Các thói quen xấu tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ

Cập nhập: Thứ ba, 28/11/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Nhắc đến bệnh trĩ, chắc hẳn các bạn đều “rùng mình” vì triệu chứng khó chịu như đau rát hậu môn, đi ngoài ra máu, ngứa ngáy, sa búi trĩ… Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng yếu tố góp phần dẫn đến căn bệnh này chính là thói quen sinh hoạt hằng ngày. Vậy những thói quen đó là gì? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

 

Các thói quen xấu tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ là gì?

Các thói quen xấu tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ là gì?

 

Bản chất của bệnh trĩ là gì?

   Bệnh trĩ hay bệnh lòi dom xảy ra khi các tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng bị suy giãn, mất dần đàn hồi, tạo thành búi trĩ. Tĩnh mạch suy giãn sẽ dễ bị nứt vỡ, gây xung huyết, chảy máu, đau rát, chảy dịch hậu môn, ngứa ngáy rất khó chịu, ảnh hưởng lớn đến hoạt động thường ngày.

   Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, búi trĩ lớn dần lên, sa ra ngoài, các triệu chứng bệnh sẽ ngày càng rầm rộ hơn. Hơn nữa, người bệnh có nguy cơ cao phải đối mặt với vô vàn biến chứng nguy hiểm khác như thiếu máu mãn tính, nghẹt búi trĩ, hoại tử búi trĩ…

   Có thể thấy, bản chất của bệnh trĩ chính là các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng suy yếu, giãn nở. Và các thói quen xấu hằng ngày là một trong những tác nhân phổ biến gây ra tình trạng đó.

 

Các thói quen xấu tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ

   Một số thói quen xấu tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ bao gồm:

Ngồi một chỗ quá lâu

   Xã hội hiện đại ngày nay có rất nhiều người lười vận động, điển hình là dân văn phòng. Họ thường ngồi một chỗ cả ngày để làm việc, xem phim hoặc lướt web… 

   Việc ngồi nhiều một chỗ liên tục, ít vận động sẽ khiến toàn bộ áp lực cơ thể dồn xuống vùng hậu môn, trực tràng. Chúng cản trở lưu thông máu, khiến các tĩnh mạch bị căng, giãn quá mức. Theo thời gian, búi trĩ sẽ dần xuất hiện.

   Thêm nữa, thói quen lười vận động còn tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Cơ thể quả khổ sẽ gây áp lực xuống tĩnh mạch vùng thân dưới. Bạn không chỉ dễ bị trĩ mà còn phải đối mặt với nguy cơ suy giãn tĩnh mạch chi dưới

 

Ngồi một chỗ quá lâu dễ bị trĩ

Ngồi một chỗ quá lâu dễ bị trĩ

 

Nhịn đi vệ sinh

   Thói quen xấu này hay gặp ở dân lái xe đường dài. Khi nhịn đại tiện, phân sẽ lưu lại lâu trong lòng đại tràng. Theo đó, lượng nước trong phân dần bị hút đi, khiến chúng khô cứng, gây táo bón.

   Hậu quả là người bệnh phải dùng lực rặn để đưa chất thải ra ngoài. Chính lực ép đó tác động vào tĩnh mạch hậu môn trực tràng, khiến chúng suy giãn và hình thành búi trĩ.

Đi vệ sinh quá lâu

   Nhiều người có thói quen vào nhà vệ sinh ngồi lâu để đọc truyện, chơi game trên điện thoại... Điều này khiến các tĩnh mạch tại trực tràng phải chịu áp lực lớn từ trọng lực cơ thể, lâu dần dễ gây trĩ.

Lười ăn rau quả, trái cây

   Rau củ quả là nguồn cung cấp chất xơ chủ yếu của cơ thể. Thành phần này giúp làm mềm phân, chống táo bón, giúp bạn đi vệ sinh dễ dàng hơn.

   Thói quen ăn nhiều thịt cá, ít ăn rau củ quả sẽ khiến cơ thể thiếu chất xơ. Theo đó, tình trạng táo bón xuất hiện, nguy cơ mắc bệnh trĩ cũng tăng cao.

Ăn nhiều đồ cay nóng

   Tương tự như việc lười ăn rau củ quả, người ăn quá nhiều đồ cay nóng, rượu bia cũng dễ bị táo bón. Đồ uống có cồn còn kích thích hậu môn, làm các triệu chứng tồi tệ hơn.

 

Đồ ăn cay nóng dễ gây táo bón, dẫn đến trĩ

Đồ ăn cay nóng dễ gây táo bón, dẫn đến trĩ

 

Lười uống nước

   Nước là thành phần quan trọng để duy trì hoạt động các bộ phận trong cơ thể. Tình trạng thiếu nước sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của tiêu hóa. Đây cũng là nguyên nhân gây táo bón, dẫn đến bệnh trĩ.

Quan hệ bằng hậu môn

   1 số người có xu hướng quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Vốn dĩ bộ phận này không được tạo hóa “thiết kế” cho việc quan hệ. Vì vậy, hành động đó dễ gây xước, rách niêm mạc hậu môn. Đồng thời, áp lực từ việc quan hệ cũng chèn ép tĩnh mạch khu vực này. Về lâu dài, nguy cơ bệnh trĩ sẽ xuất hiện.

   Có thể thấy, thói quen xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ rất đa dạng. Muốn hạn chế nguy cơ mắc phải căn bệnh khó chịu này, bạn nên thay đổi những thói quen đó ngay từ bây giờ. Vậy nếu đã bị trĩ thì phải làm sao?

 

Người mắc bệnh trĩ phải làm sao để sống thoải mái trở lại?

   Bệnh trĩ có nhiều yếu tố nguy cơ gây ra. Vì vậy, để kiểm soát tốt bệnh này, bạn cần kết hợp các biện pháp sau:

Tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ

  • Tích cực rèn luyện thể dục thể thao, hạn chế ngồi nhiều, tránh mang vác nặng.
  • Thay đổi thói quen khi đi đại tiện: Đi đại tiện ngay khi có nhu cầu, tuyệt đối không nhịn đại tiện, tập thói quen đi đại tiện đúng giờ.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, bổ sung nhiều trái cây và rau xanh để hạn chế táo bón.
  • Hạn chế ăn những loại thực phẩm cay nóng, rượu bia, chất kích thích, đồng thời ăn uống đúng giờ, đủ bữa để ổn định hệ tiêu hóa.

 

Bạn nên tránh các yếu tố nguy cơ gây trĩ

Bạn nên tránh các yếu tố nguy cơ gây trĩ

 

Tăng cường sức bền và độ đàn hồi cho tĩnh mạch hậu môn trực tràng

   Bản chất của bệnh trĩ là do hệ thống tĩnh mạch hậu môn trực tràng suy yếu, giãn nở tạo thành. Bởi vậy, bên cạnh việc thay đổi thói quen xấu, điều quan trọng nhất là người bệnh cần sử dụng biện pháp giúp tăng cường sức bền và độ đàn hồi cho tĩnh mạch.

   Để làm được điều đó, bạn chỉ cần uống 4-6 viên BoniVein+ của Mỹ mỗi ngày. Sản phẩm sẽ giúp:

  • Tác động vào nguyên nhân gây bệnh, tăng cường sức bền và độ đàn hồi cho tĩnh mạch hậu môn trực tràng, tăng trương lực và sức bền của thành tĩnh mạch, chống oxy hóa bảo vệ thành mạch, giúp tĩnh mạch luôn bền chắc dẻo dai.
  • Giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ như ngứa hậu môn, đau rát, chảy máu khi đại tiện, sa búi trĩ…
  • Hoạt huyết, giảm ứ máu, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ như nghẹt búi trĩ…
  • Phòng ngừa các triệu chứng bệnh trĩ tái phát lại.

   Ngoài ra, BoniVein  + còn giúp cải thiện và phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch - một bệnh lý rất phổ biến ở xã hội hiện nay.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết thói quen xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Nếu chẳng may đã bị bệnh này, ngoài việc thay đổi các thói quen đó, bạn nên dùng thêm  BoniVein  + của Mỹ để tác động tận gốc nguyên nhân gây trĩ, lấy lại cuộc sống thoải mái ngày trước. Chúc các bạn khỏe mạnh!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Vượt qua nỗi ám ảnh vì bệnh trĩ

Cô Nguyễn Thị Hiền, 52 tuổi, ở Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội.

Tìm hiểu các biến chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Các biến chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là gì? Làm thế nào để phòng ngừa được? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu câu trả lời ở bài viết này nhé!

VTV2: Những sai lầm trong kiểm soát trị bệnh suy giãn tĩnh mạch

Cuộc sống ngày càng bận rộn, con người cũng ngày càng hối hả hơn, cộng với một chế độ dinh dưỡng không hợp lý với những thức ăn nhanh giàu chất béo sẽ khiến cho số lượng người mắc suy giãn tĩnh mạch ngày càng gia tăng

Bạc Liêu: Nhờ BoniVein tôi đã kiểm soát hiệu quả bệnh trĩ sau 3 tháng

Anh Nguyễn Hồng Kông, 50 tuổi, ở số 198 D/1 Võ Thị Sáu, khóm 4, phường 7, tp Bạc Liêu
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

BoniVein

Loại: Giá: Số lượng:
BoniVein+ 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi