Từ xưa đến nay, bệnh trĩ thường được mang ra để trêu ghẹo nhau, coi đây là bệnh đáng bị cười cợt. Chính vì vậy mà nhiều người dù đã có dấu hiệu bệnh trĩ nhưng không dám chia sẻ với ai, không đi khám và không điều trị. Vì thế, bệnh càng ngày càng nặng, dẫn đến những biến chứng rất nặng nề. Việc nhận biết sớm bệnh trĩ, điều trị sớm bệnh trĩ đóng vai trò rất quan trọng trong cải thiện bệnh. Vậy “dấu hiệu bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân, cách điều trị như thế nào và đâu là giải pháp tối nhất?”. Mời bạn đọc tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé!
Dấu hiệu bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là gì?
Trĩ trong dân gian hay gọi là bệnh lòi dom với biểu hiện đau, rát, khó chịu và chảy máu hậu môn, có búi trĩ (có thể sa ra ngoài hậu môn hoặc không). Dù đã được biết đến từ nhiều đời nay nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu biết tường tận về cơ chế bệnh sinh, các thương tổn do bệnh gây ra.
Đây là một bệnh lý mạn tính, hiện nay chưa có phương pháp nào có thể trị khỏi hoàn toàn dù là phẫu thuật, thủ thuật hay dùng thuốc. Người ta thường nói trĩ cấp là chỉ cơn trĩ cấp của bệnh trĩ, xuất hiện với những biểu hiện dữ dội hơn khi gặp các yếu tố nguy cơ. Chứ không phải có hai loại trĩ khác nhau là trĩ cấp và trĩ mạn.
Dựa vào vị trí so với đường lược mà người ta phân ra làm bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Nếu búi trĩ nằm trên đường lược thì được gọi là trĩ nội, nằm dưới đường lược thì được gọi là trĩ ngoại.
Hình ảnh bệnh trĩ
Những dấu hiệu bệnh trĩ cần biết
- Đau, rát vùng hậu môn: Cảm giác đau đớn và rát khi đi vệ sinh, khi ngồi hoặc vận động mạnh. Mức độ đau khác nhau giữa các phân độ bệnh trĩ.
- Chảy máu: máu có thể ít, chỉ thấm vào giấy sau khi đi vệ sinh nhưng có khi chảy thành giọt hoặc bắn thành tia như cắt tiết gà. Đây là biểu hiện thường gặp nhất của bệnh trĩ.
- Ngứa hậu môn: Hậu môn bị ngứa như có giun bò, ngứa nặng hơn khi gãi hoặc cố gắng dùng giấy chùi mạnh.
- Sa búi trĩ: Trĩ ngoại lúc nào cũng có búi trĩ ở ngoài. Còn trĩ nội, tùy vào từng phân độ:
- Trĩ nội độ I: Niêm mạc phồng lên ở trong lòng trực tràng, khi rặn không lòi ra ngoài, phát hiện khi nội soi, thăm khám trực tràng.
- Trĩ nội độ II: Khi rặn búi trĩ sa ra ở hậu môn và tự co lên được.
- Trĩ nội độ III: Khi rặn nhẹ là sa ra ngoài, không tự co lên được phải đẩy lên.
- Trĩ độ IV: Búi trĩ to luôn sa ra ngoài không đẩy lên được giống như bệnh trĩ ngoại
Bệnh nhân bị đau rát đặc biệt khi đi vệ sinh và ngồi
Những bệnh dễ nhầm lẫn với bệnh trĩ
Có rất nhiều bệnh đường tại hậu môn trực tràng có biểu hiện tương tự với bệnh trĩ, từ đó dẫn đến hiểu lầm để rồi điều trị sai hướng, bệnh không được cải thiện mà còn trở nặng và khó điều trị hơn. Những bệnh dễ bị nhầm lẫn là:
- Ung thư trực tràng: Có triệu chứng viêm nhiễm và chảy máu tươi khi đi vệ sinh, một số biểu hiện khác như tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài.
- Nứt kẽ hậu môn: Cũng gây chảy máu tươi, đau đớn, khó chịu và ngứa hậu môn giống với bệnh trĩ.
- Sa trực tràng: Sa trực tràng có phần trực tràng sa xuống, thoát ra ngoài hậu môn dễ khiến lầm tưởng là búi trĩ. Khi bị sa trực tràng bệnh nhân cũng có thể bị chảy máu khi đi đại tiện giống bệnh trĩ.
- Polyp trực tràng: Bệnh cũng có các triệu chứng như chảy máu khi đi vệ sinh và các rối loạn đại tiện.
Ung thư trực tràng có nhiều biểu hiện giống với bệnh trĩ
Chế độ ăn uống, tập luyện cho người bệnh trĩ
Bệnh trĩ bị ảnh hưởng nhiều bởi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Các biện pháp điều trị bệnh trĩ có hiệu quả hay không phụ thuộc một phần vào việc bạn ăn uống như thế nào, sinh hoạt tập luyện ra sao. Vậy nên bạn cần chú ý:
Trong ăn uống:
- Không ăn đồ ăn cay nóng (ớt, hạt tiêu…), hạn chế đồ kích thích (rượu, bia, thuốc lá).
- Ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước để hạn chế táo bón. Khi có tiêu chảy nên hạn chế chất xơ.
- Bổ sung thêm nhiều loại rau quả chứa flavonoid để tăng độ đàn hồi và độ bền cho thành tĩnh mạch, từ đó ngăn tình trạng đứt vỡ tĩnh mạch, làm co nhỏ búi trĩ. Một số loại rau quả giàu flavonoid là quả việt quất, nụ hòe, trà xanh, actiso, rau diếp cá, râu mèo. Trong đó, hoa hòe chứa hàm lượng cao rutin - 1 flavonoid rất tốt cho người bệnh trĩ.
Người bệnh trĩ không nên ăn đồ ăn cay nóng
Trong sinh hoạt, tập luyện
- Không ngồi quá lâu, nên tăng cường vận động thể dục thể thao. Tuy nhiên cần tránh các môn thể thao gây áp lực lên vùng hậu môn trực tràng như: đạp xe đạp, tập tạ, bóng rổ… Nên tập các môn thể thao nhẹ nhàng, giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, stress như: đi bộ, tập yoga..
- Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ, không nhịn đại tiện. Khi đi vệ sinh, nếu táo bón nặng thì không được rặn gắng sức mà cần dùng các biện pháp can thiệp khác.
- Có tư thế ngồi đúng khi đi vệ sinh sao cho phần bụng và đùi tạo thành một góc 35 độ.
- Giảm cân nếu béo phì, giữ chỉ số khối cơ thể BMI luôn dưới 25.
- Tập nhíu cơ hậu môn khoảng 60 lần mỗi ngày.
Người bệnh cần có tư thế ngồi vệ sinh đúng
Các cách chữa bệnh trĩ hiệu quả
Để điều trị bệnh trĩ, tùy thuộc vào độ sa của búi trĩ, mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt cũng như điều kiện kinh tế mà người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật, dùng thủ thuật hay điều trị bằng thuốc.
Phương pháp phẫu thuật
Các phương pháp được dùng trong cắt búi trĩ là:
- Phẫu thuật cắt toàn bộ vòng trĩ
- Phẫu thuật cắt đơn lẻ từng búi trĩ
- Khâu cột động mạch trĩ
- Phương pháp Longo
- Phương pháp HCPT
Các phương pháp này có ưu điểm là loại bỏ nhanh búi trĩ, từ đó giảm nhanh các triệu chứng. Tuy nhiên, chúng có rất nhiều nhược điểm như khiến bệnh nhân đau đớn trong và sau khi phẫu thuật, cần thời gian phục hồi, trong thời gian đó việc đi vệ sinh gặp nhiều khó khăn, chi phí điều trị cao và dễ gặp biến chứng như: són phân, nhiễm trùng, rò hậu môn,... và dễ tái phát.
Phẫu thuật búi trĩ cần chi phí cao, dễ gặp biến chứng và dễ tái phát
Dùng thủ thuật điều trị bệnh trĩ
Có nhiều thủ thuật khác nhau được dùng cho bệnh trĩ đó là:
- Thủ thuật nong giãn hậu môn
- Tiêm thuốc gây xơ hoá búi trĩ
- Thắt búi trĩ bằng vòng cao su
- Áp lạnh ( Cryotherapy )
Các thủ thuật trên thường có kết quả không cao, chỉ giải quyết phần ngọn mà không loại bỏ được tận gốc nguyên nhân bệnh trĩ.
Dùng thuốc
Thuốc trong điều trị bệnh trĩ có thể dùng theo đường toàn thân (thuốc đường uống) hoặc tại chỗ (thuốc bôi, đặt tại hậu môn trực tràng). Để có hiệu quả, thường phải kết hợp nhiều loại thuốc với nhau. Các thuốc tây dùng cho bệnh trĩ là:
- Thuốc tác dụng toàn thân dùng đường uống: Thường kết hợp giữa thuốc điều hòa nhu động ruột, thuốc làm tăng cường độ bền và độ đàn hồi của thành tĩnh mạch, thuốc chống viêm, giảm đau và các thuốc chống oxy hóa.
- Thuốc có tác dụng tại chỗ có tác dụng che phủ, bảo vệ niêm mạch ở búi trĩ đồng thời bôi trơn vùng hậu môn trực tràng để phân dễ đi qua, tránh gây tổn thương những búi trĩ đang nhạy cảm.
Khi phải kết hợp nhiều thuốc với nhau thì nguy cơ gặp tác dụng phụ tăng lên nhiều lần. Với các thuốc bôi trực tiếp tại hậu môn trực tràng cũng gây nhiều tác dụng không mong muốn, trong đó gặp nhiều nhất là tình trạng bị kích ứng niêm mạc.
Điều trị trĩ cần dùng nhiều thuốc tây khiến người bệnh gặp nhiều tác dụng phụ
Lời khuyên vàng của bác sĩ đầu ngành dành cho người bệnh trĩ
Nếu không có phương pháp điều trị phù hợp, bệnh trĩ sẽ tiến triển nhanh theo chiều hướng xấu, khó điều trị hơn, khiến người bệnh đối mặt với nhiều biến chứng. Khi được hỏi về phương pháp cải thiện bệnh trĩ tốt nhất, Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn- trưởng khoa Đông y, bệnh viện Quân đội trung ương 108 cho biết: “Lựa chọn phương pháp điều trị bệnh trĩ dựa vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó quan trọng nhất là việc tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng có còn độ đàn hồi hay không.”
“Với trĩ nội độ 1, 2 và 3, các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng vẫn còn độ đàn hồi, ta hoàn toàn có thể dùng các loại thuốc đường uống có tác dụng tăng độ bền và độ đàn hồi của thành tĩnh mạch để co nhỏ búi trĩ cũng như giảm triệu chứng. Tuy nhiên, khi bệnh nhân dùng nhiều loại thuốc tây trong thời gian dài sẽ gặp rất nhiều tác dụng phụ.”
“Hiện nay, thảo dược trong cải thiện bệnh trĩ được dùng rất phổ biến bởi tính an toàn và hiệu quả, không những làm giảm triệu chứng của bệnh trĩ mà còn giúp co nhỏ búi trĩ mà không cần can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật.”
“Những thảo dược có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ đã được thế giới nghiên cứu và chứng minh tác dụng có thể kể đến hạt dẻ ngựa, cây chổi đậu, vỏ cam chanh…”.
Giải pháp an toàn, nhẹ nhàng cho bệnh trĩ từ thảo dược tự nhiên
Thảo dược từ lâu đã dùng cho bệnh trĩ với hiệu quả tốt. Nhờ sự phát triển của khoa học hiện đại, người ta đã tìm ra những hoạt chất tạo nên tác dụng đó và chứng minh trên minh bằng các thử nghiệm lâm sàng. Trong đó, tiêu biểu là:
Hạt dẻ ngựa
Hoạt chất Aescin trong hạt dẻ ngựa giúp làm giảm sưng và viêm, bảo vệ mao mạch khỏi bị đứt, vỡ, làm bền thành tĩnh mạch khi chúng bị lỏng hay căng phồng do tĩnh mạch bị giãn hoặc dồn khối.
Một nghiên cứu ở Đức đã được tiến hành trên các bệnh nhân trĩ, họ được sử dụng Aescin chiết xuất từ hạt dẻ ngựa. Sau 2 tuần, kết quả cho thấy tình trạng đau, sưng, chảy máu và kích thước búi trĩ đã giảm đáng kể.
Hạt dẻ ngựa có hiệu quả rất tốt với bệnh trĩ
Butcher’s broom (cây chổi đậu)
Cây chổi đậu đã được Đại học Washington – Mỹ chỉ ra cơ chế tác dụng trên bệnh trĩ đó là kích hoạt các receptor kích thích giải phóng noradrenaline. Từ đó giúp làm tăng trương lực mạch máu và co mạch giúp tuần hoàn máu dễ dàng, làm giảm tụ máu.
Cây chổi đậu đã được FDA của Đức chứng nhận là một phương thức hữu ích trong hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
Vỏ cam chanh
Hesperidin và diosmin được chiết xuất từ vỏ cam chanh, là chất không thể thiếu khi muốn cải thiện bệnh trĩ. Sự phối hợp của Hesperidin và diosmin là sự kết hợp kinh điển có tác dụng rất tốt , giúp chống viêm, làm co búi trĩ bằng cách:
- Tăng cường trương lực thành tĩnh mạch, làm giảm hiện tượng ứ máu bên trong búi trĩ.
- Làm giảm các yếu tố gây viêm, làm giảm tình trạng sưng viêm trong bệnh trĩ.
- Bảo vệ vi tuần hoàn, tăng cường sức bền của mao mạch, ngăn tình trạng giòn nứt đứt vỡ của mao mạch, từ đó giảm tình trạng chảy máu trong bệnh trĩ.
BoniVein - Cái kết xứng đáng cho quá trình miệt mài tìm kiếm phương pháp tối ưu cho bệnh trĩ.
BoniVein được nhập khẩu nguyên lọ từ Canada và Mỹ, là sản phẩm của tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals- tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới có hai nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP đặt tại Canada và Mỹ.
Hiểu được nỗi khổ của người bệnh trĩ, các nhà khoa học của tập đoàn Viva Nutraceuticals đã dày công nghiên cứu, thử nghiệm và cho ra đời sản phẩm BoniVein. Sản phẩm có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng đau, rát, ngứa, chảy máu và co nhỏ búi trĩ nhờ thành phần hoàn toàn từ các thảo dược tự nhiên, gồm:
Chiết xuất vỏ cam chanh:
Diosmin..............................150mg
Hesperidin...........................50mg
Chiết xuất hoa hòe:.........................................50mg
Chiết xuất Hạt dẻ ngựa………………….........50mg
Chiết xuất Lý chua đen....................................3mg
Chiết xuất hạt nho..........................................25mg
Chiết xuất Vỏ thông........................................25mg
Chiết xuất lá Bạch quả...................................30mg
Chiết xuất cây chổi đậu..................................30mg
Hiệu quả vượt trội của BoniVein được tạo nên bởi các thảo dược quý
Các thành phần trên được tối ưu hóa tác dụng nhờ công nghệ bào chế microfluidizer. Đây là công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay, giúp các thành phần thảo dược của BoniVein tồn tại dưới kích thước nano - từ đó giúp cơ thể hấp thu tối đa, đạt được hiệu quả cao nhất.
Hàng ngàn bệnh không còn buồn phiền vì bệnh trĩ nhờ BoniVein
Đã có rất nhiều bệnh nhân thu được trái ngọt sau khi tin tưởng và sử dụng BoniVein.
Như trường hợp của chị Phạm Thị Loan, hiện đang công tác tại Công ty Unico, thị trấn Tân Dân, Yên Dũng, Bắc Giang.
Trước khi biết đến BoniVein, chị Loan đã từng rất khổ sở vì bệnh trĩ
Chị Loan chia sẻ: “Tôi bị trĩ nội độ 2, các triệu chứng nặng lên rõ rệt sau khi sinh. Ngày đó tôi đi vệ sinh thường xuyên ra máu tươi kèm theo táo bón, rất đau và ngứa, thi thoảng có búi trĩ sa ra ngoài. Tôi dùng BoniVein thì thấy hết đau rát và chảy máu, đi cầu dễ hơn chỉ sau lọ thứ hai. Tôi tin tưởng tiếp tục dùng đến nay, vì thế nên tôi không còn bị đau, rát, chảy máu lần nào nữa.”
Anh Nguyễn Hồng Kông - (50 tuổi, ở số 198 D/1 Võ Thị Sáu, khóm 4, phường 7, tp Bạc Liêu, Điện thoại: 0919.646.226)
Anh Kông đã không còn bị những cơn đau trĩ hành hạ nhờ BoniVein
“Anh bị trĩ 27 năm, hậu môn đau rát nhiều, anh đi cầu ra máu tươi. Anh từng cắt búi trĩ nhưng chỉ 1 năm sau bệnh lại tái phát và nặng hơn trước rất nhiều: hậu môn sưng to, đau rát, chảy máu, chảy cả dịch nữa nên anh lúc nào cũng thấy hôi hám, khó chịu vô cùng, búi trĩ dài đến 2cm, đi xong dùng tay nhét vào mà búi trĩ vẫn ra ngoài, phải một lúc lâu sau mới tự co lên được. Thật may mắn khi anh biết đến và sử dụng BoniVein của Canada và Mỹ. Chỉ sau 4 lọ, triệu chứng đau rát, chảy máu, chảy dịch đã giảm rõ rệt. Sau 3 tháng thì anh thấy búi trĩ đã co tới 90%. Đến nay anh vẫn dùng đều BoniVein với liều 2 viên/ngày, nhờ vậy mà anh không bị đau, rát khó chịu lần nào nữa.”
Bệnh trĩ gây ra vô vàn đau đớn và khổ sở cho người bệnh. Để bệnh được cải thiện tốt nhất, người bệnh cần có phương pháp phù hợp, an toàn và hiệu quả. BoniVein là lựa chọn tối ưu cho bạn. Hy vọng bài viết giúp bạn nắm rõ những dấu hiệu bệnh trĩ và các thông tin quan trọng về căn bệnh này. Chúc bạn sớm đẩy lùi những rắc rối, khó chịu do trĩ gây ra.
XEM THÊM: