Suy tĩnh mạch là tình trạng máu tĩnh mạch không theo dòng chảy bình thường về tim mà bị trào ngược, giữ lại ở ngoại biên, gây ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch. Có nhiều biện pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch, trong đó có phương pháp tiêm xơ. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết về phương pháp này và những điều bạn chú ý, đừng bỏ lỡ nhé!
Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng phương pháp tiêm xơ như thế nào?
Tiêm xơ tĩnh mạch là gì?
Tiêm xơ tĩnh mạch là phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng cách tiêm dung dịch thuốc trực tiếp vào tĩnh mạch bị giãn.
Nguyên lý: Khi tiêm chất gây xơ (ở dạng dịch hay dạng bọt) vào lòng tĩnh mạch nông bệnh lý, chất này gây tổn thương nội mạc và thành phần lân cận của lớp trung mạc, một mặt gây co nhỏ lòng tĩnh mạch, mặt khác tạo thành huyết khối làm tắc lòng tĩnh mạch bị suy.
Chỉ định và chống chỉ định của phương pháp tiêm xơ điều trị suy giãn tĩnh mạch
Chỉ định
- Giãn mao tĩnh mạch mạng nhện có kích thước dưới 1mm dưới da.
- Giãn tĩnh mạch nông dạng lưới có kích thước từ 1-3mm và không có dòng trào ngược tại van tĩnh mạch trên siêu âm.
- Giãn các nhánh tĩnh mạch nông tồn tại sau phẫu thuật hoặc can thiệp điều trị suy tĩnh mạch hiển.
- Bệnh nhân có dị dạng tĩnh mạch kích thước nhỏ, kiểu u mạch.
- Bệnh nhân suy tĩnh mạch xuyên hoặc suy tĩnh mạch nông tái phát.
Chống chỉ định
Chống chỉ định tuyệt đối:
- Dị ứng với chất gây xơ.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới cấp tính.
- Bệnh lý rối loạn đông máu.
- Bệnh động mạch chi dưới với ABI < 0,8.
- Phụ nữ có thai.
- Tồn tại lỗ bầu dục đã biết, có triệu chứng.
Chống chỉ định tương đối:
- Tồn tại lỗ bầu dục đã biết không triệu chứng.
- Tiền sử bị cơn đau nửa đầu nặng.
- Hội chứng May-Thurner.
- Hội chứng Klippel-Trenaunay.
Phụ nữ có thai không được sử dụng phương pháp này
Ưu - nhược điểm của phương pháp tiêm xơ điều trị suy giãn tĩnh mạch
Ưu điểm
- Thời gian thực hiện nhanh.
- Không cần thời gian nghỉ dưỡng.
- Xử lý được những tĩnh mạch màng nhện quá to không thể loại bỏ bằng laser.
- An toàn cho mọi loại da.
Nhược điểm
- Phải mất 6 tháng để thấy được hiệu quả đầy đủ.
- Quá trình điều trị gây đau, đặc biệt là khi tiêm nước muối.
- Một số trường hợp cần phải thực hiện nhiều lần.
- Gây tăng sắc tố tại vị trí tiêm, đặc biệt ở những người có làn da sẫm màu. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể ở lại vĩnh viễn.
- Nếu thực hiện không chính xác, phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch này có thể xuất hiện nhiều tĩnh mạch hơn.
- Trong những trường hợp cực kỳ hiếm gặp, bệnh nhân có nguy cơ hình thành cục máu đông sau khi tiêm và có nguy cơ gây tử vong.
Quy trình điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng phương pháp tiêm xơ
Chuẩn bị
Trước khi tiêm xơ tĩnh mạch, bạn cần chú ý những điều sau:
- Trao đổi với bác sĩ về các bệnh nền đi kèm (nếu có) cũng như tất cả các loại thuốc (bao gồm cả thuốc không kê toa, thảo dược và thực phẩm bổ sung) bạn đang dùng.
- Bạn cũng không nên thoa thuốc và dược phẩm lên chân trước khi làm thủ thuật.
- Tạm ngưng các thuốc làm giảm khả năng đông máu như aspirin, plavix, thuốc kháng viêm hoặc thuốc chống đông máu.
Tiến hành
Quy trình tiến hành như sau:
- Bác sĩ sử dụng kim rất nhỏ để bơm dung dịch thuốc tạo bọt vào lòng mạch máu.
- Sau khi rút kim ra, bác sĩ sẽ ép lên vị trí tiêm cầm máu, ngăn thuốc chảy ra ngoài, xoa bóp để đưa thuốc đến các tĩnh mạch cần làm xơ hóa ở gần đó.
- Sau đó dán một miếng băng cá nhân để duy trì áp lực lên khu vực này trước khi chuyển sang tĩnh mạch tiếp theo.
- Số lượng thuốc và tĩnh mạch được tiêm trong một lần tùy thuộc vào kích thước và vị trí của tĩnh mạch, cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Bác sĩ sử dụng kim rất nhỏ để tiêm cho bệnh nhân
Sau thủ thuật
Sau thủ thuật, bạn có thể đứng dậy và đi bộ nhẹ nhàng để giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Bạn cần mang vớ áp lực tĩnh mạch ngay sau thủ thuật và mang vớ liên tục trong 2-3 ngày đầu đến 2 tuần sau đó nhằm giữ áp lực lên các tĩnh mạch được điều trị.
Tác dụng phụ của tiêm xơ điều trị suy giãn tĩnh mạch
Những tác dụng phụ của chích xơ tĩnh mạch có thể bao gồm:
- Các tĩnh mạch được tiêm sẽ trở nên gợn sóng hoặc cứng trong nhiều tháng trước khi hồi phục.
- Tại các vết tiêm có thể xuất hiện các khu vực nổi lên màu đỏ và sẽ biến mất trong vòng vài ngày.
- Những đường hoặc vết màu nâu có thể xuất hiện tại các vết tiêm, có thể do chất sắt thoát ra từ máu trong các tĩnh mạch được tiêm. Trong hầu hết các trường hợp, chúng biến mất trong vòng 3 đến 6 tháng, khoảng 5% các trường hợp có thể không biến mất.
- Bầm tím xung quanh vết tiêm, thường kéo dài vài ngày hoặc vài tuần.
- Các phản ứng dị ứng với chất gây xơ hóa như ngứa và sưng có thể xảy ra tại thời điểm tiêm.
Người bệnh vui lòng liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu có những dấu hiệu sau:
- Nhiễm trùng.
- Đột ngột bị sưng chân.
- Hình thành các vết loét nhỏ ở chỗ tiêm.
- Các vệt đỏ, đặc biệt ở vùng háng.
Lưu ý sau khi thực hiện thủ thuật
Trong vòng 2 ngày sau khi thực hiện thủ thuật, bạn nên:
- Tránh dùng aspirin, ibuprofen và các thuốc kháng viêm. Có thể sử dụng Paracetamol để giảm đau.
- Không tắm nước nóng hoặc ngồi trong bể bơi tạo sóng hoặc tắm hơi. Bạn có thể tắm vòi sen, nhưng nước tắm nên mát hơn bình thường.
- Rửa các vết tiêm bằng xà phòng nhẹ hoặc nước ấm.
- Không đắp gạc nóng hoặc bất cứ hình thức nhiệt nào lên các vết tiêm.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Không nên cạo lông chân hoặc thoa kem dưỡng da cho đến khi vết tiêm lành hoàn toàn.
Không nên cạo lông chân cho đến khi vết tiêm lành hoàn toàn
Trong vòng 2 tuần sau khi thực hiện thủ thuật, bạn nên lưu ý:
- Tránh tập thể dục cường độ cao vì áp lực lên hai chân có thể gây ứ máu tĩnh mạch làm giảm hiệu quả điều trị.
- Hạn chế để các vùng da điều trị tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu đi nắng, bạn hãy sử dụng kem chống nắng vì ánh nắng mặt trời sẽ kích thích da đang tái tạo hình thành các vết nám đen trên da, đặc biệt đối với những người có làn da sẫm màu.
Một điều bạn cần lưu ý rằng, sau thủ thuật, các tĩnh mạch khác vẫn có khả năng bị suy giãn. Do đó, người bệnh cần tái khám định kỳ, tuân thủ lối sống lành mạnh, giảm áp lực lên chân và sử dụng BoniVein + của Mỹ để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch tiến triển.
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phương pháp tiêm xơ điều trị suy giãn tĩnh mạch. Nếu còn câu hỏi gì băn khoăn thắc mắc, bạn vui lòng gọi lên số hotline 18001044 trong giờ hành chính để được giải đáp cụ thể. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Phương pháp bơm keo sinh học trong điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới
- Bị suy giãn tĩnh mạch - Bạn đã sử dụng vitamin C đúng cách chưa?