Cuộc sống hiện đại phát triển, tỷ lệ người mất ngủ càng ngày càng gia tăng. Mất ngủ kinh niên là một rối loạn giấc ngủ phổ biến. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm như: trầm cảm, đau đầu, tim mạch, suy giảm trí nhớ, mất trí, thậm chí là đột quỵ… Chúng ta cùng tìm hiểu về mối nguy hiểm của tình trạng mất ngủ kinh niên với sức khỏe trong bài viết dưới đây:
Mất ngủ kinh niên là bệnh như thế nào?
Mất ngủ kinh niên hay mất ngủ mãn tính là tình trạng khó đi vào giấc ngủ và khó duy trì giấc ngủ vào ban đêm, hoặc thức giấc sớm và không ngủ lại được trong thời gian tối thiểu là 1 tháng.
Mất ngủ kinh niên
Mất ngủ kinh niên có nguy hiểm không?
Ngủ đủ giấc có vai trò rất quan trọng đối với cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Khi mất ngủ mọi hoạt động của cơ thể đều bị rối loạn. Mất ngủ kinh niên càng nguy hiểm hơn vì dẫn đến các hậu quả sức khỏe vô cùng nghiêm trọng.
Một số tác động nguy hiểm của bệnh lý mất ngủ kinh niên tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh bao gồm:
Mất ngủ kinh niên có thể gây ra tình trạng suy giảm khả năng miễn dịch:
Thiếu ngủ kéo dài có thể phá vỡ hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm giảm hoạt động của các tế bào miễn dịch tự nhiên và làm tăng 36% nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Mất ngủ kinh niên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:
Giấc ngủ chập chờn, không sâu có thể làm thay đổi cách cơ thể xử lý glucose và sử dụng năng lượng, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Các nghiên cứu cho thấy những người thường ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 3 lần bình thường.
Mất ngủ kinh niên làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch:
Các nhà khoa học cho biết có mối liên quan giữa tình trạng mất ngủ kinh niên và tình trạng tăng nhịp tim, tăng huyết áp, tình trạng tăng nồng độ các chất liên quan đến quá trình viêm.
Những người thiếu ngủ trong thời gian dài hay mất ngủ kinh niên có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn 48% so với bình thường.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mất ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Mất ngủ kinh niên làm tăng nguy cơ béo phì:
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày làm tăng nguy cơ béo phì thêm 50%. Điều này được cho là bởi vì những người thiếu ngủ có sự giảm nồng độ leptin (chất làm bạn cảm thấy no) và tăng nồng độ ghrelin (hormone kích thích cơn đói). Do vậy bạn sẽ luôn cảm thấy thèm các đồ ăn mặn và ngọt.
Mất ngủ kinh niên làm tăng nguy cơ xuất hiện các rối loạn về tâm lý, tâm thần:
Thiếu ngủ một đêm sẽ khiến bạn ủ rũ và cáu kỉnh vào ngày hôm sau, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi mất ngủ mãn tính có thể dẫn đến các rối loạn tâm thần như trầm cảm hay lo âu. Thiếu ngủ cũng làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ thêm 33%.
Mất ngủ kinh niên có thể làm giảm khả năng sinh sản:
Thụ thai khó khăn được khẳng định là một trong những ảnh hưởng của thiếu ngủ, ở cả nam và nữ. Thiếu ngủ thường xuyên có thể gây khó khăn cho việc thụ thai do làm giảm sự tiết các hormon sinh sản.
Mất ngủ kinh niên gây thiếu tập trung trong công việc
Mất ngủ khiến bạn mệt mỏi, tinh thần không minh mẫn, làm việc khó tập trung, hiệu quả công việc giảm sút.
Mất ngủ kinh niên làm tăng nguy cơ gặp tai nạn giao thông:
Tại Mỹ hàng năm có 6000 tai nạn chết người do lái xe trong trạng thái buồn ngủ.
Có thể thấy mất ngủ kinh niên gây ra rất nhiều tác hại đến sức khỏe người bệnh. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Có biện pháp nào để cải thiện giấc ngủ không? Chúng ta cùng tìm hiểu trong các mục tiếp theo của bài viết.
Nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ kinh niên
Mất ngủ kinh niên gây ra những tác động lớn như vậy đến sức khỏe nhưng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thì rất đa dạng và thường ít người biết đến:
Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp
Mất ngủ kinh niên do tuổi tác
Mất ngủ thường gặp ở người già khi bước sang tuổi 60 trở đi. Những người lớn tuổi sẽ có sự thay đổi về chu kỳ thức – ngủ. Điều này có nghĩa là tuổi càng cao thì thời gian ngủ càng ít khiến họ thường trằn trọc mãi không ngủ được hoặc thức dậy rất sớm.
Mất ngủ kinh niên do thói quen sinh hoạt
Một số thói quen sinh hoạt thiếu khoa học có thể dẫn đến bệnh mất ngủ kinh niên. Ví dụ như: thường xuyên ăn khuya, ăn đồ dầu mỡ, hay thức khuya, xem điện thoại ban đêm, môi trường xung quanh ồn ào, khó ngủ; sử dụng nhiều chất kích thích như rượu bia, cà phê, trà xanh, thuốc lá…
Mất ngủ kinh niên do lo lắng và căng thẳng
Một số áp lực từ công việc, học hành, chuyện gia đình… có thể khiến cho bạn phải suy nghĩ nhiều. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ. Ngoài ra, nếu gặp phải cú sốc tâm lý gây chấn động tinh thần như sự ra đi của người thân, ly hôn… cũng khiến cho bạn căng thẳng và mất ngủ kéo dài.
Mất ngủ kinh niên do một số bệnh lý
Mất ngủ là một triệu chứng thường gặp của thiểu năng tuần hoàn não. Đây là tình trạng suy giảm lưu thông máu lên não, não không được cung cấp đủ oxy, dưỡng chất làm suy nhược hệ thần kinh trung ương, gây ra nhiều bệnh, trong đó có mất ngủ.
Một số bệnh như viêm xoang, dạ dày, tim mạch, xương khớp… cũng khiến cho cơ thể khó có một giấc ngủ đầy đủ và sâu giấc.
Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, uống cà phê… cũng có nguy cơ cao bị mất ngủ mãn tính.
Làm sao để cải thiện tình trạng mất ngủ kinh niên
Để cải thiện giấc ngủ, những người bệnh mất ngủ kinh niên thường lựa chọn phương pháp uống thuốc ngủ để tìm lại giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc ngủ trong một thời gian dài rất nguy hiểm, làm gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác. Trong giai đoạn đầu thuốc ngủ làm tăng tổng thời gian ngủ cho bệnh nhân, nhưng về lâu dài, những viên thuốc ngủ làm cho bạn luôn mệt mỏi, uể oải, và thậm chí làm nặng hơn bệnh mất ngủ của bạn.
Chính vì vậy mà sử dụng thuốc ngủ chỉ là sự lựa chọn cuối cùng đối với điều trị mất ngủ kinh niên.
Để cải thiện tình trạng mất ngủ kinh niên của mình, tránh những hậu quả đáng tiếc cho cơ thể, bạn nên lưu ý một số vấn đề để có thể ngủ đủ giấc:
- Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ.
- Hạn chế đồ uống chứa cồn hay chất kích thích.
- Tập thể dục thường xuyên, tuy nhiên vào buổi tối trước khi đi ngủ chỉ nên vận động nhẹ.
- Không ngủ trưa quá nhiều.
- Tắm nước ấm trước giờ đi ngủ.
- Không ăn no vào buổi tối.
- Tạo tinh thần thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng, lo âu.
- Mặc quần áo rộng rãi trước khi đi ngủ.
- Tạo không gian ngủ sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh.
- Sử dụng các sản phẩm thảo dược thiên nhiên để cải thiện tình trạng mất ngủ kinh niên như sản phẩm BoniHappy của Canada và Mỹ.
BoniHappy-Giải pháp cải thiện mất ngủ kinh niên đến từ Mỹ và Canada
Thành phần của BoniHappy là sự kết hợp hoàn hảo của các loại thảo dược, nguyên tố vi lượng, vitamin cùng các hoạt chất cao cấp, đem lại tác dụng toàn diện trên những người bệnh mất ngủ kinh niên. Cụ thể các thành phần của BoniHappy được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm các chất tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây mất ngủ mãn tính: L-Arginine, GHRP-2, Shilajit P.
- Nhóm thảo dược: Dây tơ hồng, rau diếp khô, cây trinh nữ, lạc tiên, châu mẫu bối, lá đậu phộng.
- Nhóm vi chất: Magie oxid, Kẽm oxid, Vitamin B6
- Nhóm các chất dẫn truyền thần kinh: GABA, Acid L-glutamic
Thành phần của BoniHappy
Đặc biệt trong BoniHappy có thành phần L-Arginine là một loại amino axit cần thiết để tạo protein trong cơ thể và GHRP-2 (Growth hormone-releasing peptide-2). Hai chất này đều có tác dụng kích thích tuyến yên tăng tiết hormon tăng trưởng HGH, giúp tái tạo và điều hòa giấc ngủ sinh lý cho người mất ngủ.
Hormon tăng trưởng HGH là một hormone rất quan trọng trong việc điều hòa và tái tạo giấc ngủ tự nhiên, cho giấc ngủ sâu và ngon. Hormon tăng trưởng được tiết ra nhiều nhất vào lúc ngủ sâu và tiết khi con người vận động. Tỉ lệ sản xuất hormone tăng trưởng HGH ở người sẽ giảm xuống 80% từ tuổi 21 đến 61, do vậy sẽ dẫn đến mất ngủ và các triệu chứng khác của tuổi già. Những người thường xuyên mất ngủ, cơ thể không ngủ sâu vào ban đêm khiến hormon tăng trưởng không được tiết ra đầy đủ. Thiếu hụt hormone tăng trưởng gây mất ngủ, mất ngủ lại làm cơ thể giảm tiết hormon tăng trưởng tạo thành vòng xoáy bệnh lý khiến bệnh mất ngủ mãn tính rất khó điều trị. Vì thế có thể nói, hormon tăng trưởng chính là gốc rễ của giấc ngủ sinh lý tự nhiên, muốn ngủ ngon thì cần phải tác động tới hormone tăng trưởng này.
Chính vì vậy mà những người bị bệnh mất ngủ mãn tính và mất ngủ do tuổi tác nên mua và sử dụng BoniHappy càng sớm càng tốt. Hiện tại, BoniHappy được phân phối trên toàn quốc bởi công ty Botania - 169, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
Đánh giá của khách hàng sử dụng sản phẩm BoniHappy
BoniHappy đã có mặt ở thị trường Việt Nam hơn 10 năm nay và được người bệnh đánh giá rất cao khi đã giúp họ tìm lại được giấc ngủ ngon. Dưới đây là một số phản hồi của khách hàng đã từng sử dụng BoniHappy, mọi người có thể tham khảo:
Bác Đinh Lệnh Hồng, 55 tuổi. Địa chỉ: thôn Quỳnh Phong, xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình; Số điện thoại: 0946.663.919
“Vì chuyện gia đình mà tôi bị mất ngủ triền miên cách đây 5 năm. Lúc đầu chỉ suy nghĩ mấy ngày thôi, cứ nghĩ không phải lo nghĩ nữa là ngủ lại được, ai ngờ lại tiến triển thành mất ngủ mãn tính. Uống seduxen thì người mệt mỏi không có sức lực gì cứ như người ốm nặng lâu năm, không thể chịu đựng được nên dùng được mười mấy ngày tôi bỏ, sau đó chuyển sang rotunda vẫn không ngủ được. Cả đêm cộng lại tôi chỉ ngủ được 1 tiếng. Nhưng sau khi chuyển sang dùng BoniHappy bệnh tiến triển tốt hơn nhiều. Khoảng 2 tuần đầu, giấc ngủ chưa cải thiện nhưng tôi thấy người khỏe hơn nhiều, ngủ được tí nào cũng sâu tí đấy chứ không lơ mơ nữa. Giấc ngủ tăng dần, 1 tuần tiếp ngủ được 2,3 tiếng, thêm 1 tuần nữa thì được 3,4 tiếng. Sau 4 lọ đó tôi ngủ được cả đêm tức là 6, 7 tiếng. Ngủ rất ngon, sâu, say sưa cả đêm không dậy tí nào. Thấy ổn ổn, tôi giảm từ 4 viên xuống còn có 2 viên thôi mà vẫn ngủ ngon, thời lượng không giảm chút nào.”
Bác Đinh Lệnh Hồng, 55 tuổi
Bác Mai Thị Bích, 60 tuổi, trú tại tổ 11 phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội.
“Tôi bị mất ngủ mấy năm nay rồi, cũng không biết tại sao, hình như do già rồi nên tự nhiên giấc ngủ cứ kém đi. Mỗi đêm tôi thường chỉ ngủ được 1-2 tiếng rồi mắt cứ mở chong chong, không tài nào ngủ thêm được nữa. Thậm chí có thời gian, tôi thức trắng đêm, nằm trằn trọc khiến tôi gầy sút nhiều, sức khỏe suy giảm, người cứ lúc nhớ lúc quên. Tôi cũng đi châm cứu, uống thuốc nhưng không thấy tiến triển gì. Sau đó đi viện thì được kê cho thuốc tây về uống cũng ngủ thêm được một ít nhưng sáng dậy người mệt mỏi lắm. Lúc nào đầu cũng căng thẳng khó chịu. Biết là nhiều tác dụng phụ nhưng cứ bỏ thuốc tây thì lại không ngủ được, khổ lắm. Thật may là tôi đã biết sớm sản phẩm BoniHappy của Mỹ và Canada. Tôi uống mỗi ngày 4 viên theo đúng hướng dẫn, thời gian đầu vẫn kết hợp với thuốc tây nhưng giấc ngủ đã sâu và ngon hơn, sáng dậy nhẹ nhõm chứ không mệt mỏi như trước. Sau khi dùng được 3 tháng thì tôi bỏ hẳn được thuốc tây, rồi uống tiếp BoniHappy thêm 2 tháng là tôi ngủ ngon lành mỗi đêm 6 tiếng, người khỏe khoắn hẳn ra.”
Bác Mai Thị Bích, 60 tuổi
Chú Đỗ Đình Hội, 56 tuổi ở thôn Lạng Khê, xã Tân Lãng, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, đt 0978.198.444:
“Chú bị mất ngủ 30 năm nay, có thời điểm bị hoang tưởng phải cấp cứu trong bệnh viện và phải dùng liên tục thuốc aminazin đến mức mặt mũi ngực mọc đầy mụn nhân. Mất ngủ khiến chú vô cùng khổ sở, sáng dậy người vật vờ, rệu rã; chú lo lắm. Nhưng kể từ ngày dùng BoniHappy, chú đã bỏ được hẳn aminazin mà vẫn ngủ được 6 tiếng mỗi đêm, về sau ngay cả BoniHappy chú cũng không cần uống mà vẫn duy trì được giấc ngủ thời thanh niên. Chú mừng lắm.”
Chú Đỗ Đình Hội, 56 tuổi
Mất ngủ kinh niên có thể gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm với sức khỏe người bệnh như làm suy nhược cơ thể, tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh tiểu đường, tim mạch, rối loạn tâm lý, đột quỵ… Để cải thiện tình trạng này, những người bệnh mắc mất ngủ kinh niên nên chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt và sử dụng thêm sản phẩm tái tạo giấc ngủ sinh lý từ thảo dược thiên nhiên BoniHappy của Mỹ và Canada.
XEM THÊM: