêu chảy hiệu quả.

 

Loperamid dùng khi người bệnh bị tiêu chảy

Loperamid dùng khi người bệnh bị tiêu chảy

 

  Trong các thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân bị tiêu chảy cấp, thuốc loperamid có tác dụng trong vòng 1 giờ sau khi dùng với liều duy nhất 4 mg. So sánh về hiệu quả lâm sàng với các thuốc tiêu chảy khác thì thuốc này có tác dụng đặc biệt nhanh trên người bệnh.

 

Loperamid nên dùng trong trường hợp nào?

    Loperamid được chỉ định khi người bệnh bị tiêu chảy cấp và mãn tính, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, phân nát.

 

Cách dùng Loperamid

Với người lớn mắc bệnh tiêu chảy cấp tính

- Đối với dạng viên nén, viên nang và dạng lỏng: Uống 4mg ở lần tiêu chảy đầu tiên. Những lần tiêu chảy tiếp theo thì uống với liều 2mg, tổng liều tối đa là 12mg trong vòng 24 giờ.

- Đối với dạng viên nén nhai: Uống 4mg ở lần tiêu chảy đầu tiên, dùng 2 mg sau mỗi lần đi ngoài phân lỏng, nhưng không quá 8 mg trong vòng 24 giờ.

Với người lớn mắc bệnh tiêu chảy mạn tính

- Dạng viên nén, viên nang, hay dạng hỗn dịch: Liều khởi đầu là 4mg/lần. Những lần tiêu chảy tiếp theo uống với liều 2mg, không vượt quá 16 mg/ngày.

    Liều duy trì: Trung bình mỗi ngày là 4-8 mg. Các dấu hiệu lâm sàng thường được quan sát cải thiện trong vòng 10 ngày.

    Trong 10 ngày đầu, nếu hiện tượng tiêu chảy không cải thiện thì tình trạng này sẽ không đảm bảo được kiểm soát nếu uống thuốc thêm những ngày sau.

Lưu ý: Không cần điều chỉnh liều khi dùng thuốc cho người cao tuổi, suy thận.

 

Cách dùng Loperamid là gì?

Cách dùng Loperamid là gì?

 

Tác dụng phụ của Loperamid

    Loperamid gây ra nhiều tác dụng phụ (ADR) cho người dùng, đó là:

- Thường gặp: 1/100>ADR ≥ 1/100: Rối loạn hệ thần kinh (Đau đầu, chóng mặt), rối loạn tiêu hóa (táo bón, buồn nôn, đầy hơi). 

- Ít phổ biến, 1/100>ADR ≥ 1/1000: Đau bụng, khó chịu ở bụng, khô miệng, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, phát ban.

- Hiếm gặp, 1/1000>ADR ≥ 1/10.000: Phản ứng quá mẫn, mất ý thức, phát ban,  (bao gồm hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc và hồng ban đa dạng), phù mạch, mề đay, ngứa, bí tiểu, mệt mỏi.

    Một thử nghiệm lâm sàng nhằm đánh giá tính an toàn của Loperamid đã được thực hiện trên 2755 người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Kết quả cho thấy, các tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc đó là: Táo bón (2,7%), đầy hơi (1,7%), nhức đầu (1,2%) và buồn nôn (1,1%) ).

 

Uống Loperamid gây táo bón

Uống Loperamid gây táo bón

 

Chống chỉ định của Loperamid

    Loperamid chống chỉ định trong các trường hợp sau:

- Người quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào của thuốc.

- Trẻ em dưới 12 tuổi.

- Người bị tắc ruột hoặc táo bón hoặc khi bụng đang bị căng cứng.

- Người bị viêm loét đại tràng cấp tính.

- Người bị viêm ruột do vi khuẩn gây ra bởi các sinh vật xâm nhập bao gồm Salmonella, Shigella và Campylobacter.

- Người bị viêm đại tràng màng giả liên quan đến việc sử dụng kháng sinh phổ rộng.

Loperamid không nên được sử dụng một mình trong bệnh lỵ cấp tính (biểu hiện có máu trong phân và người bệnh đang sốt).

 

Không dùng Loperamid cho trẻ dưới 12 tuổi

Không dùng Loperamid cho trẻ dưới 12 tuổi

 

Loperamid tương tác với những thuốc nào?

    Tương tác thuốc có thể làm thay đổi tác dụng của Loperamid hoặc các thuốc khác dùng cùng (tăng hoặc giảm hiệu quả), hoặc làm tăng tác dụng không mong muốn. Loperamid tương tác với các thuốc sau đây:

- Quinidine và Ritonavir (làm tăng nồng độ Loperamid trong huyết tương)

- Desmopressin

- Itraconazole

- Gemfibrozil

- Ketoconazole

 

Loperamid tương tác với những thuốc nào?

Loperamid tương tác với những thuốc nào?

 

Phụ nữ mang thai có dùng Loperamid được không?

    Việc sử dụng loperamide trong thời kỳ đầu mang thai cho thấy có thể tăng nguy cơ làm giảm nhịp tim của thai nhi. Tính an toàn khi mang thai ở người vẫn chưa được nghiên cứu kỹ. Các nghiên cứu trên động vật, không có dấu hiệu nào cho thấy loperamide gây quái thai hoặc độc cho phôi thai.

Vì vậy, phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng Loperamid trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

 

Phụ nữ cho con bú có dùng Loperamid được không?

    Khi uống Loperamid, một lượng nhỏ thuốc có thể vào được sữa mẹ. Vì vậy, thuốc này không được khuyến khích dùng cho phụ nữ đang cho con bú.

 

Những lưu ý khi sử dụng Loperamid

    Khi dùng Loperamid, bạn cần lưu ý:

- Với tiêu chảy cấp, ngoài điều trị triệu chứng thì người bệnh cần bổ sung nước và điện giải. Loperamid không giải quyết được vấn đề này nên ngoài dùng thuốc thì bạn cần cho người bệnh uống thêm nước và oresol.

- Vì tiêu chảy kéo dài có thể là dấu hiệu của những tình trạng nghiêm trọng. Vì vậy, không nên sử dụng Loperamid trong thời gian dài cho đến khi tìm ra nguyên nhân.

- Người bị rối loạn chức năng gan nặng cần cẩn trọng khi sử dụng Loperamid.

- Bệnh nhân AIDS nếu dùng Loperamid thì cần ngừng thuốc ngay khi có dấu hiệu chướng bụng.

- Nếu sau 48 giờ sử dụng thuốc mà các triệu chứng tiêu chảy không có dấu hiệu thuyên giảm thì người bệnh cần ngừng thuốc và báo ngay cho bác sĩ.

- Trong quá trình dùng Loperamid, nếu bị táo bón, căng chướng bụng hoặc tiểu rắt, người bệnh cần ngừng thuốc ngay lập tức.

 

Nếu bị tiểu rắt khi dùng Loperamid, bạn cần ngừng thuốc ngay lập tức

Nếu bị tiểu rắt khi dùng Loperamid, bạn cần ngừng thuốc ngay lập tức

 

- Trong trường hợp quá liều, tình trạng bí tiểu và tắc ruột, các biến cố trên tim (kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh, loạn nhịp thất, ngừng tim và ngất) có thể xảy ra, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Khi uống thuốc quá liều, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện, họ có thể được dùng naloxone để giải độc. Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ ít nhất 48 giờ để phát hiện khả năng suy nhược thần kinh trung ương.

- Loperamid chỉ giúp điều trị triệu chứng tiêu chảy, không có tác dụng loại bỏ nguyên nhân. Vì vậy, với bất kỳ trường hợp bị đi ngoài nhiều lần, phân lỏng nát nào, bạn nên tìm nguyên nhân và giải quyết nó. Đặc biệt là với hai bệnh lý mạn tính ở đại tràng gây tiêu chảy kéo dài là viêm đại tràng mạn tính và hội chứng ruột kích thích thì người bệnh không nên lạm dụng Loperamid mà cần có giải pháp giải quyết được nguyên nhân gây bệnh.

 

Nguyên nhân viêm đại tràng mạn tính và hội chứng ruột kích thích là gì?

Nguyên nhân viêm đại tràng mạn tính

    Viêm đại tràng mạn tính là bệnh lý mà đại tràng bị viêm nhiễm, tổn thương niêm mạc tái lại nhiều lần, gây tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón, đau bụng, đầy bụng, chướng hơi, phân sống, phân nát.

    Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh này là do rối loạn hệ vi sinh đường ruột (thói quen ăn uống không hợp vệ sinh, lạm dụng kháng sinh, tuổi cao khiến khả năng tiêu hóa dần suy giảm).

 

Loạn khuẩn đường ruột là nguyên nhân của bệnh viêm đại tràng mạn tính

Loạn khuẩn đường ruột là nguyên nhân của bệnh viêm đại tràng mạn tính

 

Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích

    Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý mà đại tràng quá mẫn cảm, dễ bị kích thích dẫn tới tình trạng tăng hoặc giảm co bóp một cách bất thường, khiến người bệnh bị tiêu chảy, táo bón, đau bụng, phân lỏng nát…

    Khoa học hiện đại đã phát hiện ra rằng, nguyên nhân chính gây bệnh là do căng thẳng, lo lắng kéo dài. Hoạt động của đại tràng chịu tác động của hệ thần kinh trung ương, khi tâm lý bị căng thẳng, stress, hệ thần kinh trung ương sẽ truyền tín hiệu xuống thần kinh ruột, khiến chúng trở nên nhạy cảm hơn và co bóp bất thường.

 

Căng thẳng, stress là nguyên nhân hàng đầu của hội chứng ruột kích thích

Căng thẳng, stress là nguyên nhân hàng đầu của hội chứng ruột kích thích

 

    Với các nguyên nhân này, Loperamid sẽ không thể giải quyết được. Giải pháp hiệu quả tối ưu cho người bệnh đó chính là dùng BoniBaio của Mỹ.

 

BoniBaio - Nhẹ nhàng đẩy lùi viêm đại tràng mạn tính và hội chứng ruột kích thích

   BoniBaio + là sản phẩm ưu việt, vừa giúp khắc chế nguyên nhân, vừa làm giảm triệu chứng của bệnh viêm đại tràng mạn tính và hội chứng ruột kích thích. Tác dụng này được tạo nên bởi các thành phần toàn diện:

- Lợi khuẩn: Giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, làm lành vết loét, phân hủy độc tố từ thức ăn, bảo vệ niêm mạc đại tràng, từ đó khắc phục nguyên nhân của bệnh viêm đại tràng mạn tính.

- 5-HTP: Khi được đưa vào cơ thể, 5-HTP sẽ tạo thành serotonin, giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, điều chỉnh sự vận động của đại tràng, nhờ đó khắc phục được nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích, giảm nhanh các triệu chứng khó chịu hiệu quả.

- Bạch truật: Loại thảo dược này giúp điều hòa nhu động ruột hai chiều, ổn định đại tràng. Khi bị táo bón, bạch truật sẽ giúp làm tăng nhu động đại tràng. Khi bị tiêu chảy, bạch truật sẽ giúp làm chậm lại nhu động ruột, giảm nhanh cả táo bón và tiêu chảy cho người bệnh.

- Chất xơ hòa tan (Inulin): Vừa giúp tiêu hóa tốt hơn, vừa là thức ăn cho các lợi khuẩn trong đường ruột phát triển.

- Cây du trơn: Giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng, giảm đau hiệu quả.

- Bạc hà, lá bài hương: Giúp giảm các cơn đau quặn cho người bệnh hội chứng ruột kích thích.

- Lô hội, L- arginine: Giúp mát gan, trợ tiêu hóa.

- Men papain trong đu đủ: Giúp cơ thể tiêu hóa đạm dễ dàng hơn, từ đó giúp giảm và phòng ngừa triệu chứng khó tiêu cho người bệnh.

 

BoniBaio giúp bạn ăn ngon mỗi ngày, không lo tiêu chảy

BoniBaio giúp bạn ăn ngon mỗi ngày, không lo tiêu chảy

 

    Bạn chỉ cần dùng BoniBaio với liều 4-6 viên/ngày, sau 2-3 tuần các triệu chứng tiêu chảy, táo bón, đau bụng, phân lỏng nát, đầy hơi, khó tiêu… sẽ giảm rõ rệt. Sau 3 tháng, đại tràng sẽ ổn định, bạn cũng ăn uống thoải mái hơn.

   Hy vọng rằng bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ thông tin về thuốc Loperamid như cách dùng, liều dùng, những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn bạn!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Phương pháp hiệu quả cho bệnh đại tràng co thắt

Đại tràng co thắt là tình trạng đại tràng bị rối loạn cơ năng, ảnh hưởng đến ruột già. Khác với tình trạng viêm đại tràng thông thường, đại tràng co thắt sẽ không có bất kỳ một ổ viêm loét nào.

BoniBaio - Giải pháp kiểm soát hiệu quả bệnh viêm đại tràng mãn tính và hội chứng ruột kích thích

Bệnh viêm đại tràng mãn tính và hội chứng ruột kích thích là 2 căn bệnh phổ biến của đường tiêu hóa, đây đều là những căn bệnh mãn tính tức là người bệnh phải sống chung với bệnh trong một khoảng thời gian rất dài.

Cách đẩy lùi tình trạng đau quặn bụng từng cơn do đại tràng co thắt là gì?

Người bệnh cần làm gì để đẩy lùi những cơn đau bụng do đại tràng co thắt? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBaio+ 30V

BoniBaio

Loại: Giá: Số lượng:
BoniBaio+ 30V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi