Mất ngủ sau sinh là một tình trạng thường gặp ở các mẹ bỉm sữa. Tình trạng này khiến các mẹ luôn trong trạng thái mệt mỏi, thậm chí không giữ được bình tĩnh, thường xuyên nóng giận… Nhiều trường hợp mất ngủ tiến triển thành mãn tính, gây ra rất nhiều mệt mỏi cho bệnh nhân. Vậy có giải pháp nào để cải thiện tình trạng mất ngủ sau sinh cho các mẹ bỉm sữa không? Chúng ta cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.
Triệu chứng mất ngủ sau sinh
Theo kết quả nghiên cứu về sức khỏe sản phụ khoa năm 2016, có đến hơn 60% phụ nữ gặp phải tình trạng mất ngủ sau sinh, nhất là vào tuần thứ 7 sau khi sinh.
Chứng mất ngủ sau sinh xảy ra ở các mẹ bỉm sữa là tình trạng khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không ngon giấc dù người đã mệt lả vì chăm con. Điều này khiến các mẹ sau sinh có tâm trạng thất thường, dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, dễ buồn bã và đôi khi là lo lắng quá mức; điều này càng khiến bệnh mất ngủ trở nên nặng nề hơn.
Mất ngủ sau sinh
Nguyên nhân mất ngủ sau sinh
Các mẹ sau sinh bị chứng mất ngủ có thể vì những nguyên nhân sau:
-
Mất ngủ sau sinh do sự thay đổi nội tiết
Sau khi sinh con, hầu hết các mẹ đều bị suy giảm đột ngột nồng độ Estrogen và Progesterone trong thời gian khoảng 6 tuần đầu, sự thay đổi về hormone khiến hầu hết các mẹ đều thức lâu hơn 20% so với bình thường. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến các rối loạn giấc ngủ và chứng trầm cảm sau sinh.
-
Mất ngủ sau sinh do giờ giấc sinh hoạt của bé chưa ổn định.
Các rối loạn về giấc ngủ thường xảy ra trong vài tuần đầu sau sinh bởi các bé thường hay khóc đòi ăn đêm hoặc đi vệ sinh vào nửa đêm. Điều này ảnh hưởng đến đồng hồ sinh hoạt của người mẹ, khiến các mẹ rất khó khăn trong việc ngủ lại.
-
Mất ngủ sau sinh do đổ mồ hôi vào ban đêm
Sau sinh, một số hormone trong cơ thể thường được tiết ra để làm sạch lượng chất lỏng dư thừa mà cơ thể sản xuất trong thời gian mang thai. Điều này sẽ khiến mẹ sau sinh đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm, gây khó chịu và dẫn đến tình trạng mất ngủ sau sinh.
-
Mất ngủ sau sinh do rối loạn tâm trạng sau sinh
Đa phần các mẹ sau sinh thường hay lo lắng, căng thẳng khi chăm con, đặc biệt với những người lần đầu làm mẹ. Những lo lắng này thường liên quan đến vấn đề sợ bé khóc, bé đói, tè dầm, nóng/lạnh bất thường, bé bị ngạt v..v… Những lo lắng này khiến cho giấc ngủ chập chờn, thậm chí là không ngủ được.
Ngoài ra, các nhà khoa học cho biết, mẹ sau sinh rất dễ mắc phải chứng trầm cảm sau sinh, rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) và rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Tất cả những điều này đều có thể dẫn đến sự thay đổi về giấc ngủ và gây ra chứng mất ngủ sau sinh.
Mất ngủ sau sinh có nguy hiểm không?
Chứng mất ngủ sau sinh kéo dài làm cho người mẹ luôn trong trạng thái mệt mỏi, cáu gắt, dễ nóng giận. Đặc biệt, nếu người mẹ đang trong thời gian cho con bú, tâm trạng mệt mỏi này có thể ảnh hưởng đến hormone kích thích sữa mẹ tiết ra, từ đó dẫn đến ít sữa hoặc mất sữa. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng đưa ra bằng chứng cho thấy khi mẹ tức giận, cơ thể sẽ giải phóng một loại độc tố ảnh hưởng đến chất lượng sữa, từ đó tác động xấu đến sức đề kháng, chức năng tiêu hóa cũng như sự phát triển thể chất của trẻ.
Trong một số trường hợp, mất ngủ sau sinh còn là nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh. Ở dạng nhẹ, chứng trầm cảm sẽ tác động đến tâm lý, làm mẹ thường xuyên có suy nghĩ tiêu cực đối với cuộc sống, không còn hứng thú chăm sóc bản thân và con. Nặng hơn, mẹ bị trầm cảm sẽ không muốn giao tiếp, chăm sóc con. Thậm chí, nhiều mẹ còn xuất hiện cảm giác chán ghét chính con ruột của mình.
Mất ngủ sau sinh lâu ngày sẽ chuyển thành mãn tính, gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ, khiến cơ thể suy nhược và luôn trong tình trạng thiếu tập trung, làm tăng nguy cơ xuất hiện nhiều căn bệnh nguy hiểm, thậm chí đột quỵ gây nguy hiểm tới tính mạng.
Giải pháp cải thiện chứng mất ngủ sau sinh
Mẹ sau sinh có thể áp dụng các biện pháp sau để cải thiện tình trạng mất ngủ sau sinh của mình:
- Tranh thủ ngủ bất cứ khi nào có thể.
Các mẹ hãy cố gắng nghỉ ngơi bất cứ khi nào bé ngủ, đặc biệt là vào ban đêm để lấy sức chăm sóc bé vào ban ngày.
Nếu mẹ đã trở lại làm việc, nên tranh thủ giờ nghỉ trưa của công ty để nghỉ ngơi. Chỉ cần 15-20 phút chợp mắt cũng giúp các mẹ có thêm nhiều năng lượng.
- Tăng cường vận động và tham gia các hoạt động thư giãn.
Việc vận động và tập luyện các bài tập cường độ nhẹ và vừa phải như đi dạo, tập yoga hoặc thực hiện các hoạt động thư giãn như nghe nhạc, đọc sách, “tám chuyện” với bạn bè, có thể làm tâm trạng mẹ được giải tỏa, thư giãn và dễ ngủ hơn.
- Theo dõi chu kỳ giấc ngủ của bé.
Ban đầu, trẻ sơ sinh thường thức dậy nhiều lần vào ban đêm, nhưng khi lớn hơn, bé sẽ ngủ suốt đêm. Tìm hiểu chu kỳ ngủ của bé sẽ giúp việc lên kế hoạch của bạn trở nên dễ dàng hơn. Từ đó, bạn sẽ ngủ ngon hơn.
- Massage, bấm huyệt
Một trong những biện pháp cải thiện tình trạng mất ngủ sau sinh thường được áp dụng trong y học cổ truyền là xoa bóp bấm huyệt. Phương pháp này sử dụng lực ấn từ ngón tay và bàn tay nhằm kích thích mạch máu, giúp hoạt lạc, thông kinh, giải trừ khí ứ trệ và huyết tắc nghẽn…
Theo một nghiên cứu, phụ nữ sau sinh nếu được xoa bóp lưng 20 phút mỗi tối trong 5 ngày liên tiếp thì chất lượng giấc ngủ sẽ được cải thiện.
Tuy nhiên, liệu pháp này chỉ giải quyết được một phần chứng mất ngủ do việc bấm huyệt chỉ tác động bên ngoài cơ thể, không có tính đặc hiệu cao. Nếu tình trạng mất ngủ diễn ra trong thời gian dài hoặc do những nguyên nhân nghiêm trọng như trầm cảm, hoang tưởng… gây ra thì các mẹ cần tìm gặp bác sĩ để được tư vấn hướng khắc phục phù hợp.
- Bổ sung thêm khoáng chất
Magiê và sắt đóng vai trò nổi bật trong việc ngăn ngừa rối loạn thần kinh. Chúng giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon và chống trầm cảm.
- Sử dụng sản phẩm cải thiện giấc ngủ từ thảo dược thiên nhiên BoniSleep
Sau khi cai sữa cho bé, các mẹ có thể tìm đến sản phẩm cải thiện giấc ngủ BoniSleep của Mỹ và Canada. Đây là sản phẩm cải thiện giấc ngủ được nghiên cứu và bào chế với công thức toàn diện, kết hợp các vị thảo dược kinh điển cải thiện mất ngủ là cây nữ lang, hoa cúc, ashwagandha, rhodiola rosea, ngọc trai, lạc tiên, hoa bia cùng các vitamin và nguyên tố vi lượng, các chất dẫn truyền thần kinh như GABA, L-Theanine, 5- HTP.
Đặc biệt trong BoniSleep có thành phần Lactium – hoạt chất nuôi dưỡng não bộ, mang lại giấc ngủ sinh lý. Lactium là hoạt chất được tinh chế từ casein sữa đã được xác nhận trong các thử nghiệm lâm sàng tại Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc có tác động như một dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh, giúp thư giãn, tái tạo sức sống của não bộ, làm dịu những căng thẳng, lo âu và mang đến giấc ngủ sinh lý, tự nhiên, trọn vẹn.
Nhờ công thức toàn diện như vậy, BoniSleep đem lại hiệu quả giúp thư giãn tế bào thần kinh, tái tạo sức sống não bộ, giúp hỗ trợ điều trị rối loạn giấc ngủ, giúp giảm stress, giảm lo âu, căng thẳng thần kinh tạo giấc ngủ sâu và êm ái cho người bệnh, cải thiện tình trạng mất ngủ, chống trầm cảm.
Cách sử dụng BoniSleep rất đơn giản, chỉ cần dùng 2-4 viên buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút, BoniSleep sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ, ngủ sâu và ngon hơn. BoniSleep hiệu quả nhanh chóng chỉ sau 1-2 tuần sử dụng.
Công dụng của BoniSleep
BoniSleep trên hành trình mang giấc ngủ ngon trở lại với hàng triệu bệnh nhân.
BoniSleep được người bệnh đánh giá rất cao khi đã giúp họ ngủ ngon giấc cả đêm. Dưới đây là chia sẻ của bệnh nhân đã dùng sản phẩm:
=> Anh Tăng Phước Trường (40 tuổi, ở số 1/68/15/1 Nguyễn Trãi, phường Thới Bình, Ninh Kiều, tp Cần Thơ:
“Anh làm ở trên phà nên đêm ngày lênh đênh trên sóng nước, nhịp sinh hoạt ăn ngủ thất thường, lại hay phải thức đêm, đầu óc căng thẳng nên lâu dần bị mất ngủ, cả tuần chỉ ngủ được 1-2 đêm, mỗi đêm được 1-2 tiếng, còn đâu là thức trắng. May quá, anh đọc được bài báo của bác sĩ Hoàng Khánh Toàn trưởng khoa đông y Bệnh viện 108 giới thiệu BoniSleep. Sau 2 tuần anh ngủ được 5 tiếng/ đêm, giấc ngủ rất sâu và ngon nhé, sáng dậy anh thấy thoải mái, tỉnh táo dễ chịu vô cùng. Khoảng 2 tháng dùng BoniSleep anh đã có được giấc ngủ trọn vẹn cả đêm, ngủ ngon những 8 tiếng liền đấy.”
Anh Tăng Phước Trường, 40 tuổi
Cô Đầu Thị Việt, 60 tuổi ở thôn Hồng Lam, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, điện thoại: 0852.613.047.
“Cô bị mất ngủ nặng từ 10 năm trước, giấc ngủ cứ giảm dần, cuối cùng chỉ còn có 1 tiếng 1 đêm. Vừa mệt mỏi, vừa căng thẳng, hồi hộp, tim đập nhanh, trong lòng luôn cảm thấy bất an, cả ngày cả đêm lúc nào đầu cũng căng ra để suy nghĩ, thậm chí chỉ là những chuyện tào lao, vớ vẩn. May mà con gái cô tìm hiểu và mua cho cô BoniSleep, chỉ sau nửa tháng, giấc ngủ của cô tăng lên 4 tiếng 1 đêm, sau 3 tháng, cô bỏ hẳn được thuốc an thần tây y mà ngủ được hẳn 7 tiếng 1 đêm.”
Cô Đầu Thị Việt, 60 tuổi
Cô Lê Thị Vân Anh, 51 tuổi ở ngách 167/15 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội, điện thoại: 0973.356.411
“Cô bị mất ngủ từ năm 2000 do gặp một cú sốc lớn trong gia đình, cô thức trắng đêm không ngủ được chút nào, dùng Seduxen cô thấy rất mệt mỏi, không có sức sống, sợ tác dụng phụ nên cô không dám uống nữa. May mắn thay gặp được BoniSleep, cô đã ngủ ngon giấc cả đêm, người khỏe, hiện tại cô không cần dùng bất cứ thứ gì, kể cả BoniSleep mà vẫn duy trì được giấc ngủ ngon.”
Cô Lê Thị Vân Anh, 51 tuổi
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng với các mẹ bỉm sữa, bởi chỉ khi ngủ ngon, các mẹ mới đủ sức để chăm lo và nuôi dạy con cái tốt. Chính vì vậy mà khi gặp tình trạng mất ngủ sau sinh, các mẹ cần sớm áp dụng các biện pháp cải thiện giấc ngủ được “bật mí” trong bài để tìm lại giấc ngủ ngon.
XEM THÊM: