Trĩ nội là một trong những dạng bệnh trĩ phổ biến và thường gặp nhất. Nếu như bạn chưa biết “bệnh trĩ nội là gì, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết như thế nào, cách trị ra sao” thì bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất dành cho bạn !
Bệnh trĩ nội
Khái niệm bệnh trĩ nội
Để hiểu về trĩ nội thì trước tiên chúng ta phải biết bệnh trĩ là gì ? Trĩ là bệnh lý vùng hậu môn trực tràng với bản chất là sự suy giãn hệ thống búi tĩnh mạch dẫn đến hình thành một hay nhiều búi trĩ gây đau nhức, ngứa ngáy, chảy máu…
Bệnh trĩ bao gồm 4 loại chính là: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng. Cách phân loại bệnh trĩ này dựa vào đặc điểm và vị trí hình thành của các búi trĩ. Trĩ nội cùng với trĩ ngoại là 2 loại bệnh trĩ phổ biến nhất (chiếm đến hơn 90% trên tổng số bệnh nhân).
Trĩ nội là tình trạng búi trĩ hình thành ở phía trên đường lược, cách xa hậu môn về phía trực tràng. Cũng chính vì nằm sâu bên trong nên ở giai đoạn đầu, khi búi trĩ mới hình thành và còn nhỏ, bệnh nhân sẽ khó phát hiện ra. Chỉ đến giai đoạn nặng hơn, khi búi trĩ sa ra ngoài thì họ mới nhận biết được.
Nguyên nhân bệnh Trĩ nội
Bệnh trĩ nội nói riêng và bệnh trĩ nói chung có thể khởi phát từ một hoặc nhiều nguyên nhân ở dưới đây:
+ Táo bón kéo dài hoặc tiêu chảy mạn tính: Cả hai trường hợp rối loạn đại tiện này đều khiến hệ thống mạch máu tại vùng hậu môn trực tràng bị tổn thương, phình giãn và dẫn đến hình thành búi trĩ.
+ Do bẩm sinh tĩnh mạch tại hạ bộ trực tràng, hậu môn bị phình gập, thu hẹp ống hậu môn khiến việc đẩy phân ra ngoài trở nên khó khăn hơn. Điều này sẽ dễ khiến niêm mạc, mạch máu ở đây bị tổn thương và gây bệnh trĩ.
+ Ngồi nhiều, ít vận động: ngồi liên tục hàng giờ đồng hồ mỗi ngày trong thời gian dài không chỉ là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ mà còn dẫn đến hàng loạt các vấn đề về sức khỏe khác.
Ngồi nhiều, ít vận động làm tăng nguy cơ bị trĩ
+ Chế độ ăn uống thiếu chất xơ, cung cấp không đủ nước cho cơ thể dẫn đến táo bón kéo dài, từ đây bệnh trĩ cũng bắt đầu hình thành.
+ Do mang thai: Bệnh trĩ thường xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai do các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng bị phình giãn khi phải chịu áp lực từ sự mở rộng tử cung và thai nhi.
+ Do tuổi tác: càng lớn tuổi thì cơ thể bị lão hóa, cụ thể là vùng niêm mạc hậu môn trực tràng bị suy yếu sẽ dễ dẫn đến bệnh trĩ. Đây cũng là lý do giải thích tại sao bệnh trĩ có tỷ lệ mắc cao hơn ở người trưởng thành từ 45 tuổi trở lên.
+ Một số nguyên nhân khác: nhịn đại tiện nhiều, ngồi vệ sinh quá lâu, vệ sinh hậu môn không sạch sẽ, căng thẳng kéo dài, quan hệ qua đường hậu môn…
Hiểu rõ được nguyên nhân gây bệnh trĩ nội này sẽ giúp chúng ra biết cách phòng tránh và giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh.
Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết trĩ nội
Dấu hiệu bệnh trĩ nội
Hầu như tất cả các trường hợp mắc bệnh trĩ (kể cả trĩ nội, trĩ ngoại) đều có các biểu hiện triệu chứng điển hình dưới đây:
+ Đau rát, ngứa ngáy ở hậu môn: dấu hiệu này có thể xuất hiện thường xuyên, âm ỉ kéo dài cả ngày hoặc chỉ xuất hiện nhiều vào một số thời điểm, nhất là trong và sau khi đi vệ sinh.
+ Thường xuyên có cảm giác mót rặn và tức nặng ở hậu môn.
+ Đi ngoài ra máu: mặc dù không phải trường hợp bệnh trĩ nào cũng đi ngoài ra máu, nhưng nếu có biểu hiện triệu chứng này, nhất là ra máu đỏ tươi thì khả năng bạn bị bệnh trĩ sẽ là rất lớn.
+ Sa búi trĩ: bệnh càng nặng thì búi trĩ sẽ càng sa ra ngoài nhiều và càng dễ nhận thấy. Thông thường búi trĩ hay sa ra ngoài trong lúc đại tiện do áp lực đẩy từ phía trong ra. Có trường hợp búi trĩ sa ra ngoài có thể tự co lên được nhưng cũng có trường hợp phải dùng tay đẩy lên và thậm chí là không thể đẩy vào bên trong hậu môn được.
4 Cấp độ của bệnh trĩ nội
Các cấp độ bệnh trĩ nội
Tùy vào sự phát triển của búi trĩ cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh mà trĩ nội được chia ra thành 4 cấp độ khác nhau:
+ Trĩ nội độ 1: là cấp độ nhẹ nhất khi búi mới hình thành, biểu hiện chủ yếu là đau ngứa hậu môn, đại tiện khó và ít có trường hợp đi ngoài ra máu. Ở cấp độ này thì búi trĩ còn nhỏ, chưa sa ra ngoài nên khi nội soi thường chỉ thấy niêm mạc trực tràng có các nốt to nhỏ khác nhau, mềm và có màu đỏ.
+ Trĩ nội độ 2: Là cấp độ mà búi trĩ phát triển lớn hơn, khi đi cầu, búi trĩ lộ ra ngoài hậu môn, thường có màu đỏ tím. Sau khi đại tiện thì búi trĩ có thể tự co lên được nhưng lúc này dễ ra máu, tiết dịch và gây đau đớn với tần suất và cường độ cao hơn.
+ Trĩ nội độ 3: là cấp độ nghiêm trọng, đau đớn gia tăng, búi trĩ rất dễ sa khỏi hậu môn và không thể tự co lên được, phải dùng tay ấn mới trở về vị trí ban đầu trong hậu môn.
+ Trĩ nội độ 4: Đây là giai đoạn nặng và nguy hiểm nhất. Bệnh nhân sẽ chịu đau đớn kịch liệt, máu chảy nhiều màu đỏ sậm. Búi trĩ sa ra khỏi hậu môn và không thể thu vào dù có sử dụng tay.
Thông thường bệnh nhân bị trĩ nội sẽ phát hiện ra được bệnh ở cấp độ 2 hoặc 3.
Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không ?
Trong các loại bệnh trĩ, có thể nhận định rằng trĩ nội là trường hợp nguy hiểm nhất do khó phát hiện ở giai đoạn sớm và bệnh dễ phát triển lên giai đoạn nặng.
Theo các chuyên gia, trĩ nội giai đoạn đầu chưa gây ra những nguy hại trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, về lâu về dài, bệnh có thể diễn biến phức tạp và gây ra những biến chứng khó lường.
Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không ?
Trĩ nội độ 1, độ 2 ít nguy hiểm nhưng khó phát hiện
Đây là cấp độ nhẹ nhất của bệnh trĩ nội. Cũng chính vì nhẹ, nhất là trĩ nội độ 1, triệu chứng không rõ ràng nên người bệnh thường chủ quan không đi khám để chữa trị kịp thời.
Nếu chủ quan và không có biện pháp can thiệp kịp thời, trĩ nội từ cấp độ nhẹ hoàn toàn có thể nhanh chóng tiến triển sang các giai đoạn nặng hơn. Khi đó trĩ nội không những gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn có nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng của bệnh trĩ
Trĩ nội độ 3, độ 4 rất nguy hiểm nếu không được chữa trị đúng cách
Trong 2 giai đoạn cuối này, búi trĩ nội đã phát triển rất to và sa hẳn ra ngoài khiến cho người bệnh thường bị rối loạn chức năng hậu môn gây rất khó kiểm soát việc đại tiện. Đồng thời bệnh nhân còn phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm như:
+ Thiếu máu: Sự suy giãn của các mạch máu tại hậu môn trực tràng lúc này là rất nặng, dẫn đến dễ bị chảy máu và xuất huyết ra bên ngoài gây thiếu máu, suy nhược cơ thể.
+ Viêm nhiễm, hoại tử: mức độ tổn thương niêm mạc hậu môn trực tràng lớn kết hợp với tình trạng búi trĩ thường xuyên nằm ngoài nên nguy cơ bị nhiễm khuẩn nhiễm trùng là rất cao. Thậm chí nếu không cẩn thận, người bệnh trĩ có thể bị nhiễm trùng máu và hoại tử nữa.
+ Sa nghẹt búi trĩ: Búi trĩ sưng to nên mắc ở cửa hậu môn, chèn ép các cơ vùng hậu môn gây cản trở lưu thông máu, dễ hình thành huyết khối làm tắc tĩnh mạch.
Chế độ ăn uống tốt cho người bệnh trĩ nội
Người bệnh trĩ nội nên ăn gì ?
Người bệnh trĩ nội nên ăn gì ?
Người bệnh trĩ nội nên ăn nhiều chất xơ, thực phẩm nhuận tràng, thực phẩm chứa nhiều sắt, magie và uống đầy đủ nước mỗi ngày:
+ Ăn nhiều chất xơ, rau củ quả sẽ giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên người bệnh nên phân bố lượng chất xơ đều ra nhiều bữa trong ngày, không nên dung nạp 1 lúc quá nhiều sẽ dễ dẫn tới tình trạng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
+ Bổ sung các thực phẩm giúp nhuận tràng như: rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền, chuối, đu đủ, khoai lang… giúp cho quá trình tiêu hóa ở đại tràng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, rất tốt cho người bệnh trĩ.
+ Các thực phẩm chứa nhiều sắt như: gan, cua, cá ngừ, mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây, rau cải bó xôi, bông cải xanh, rau cần… giúp tăng cường sản sinh hồng cầu, sản xuất máu để bù đắp lại lượng máu bị mất đi.
+ Các thực phẩm giàu magie như: cá bơn, hạt điều, đậu nành, rau chân vịt, bột yến mạch, bơ lạc, quả bơ… vì Magie là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể và có tác dụng nhuận tràng, hạn chế tình trạng táo bón.
+ Uống nhiều nước: Bên cạnh bổ sung các thức ăn cần thiết thì người bệnh trĩ cũng cần phải uống nước đầy đủ mỗi ngày. Nếu cung cấp đủ từ 1,5 đến 2,5 lít nước hằng ngày sẽ giúp các chất cặn bã ở đường ruột mềm hơn, không bị khô rắn nên dễ dàng thải ra ngoài, không gây đau đớn. Việc bổ sung nước có thể bằng nước trái cây, nước rau quả, súp rau hay canh nấu…
Người bệnh trĩ nên kiêng gì ?
Người bệnh trĩ nên kiêng gì ?
Các loại thực phẩm mà người bệnh trĩ nội nên kiêng ăn và hạn chế tối đa là:
+ Những gia vị cay, nóng như: ớt, mù tạt, tiêu, hành, gừng,… vì các gia vị này gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột và khiến việc đại tiện trở nên khó khăn hơn.
+ Các đồ ăn chứa nhiều muối như: đồ đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn, dưa muối, cà muối… nên ăn nhạt, giảm lượng muối hấp thu vào cơ thể. Vì muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu căng ra, tĩnh mạch càng trở nên suy giãn, bệnh tình sẽ nặng nề hơn.
+ Nước ngọt có ga cũng nên hạn chế vì làm tăng áp lực trong khung ruột, ảnh hưởng đến tĩnh mạch trĩ.
+ Bánh ngọt và chocolate không nên ăn vì 2 loại thực phẩm này không chỉ gây táo bón mà còn tăng phản ứng ngứa hậu môn gây khó chịu cho người bệnh.
+ Đồ ăn có chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, đồ ăn chiên rán… Vì những đồ ăn này thường gây khó tiêu, táo bón và làm cho cơ thể dễ bị nóng trong. Điều này làm cho bệnh trĩ trở nên nặng và khó chữa trị hơn.
Thảo dược - dưỡng chất tự nhiên giúp khống chế bệnh trĩ
Hạt dẻ ngựa
Hạt dẻ ngựa là một trong những thảo dược có tác dụng hiệu quả rất tốt với người bệnh trĩ. Trong hạt dẻ ngựa có chứa hoạt chất hoạt chất Aescin, đây là một hoạt chất có vai trò giúp giảm sưng và viêm, bảo vệ mao mạch khỏi bị đứt, vỡ, làm bền thành tĩnh mạch khi chúng bị căng phồng hay giãn nở quá mức.
Hạt dẻ ngựa giúp trị bệnh trĩ
Theo Trung tâm y tế New York (Hoa Kỳ), mỗi người bệnh trĩ nên sử dụng 300mg chiết xuất hạt dẻ ngựa (chứa khoảng 50mg Aescin), hai lần một ngày.
Hiệu quả của Hạt dẻ ngựa còn được chứng minh qua 1 nghiên cứu trên khoảng 100 người bệnh trĩ tại Đức. Cụ thể, mỗi bệnh nhân đã uống 40mg Aescin chiết xuất từ hạt dẻ ngựa, 3 lần mỗi ngày, trong vòng hai tuần. Kết quả đánh giá lâm sàng cho thấy tình trạng đau, sưng, chảy máu và kích thước búi trĩ đã giảm đáng kể.
Hesperidin và diosmin
Đây là 2 flavonoid thực vật được chiết xuất từ vỏ trái cây họ cam, quýt. Hai dưỡng chất tự nhiên này được các chuyên gia đánh giá rất cao về hiệu quả với người bệnh trĩ.
Hesperidin và diosmin giúp trị bệnh trĩ
Cả hesperidin và diosmin đều có tác dụng giúp chống viêm, làm co búi trĩ bằng cách:
+ Kéo dài tác dụng co mạch của norepinephrine trên thành mạch, tăng bền vững thành tĩnh mạch, tăng cường trương lực thành tĩnh mạch, giúp làm giảm hiện tượng ứ máu bên trong búi trĩ.
+ Làm giảm các yếu tố gây viêm như prostaglandin E2, F2, thromboxan B2 cũng như các gốc tự do vì thế giúp làm giảm tình trạng sưng viêm.
Tác dụng của hesperidin và diosmin với người bệnh trĩ đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học. Gần đây nhất là thử nghiệm lâm sàng được tiến hàng bởi 2 nhà khoa học Anh Ernst và Pittler của trường Y khoa Peninsula, trường Đại học Exeter và Plymout trên 120 bệnh nhân bị bệnh trĩ năm 2009:
+ Mỗi bệnh nhân được dùng phối hợp 900mg Diosmin và 100mg Hesperidin, ngày 2-3 lần trong vòng từ 4-10 tuần.
+ Kết quả: Tất cả các triệu chứng đã giảm rõ sau 2 tuần và trong những tuần tiếp theo, búi trĩ đã co dần lên. Ngoài ra tỉ lệ % bệnh nhân co hoàn toàn búi trĩ tăng lên đáng kể sau khi hết đợt thử nghiệm.
Rutin (vitamin P)
Rutin là một dưỡng chất tự nhiên có nhiều trong thảo dược hoa hòe. Ngoài ra nó còn có thể được tìm thấy ở cây táo, lúa mạch 3 góc và bạch đàn… Rutin có tác dụng tăng cường sức bền của thành mạch, giúp phòng ngừa nguy cơ giãn nở, căng phồng hay vỡ mạch máu.
Rutin được chiết xuất chủ yếu từ hoa hòe
Với người bệnh trĩ, rutin trong nụ hòe không những giúp tăng cường sức khỏe của tĩnh mạch, giúp hệ thống mạch máu bền chắc, dẻo dai mà còn giúp cầm máu và làm co búi trĩ nữa.
BoniVein – Giải pháp toàn diện cho người bệnh trĩ từ Mỹ và Canada
Dẫn đầu xu hướng sử dụng thảo dược thiên nhiên cho người bệnh trĩ hiện nay là sản phẩm BoniVein của Tập đoàn Viva Nutraceuticals từ Mỹ và Canada.
BoniVein – Giải pháp toàn diện cho người bệnh trĩ từ Mỹ và Canada
Công thức thành phần toàn diện bao gồm 9 thành phần có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên đã tạo nên hiệu quả vượt trội của BoniVein. Các thành phần này đem lại tác dụng toàn diện trên tất cả các khía cạnh khác nhau của bệnh trĩ:
+ Nhóm thảo dược tác động trực tiếp đến tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng bao gồm: Hạt dẻ ngựa, Diosmin, Hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh), Rutin (chiết xuất từ hoa hòe). Những thảo dược này sẽ tác động trực tiếp tới nguyên nhân gây ra bệnh trĩ tức là giúp làm bền thành mạch, tăng cường trương lực thành tĩnh mạch giúp tĩnh mạch luôn bền chắc, dẻo dai. Đồng thời còn giúp làm giảm những triệu chứng của bệnh như đau rát, ngứa, chảy máu, sưng búi trĩ…
+ Nhóm thảo dược giúp chống oxy mạnh bao gồm: Lý chua đen, Hạt nho, Vỏ thông. Đây là những thảo dược có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh, gấp 20 lần vitamin E và 50 lần Vitamin C giúp làm bền thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ thành mạch.
+ Nhóm hoạt huyết giúp tăng lưu thông máu: Bạch quả, Butcher's broom. Những thảo dược này có tác dụng giúp hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu từ đó ngăn ngừa hình thành huyết khối búi trĩ và các biến chứng khác của bệnh trĩ.
Cơ chế tác dụng của BoniVein
BoniVein – Hiệu quả đã được kiểm chứng trên hàng vạn người bệnh
Sau nhiều năm có mặt tại Việt Nam, BoniVein đã trở thành cứu cánh cho hàng vạn người bệnh trĩ và là một trong những sản phẩm thảo dược được tin dùng hàng đầu hiện nay.
Dưới đây là một số trường hợp người bệnh tiêu biểu nhất, mọi người có thể tham khảo:
Chú Mai Văn Sáu (63 tuổi, ở số 416 tổ 9, khu 2, đường Bùi Quốc Khánh, p. Chánh Nghĩa, tp Thủ dầu 1, Bình Dương), đt: 0938.822.839
“Tôi bị trĩ từ năm 92, lúc đó chưa có búi trĩ mà chỉ có những triệu chứng sưng đỏ hậu môn, táo bón và đi vệ sinh bị chảy máu. Đến 2,3 năm trở lại đây, bệnh trĩ lại tái phát nặng hơn trước không những đi cầu ra máu, sưng mà búi trĩ cũng to, mọc thành “vành” ở hậu môn, đi xong tôi phải rửa ráy sạch sẽ rồi dùng tay đẩy nó mới lên được. Tôi dùng BoniVein với liều 4 viên 1 ngày, sau hơn 1 tháng triệu chứng đi cầu chảy máu và dịch đã hết, sau 2 tháng búi trĩ đã tự co lên được không phải dùng tay đẩy lên nữa. Sau 4 tháng búi trĩ co được tới 90% rồi ”.
Cô Trần Thị Thập (ở số 54 Lý Thái Tổ, kp Thượng, Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh), Điện thoại : 0993.636.333
“Cô bị trĩ từ năm 2012, mỗi lần đi vệ sinh đều rất đau và rát, khi thì chùi giấy vệ sinh mới thấy máu, khi thì máu lại phun thành tia, búi trĩ độ 3 sa ra ngoài rất vướng víu, đau đớn và nhiều lúc còn chảy dịch khó chịu. Thế mà dùng BoniVein, cô đi vệ sinh rất dễ dàng vì búi trĩ đã co nhỏ, sinh hoạt và vận động thoải mái, cô rất hài lòng”.
Anh Nguyễn Thanh Tuấn (ở tổ 2, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ), Sdt: 0978.532.455
“Cách đây 2 năm, tôi bị đi ngoài ra máu, lúc đầu chùi giấy thấy màu đo đỏ, dần dà máu phun thành tia phủ kín lên phân, xuất hiện búi trĩ bằng hạt đậu thập thò hậu môn, cứ ngồi xổm lại tự động sa ra rất bất tiện, hôm nào tôi uống rượu bia búi trĩ còn sưng lên, rất đau. Tôi dùng BoniVein với liều 4 viên 1 ngày chia 2 lần, sau 2 tuần triệu chứng đau rát đã đỡ, đi vệ sinh dễ hơn. Sau 4 lọ tôi đã thấy hết hẳn những triệu chứng trên, hết cả chảy máu, đồng thời búi trĩ không còn sa ra thường trực như trước. Dùng Bonivein được gần 3 tháng búi trĩ đã co hoàn toàn. Hiện tại tôi chỉ còn dùng BoniVein với liều 2 viên để phòng tái phát thôi”.
BoniVein - Sản phẩm được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi công ty Botania
Địa chỉ: 169 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
Tổng đài tư vấn miễn phí: 18001044.
Hy vọng qua bài viết “Bệnh trĩ nội: khái niệm, dấu hiệu, nguyên nhân và cách trị” này, độc giả sẽ có thêm được nhiều kiến thức hữu ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn phí cước 18001044 để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.