Cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật điều trị trĩ nội

Cập nhập: Thứ ba, 31/01/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Trĩ nội là căn bệnh gây ra nhiều khó chịu và bất tiện cho những ai không may mắc phải nó. Phẫu thuật hiện là một phương pháp được áp dụng nhiều để giải quyết nhanh chóng những vấn đề do bệnh lý này gây ra. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu về cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật điều trị trĩ nội nhé!

 

Cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật điều trị trĩ nội

Cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật điều trị trĩ nội

 

Bệnh trĩ nội có mấy giai đoạn?

   Trĩ là bệnh lý xảy ra tại vùng hậu môn trực tràng, do các đám rối tĩnh mạch nằm ngay dưới lớp niêm mạc tại đây bị phình to, căng giãn, máu dồn ứ lại dần dần tạo thành búi trĩ. Khi búi trĩ hình thành trên đường lược (phần nối trực tràng với hậu môn) thì được gọi là bệnh trĩ nội, còn phía dưới đường lược sẽ là trĩ ngoại.

    Trĩ nội phát triển qua 4 giai đoạn với mức độ nặng dần gồm:

Trĩ nội độ 1:

   Đây là giai đoạn búi trĩ mới hình thành, ít gây ảnh hưởng đến người bệnh. Búi trĩ còn nhỏ nên hầu như không gây đau, mà chỉ khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy. Khi đại tiện phân cứng, búi trĩ có thể bị trầy xước, dẫn đến việc phân có lẫn máu hoặc máu dính trên giấy vệ sinh.

Trĩ nội độ 2

   Ở giai đoạn này, người bệnh có thể cảm nhận được rõ ràng là búi trĩ nhỏ lồi ra ngoài ống hậu môn khi rặn trong lúc đi đại tiện, nhưng sau đó nó dễ dàng thu ngược vào bên trong. Tình trạng chảy máu khi đi đại tiện xảy ra thường xuyên hơn, máu nhiều và tươi hơn.

Trĩ nội độ 3

    Lúc này, bệnh trĩ bắt đầu nặng và gây ra những ảnh hưởng rõ ràng hơn. Búi trĩ bị đẩy ra ngoài khi rặn nhưng không thể tự co vào được, mà phải dùng tay ấn trở vào trong hậu môn. Máu tích tụ nhiều trong búi trĩ có thể phun mạnh thành tia khi đại tiện.

   Các mẩu phân li ti và dịch nhầy hậu môn bám vào búi trĩ gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Người bệnh có cảm giác đau cả khi đứng, ngồi quá lâu hay đi lại,...

Trĩ nội độ 4

   Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh trĩ nội. Búi trĩ sa hoàn toàn ra ngoài và không thể đẩy vào khiến người bệnh luôn cảm thấy đau đớn. Búi trĩ liên tục bị cọ xát, dễ dàng chảy máu, dẫn đến viêm nhiễm. Trĩ nội độ 4 rất có nguy cơ gây biến chứng nếu không được điều trị đúng cách.

 

Các cấp độ của bệnh trĩ nội

Các cấp độ của bệnh trĩ nội

 

Các phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh trĩ nội

   Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau giúp điều trị bệnh trĩ nội như dùng thuốc giảm đau, chống viêm để làm giảm triệu chứng, làm bền thành mạch, co búi trĩ. Hoặc, bác sĩ có thể sử dụng một số thủ thuật ngoại khoa như thắt dây chun, tiêm xơ, quang đông hồng ngoại hay đốt laser.

   Tuy nhiên, với trĩ nội cấp 3, 4, điều trị nội khoa không hiệu quả, có nguy cơ biến chứng, đi kèm với nứt kẽ hậu môn, thì người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật. Một số phương pháp phẫu thuật hay được sử dụng là:

Phẫu thuật mổ mở

   Phương pháp mổ mở thường được áp dụng cho bệnh trĩ cấp tính nặng, gây phù nề và hoại tử, ngăn cản sự đóng niêm mạc. Khi áp dụng phương pháp này, người bệnh cần được tiêm thuốc gây tê cục bộ để giúp cầm máu và chống sưng tấy. Họ có thể bị đau trong vài tuần sau phẫu thuật và mất nhiều thời gian để hồi phục.

Phẫu thuật Longo

   Thủ thuật này còn được gọi là phẫu thuật cắt niêm mạc theo chu vi. Phương pháp Longo dùng ghim bấm để thực hiện cùng lúc việc cắt và khâu nối để cố định các mô trĩ bên trong vào thành trực tràng. Phương pháp này ít gây đau, thời gian phẫu thuật ngắn hơn. Tuy nhiên, nó có thể gây ra các biến chứng như chảy máu từ dây ghim, không kiểm soát được chấn thương cơ thắt; nguy cơ xuất hiện lỗ rò âm đạo ở phụ nữ.

Phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ với siêu âm Doppler (THD)

   Phương pháp này sử dụng đầu dò Doppler để xác định sáu động mạch nuôi chính trong ống hậu môn. Sau đó, bác sĩ sẽ thắt các động mạch này bằng chỉ khâu có thể hấp thụ và ống soi chuyên dụng để cắt các động mạch thừa niêm mạc trĩ.

Phẫu thuật cắt trĩ Milligan Morgan

  Đây là thủ thuật mà bác sĩ sẽ tiến hành cắt riêng lẻ từng búi trĩ một chứ không cắt cả cụm như ở một số phương pháp khác. Khi cắt búi trĩ, bác sĩ vẫn để lại ở giữa các búi trĩ những mảnh da, mảnh niêm mạc (hay còn gọi là cầu da niêm mạc) sau đó khâu lại. Phương pháp này an toàn hơn, nhưng thời gian thực hiện lâu, gây đau đớn, thời gian hồi phục chậm và ít hiệu quả với búi trĩ sa nặng, búi trĩ vòng.

 

Phương pháp cắt trĩ Longo

Phương pháp cắt trĩ Longo

 

Cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật điều trị trĩ nội

   Có thể thấy, mặc dù các phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh trĩ nội đã hiện đại hơn nhiều so với trước đây, nhưng người bệnh vẫn có thể gặp phải những biến chứng hậu phẫu. Do đó, người bệnh rất cần được chăm sóc sau phẫu thuật.

    Cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật có thể kể đến như:

Chế độ ăn uống

   Người bệnh cần được ăn những đồ mềm, bổ sung các loại trái cây, rau củ chứa nhiều vitamin, chất xơ và uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày để đường ruột hoạt động dễ dàng, tránh táo bón.

    Đồng thời, người bệnh cần tránh ăn đồ dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, chưa được chế biến kỹ, không uống rượu, bia hay các chất kích thích khác.

Vệ sinh hậu môn hàng ngày

    Người bệnh nên tập thói quen đại tiện theo khung giờ cố định, không rặn khi táo bón. Ngâm rửa hậu môn bằng nước ấm pha cùng dung dịch sát khuẩn khoảng 10 - 15 phút, lau rửa nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh.

    Người bệnh cũng cần giữ vệ sinh sạch sẽ, có thể dùng khăn lau mềm thay vì giấy vệ sinh để tránh lưu lại vụn giấy gây nhiễm trùng. Khi nằm, người bệnh nên kê cao mông tránh sưng nề vùng hậu môn.

Chú ý thói quen sinh hoạt hàng ngày

    Người bệnh nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng, hạn chế ngồi xổm, không chạy, nhảy hay mang vác đồ vật nặng để tránh ảnh hưởng đến vết thương. Người bệnh cũng không nên đi xe máy trong vòng 1 - 2 tuần đầu sau phẫu thuật để tránh cọ xát va chạm khiến vết thương chảy máu.

Theo dõi các triệu chứng bất thường

   Sau khi phẫu thuật điều trị bệnh trĩ nội, người bệnh cần chăm sóc vết thương theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu thấy có hiện tượng đại tiện ra nhiều máu, không tự chủ, đau rát nhiều kể cả khi đã dùng thuốc, hậu môn sưng nề, chảy mủ, sốt,... thì cần đến các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

 

Người bệnh nên vận động nhẹ nhàng sau khi phẫu thuật điều trị trĩ nội

Người bệnh nên vận động nhẹ nhàng sau khi phẫu thuật điều trị trĩ nội

 

    Những biện pháp trên đây sẽ giúp bạn hồi phục tốt hơn sau khi phẫu thuật điều trị bệnh trĩ nội. Tuy nhiên, trĩ là bệnh mãn tính, rất dễ tái phát trở lại sau một thời gian phẫu thuật. Do đó, một điều quan trọng hơn cả là bạn cần phòng ngừa từ sớm, để giảm thiểu nguy cơ này.

   Hiện nay, BoniVein + của Mỹ chính là sản phẩm sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó một cách dễ dàng. Với 100% thành phần từ thảo dược tự nhiên, sản phẩm giúp tác động vào nguyên nhân gây bệnh trĩ, từ đó giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa chúng tái phát mà không gây bất cứ tác dụng phụ nào. Đây cũng là giải pháp hữu ích giúp ngăn ngừa triệu chứng bệnh trĩ tái phát sau phẫu thuật.

 

BoniVein + - Giải pháp tối ưu cho người bệnh trĩ

   BoniVein + có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên như:

- Diosmin và Hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh) giúp chống viêm, làm bền vững thành mạch, tăng trương lực tĩnh mạch, giúp co nhỏ búi trĩ, cải thiện hiệu quả triệu chứng của bệnh trĩ như ngứa rát hậu môn, đi ngoài ra máu, sa búi trĩ,...

- Rutin (chiết xuất hoa hòe), Aescin (từ hạt dẻ ngựa) giúp tăng cường khả năng chịu đựng của mạch máu, bảo vệ thành mạch, phòng ngừa mạch máu bị đứt vỡ.

- Lý chua đen, hạt nho và vỏ thông giúp ngăn ngừa tổn thương tĩnh mạch do các chất oxy hóa và các gốc tự do.

- Chiết xuất bạch quả và cây chổi đậu giúp tăng lưu thông máu, giảm ứ máu, giảm áp lực trong búi trĩ, giảm triệu chứng căng tức, sưng, đau và phòng ngừa biến chứng nghẹt búi trĩ, huyết khối búi trĩ,...

 

 Thành phần của BoniVein +

 Thành phần của BoniVein +

  

  Bên cạnh đó, sản phẩm BoniVein + còn được bào chế bằng công nghệ Microfluidizer hiện đại. Nhờ đó, các thành phần trong sản phẩm được đưa về kích thước siêu Nano (dưới 70 nm), giúp loại bỏ các tạp chất, tăng độ ổn định và khả năng hấp thu lên tối đa.

 

Chia sẻ của khách hàng về sản phẩm BoniVein +

   Để hiểu rõ hơn về tác dụng của  BoniVein +, chúng ta hãy cùng lắng nghe chia sẻ của chính người bệnh đang sử dụng sản phẩm này nhé:

   Chú Bùi Trung Toản, ở số 18, ấp Nam Hà, xã Xuân Bảo, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.

   Chú Toản chia sẻ: “Bị trĩ khổ lắm, nó vừa đau rát vừa ngứa ngáy khủng khiếp khiến chú không tập trung làm việc được. Lúc đi đại tiện thì máu chảy thành tia luôn, búi trĩ thò ra thụt vào đau đớn, khó chịu lắm. Chú đi khám mới biết mình bị trĩ nội độ 3 và được bác sĩ khuyên phẫu thuật. Chú tưởng phẫu thuật xong sẽ không còn khổ nữa, ai ngờ thời gian sau, triệu chứng bệnh lại tái phát.”

   “May thay, chú xem tivi VTV2 thấy bác sĩ giới thiệu sản phẩm BoniVein + của Mỹ. Chú dùng được 4 lọ thì hậu môn dễ chịu hẳn, triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, chảy máu giảm rõ. 2 tháng sau, chú đã hết khó chịu, búi trĩ cũng săn lại rồi, không còn sa ra ngoài nhiều như trước nữa. Đến nay, búi trĩ đã co lại tới 90%, gần như chẳng ảnh hưởng gì đến sinh hoạt của chú.”

 

Chú Bùi Trung Toản, 60 tuổi

Chú Bùi Trung Toản, 60 tuổi

 

    Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích về cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật điều trị trĩ nội. BoniVein + là sản phẩm hàng đầu giúp đẩy lùi những triệu chứng khó chịu, cũng như phòng ngừa chúng tái phát, giảm thiểu nguy cơ phải phẫu thuật. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhé!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Ngon giấc cả đêm sau 2 năm mất ngủ nhờ BoniSleep

Chú Trần Quang Tây, 67 tuổi địa chỉ số 4/4 Nguyễn Kim, P. Tân Thành, tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Công ty Botania tương trợ hoàn cảnh đáng thương của cặp vợ chồng trẻ bị bệnh tim

Một buổi chiều tháng 6, giữa cái nóng oi nồng của thủ đô Hà Nội, chúng tôi – những cán bộ trong phòng công tác xã hội của công ty Botania vẫn lên đường để đến với những mảnh đời cần sự trợ giúp.

Thuốc lá điện tử có hại không?

“Thuốc lá điện tử có hại không?” chính là câu hỏi đang có đến hàng triệu lượt tìm kiếm mỗi ngày. Để giải đáp vấn đề này, chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Bí quyết chiến thắng đau nhức, sưng phù, chuột rút khi bị suy giãn tĩnh mạch

Dưới cái nắng gắt như đổ lửa cô Phạm Thị Hằng vẫn thoăn thoắt đạp xe, chẳng chút mệt nhọc, không ai nghĩ cô đã từng mắc căn bệnh suy giãn tĩnh mạch
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

BoniVein

Loại: Giá: Số lượng:
BoniVein+ 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi