Sa trực tràng và trĩ đều là hai bệnh lý ở vùng kín, có triệu chứng tương đối giống nhau như có khối sa ra ngoài hậu môn, chảy máu khi đi đại tiện… Vì vậy, nhiều người thường nhầm lẫn giữa các bệnh đó, dẫn đến việc điều trị sai cách, các triệu chứng không thuyên giảm, thậm chí còn khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn. Vậy cách phân biệt sa trực tràng và trĩ là gì? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác ở bài viết ngay dưới đây!
Cách phân biệt sa trực tràng và trĩ là gì?
Sa trực tràng và trĩ là bệnh như thế nào?
Sa trực tràng là bệnh mà một phần hay toàn bộ thành trực tràng (phần cuối của ruột già trước khi đổ vào hậu môn) chui ra ngoài qua lỗ hậu môn. Bệnh được phân thành 4 cấp độ như sau:
+ Độ 1: Trực tràng chỉ sa xuống khi gắng sức mạnh, khi rặn đại tiện sau đó tự co lại nhanh chóng.
+ Độ 2: Trực tràng luôn sa ra ngoài khi đi đại tiện và khó co lên lại, phải lấy tay đẩy lên; niêm mạc thường bị phù nề.
+ Độ 3: Trực tràng đã sa ngay khi gắng sức nhẹ (ho, cười, hắt hơi, đi bộ, ngồi xổm,...) và không tự co vào được. Người bệnh xuất hiện thêm tình trạng chảy máu, trung tiện mất tự chủ.
+ Độ 4: Đại tràng sa thường xuyên liên tục ngay cả khi người bệnh ở tư thế đứng. Niêm mạc tuyến bị loét hoại tử, thành sẹo, cơ thắt mất trương lực, trung đại tiện mất tự chủ, không giữ được nước tiểu. Người bệnh dễ bị nhiễm trùng hậu môn.
Bệnh sa trực tràng
Còn bệnh trĩ xảy ra do các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng giãn nở quá mức hình thành búi trĩ. Dựa vào vị trí của búi trĩ so với đường lược (đường có hình răng lược chia 2/3 trên và 1/3 dưới của ống hậu môn) mà người ta phân loại như sau:
- Bệnh trĩ nội: Búi trĩ xuất hiện ở trên đường lược. Búi trĩ ở bệnh trĩ nội có cấp độ tiến triển khá giống như sa trực tràng nên dễ gây nhầm lẫn nhất.
- Bệnh trĩ ngoại: Khi búi trĩ ở dưới đường lược, luôn thấy ở rìa hậu môn.
- Bệnh trĩ hỗn hợp: Búi trĩ ở cả trên và dưới đường lược.
Khi mắc bệnh trĩ, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng khó chịu như đau rát hậu môn, chảy máu khi đi cầu, chảy dịch, sa búi trĩ (với trĩ nội)...
Hình ảnh bệnh trĩ
Bởi hai bệnh lý này đều có khối sa ra ngoài hậu môn, đồng thời gây chảy máu khi đi đại tiện nên nhiều người hay bị nhầm chúng với nhau. Hậu quả là họ sử dụng nhiều cách nhưng bệnh đều không cải thiện, thậm chí còn tiến triển nặng hơn. Vậy phải làm sao để phân biệt sa trực tràng và trĩ?
Cách phân biệt sa trực tràng và trĩ
Để phân biệt sa trực tràng và trĩ, có 2 cách như sau:
Phân biệt sa trực tràng và trĩ bằng đặc điểm khối sa
- Ở bệnh trĩ: Bề mặt khối sa chính là lớp niêm mạc của hậu môn. Búi trĩ thường ngắn, tạo thành từ một hay nhiều búi không đều nhau.
Búi trĩ mọc thường không đều nhau
- Với bệnh sa trực tràng: Khối sa là một phần hay toàn bộ trực tràng. Chúng dài, tròn đều theo hình tròn đồng tâm.
Toàn cảnh khối sa trực tràng toàn bộ (A) và sa trực tràng một phần (B)
Phân biệt sa trực tràng và trĩ bằng triệu chứng chảy máu khi đi đại tiện
- Ở bệnh trĩ: Ngay từ giai đoạn đầu đã có hiện tượng đi ngoài ra máu, lượng máu chảy ra tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Khi mới bị trĩ, máu chảy ra thường ít, bám bên ngoài phân, đôi khi bạn chỉ nhận thấy có máu khi thấm giấy vệ sinh. Búi trĩ nhỏ nên không gây đau đớn nhiều. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, búi trĩ sưng to, đau rát, lượng máu chảy ra cũng nhiều hơn, có thể nhỏ thành từng giọt hoặc phun thành tia.
- Còn bệnh sa trực tràng: Có hiện tượng chảy máu khi đi đại tiện nhưng lượng máu chảy ra ít và thường bị lẫn vào trong phân.
Phân biệt sa trực tràng và trĩ có thể dựa vào triệu chứng chảy máu khi đi cầu
Như vậy, nếu để ý kỹ, bạn vẫn có thể phân biệt sa trực tràng và trĩ. Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác, ngay khi có triệu chứng bất thường ở hậu môn, bạn nên đi thăm khám ở các cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Nếu để lâu dài, các triệu chứng của hai bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống mà bạn còn phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như với trĩ sẽ gây thiếu máu, nghẹt búi trĩ, nhiễm trùng hậu môn…
Sau khi đã phân biệt sa trực tràng và trĩ, người bệnh cần khắc phục ra sao?
Đối với bệnh sa trực tràng
Khi bệnh còn ở giai đoạn nhẹ, phương pháp điều trị nội khoa như dùng thuốc nhuận tràng, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt (bổ sung nhiều nước, chất xơ, tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày…) sẽ mang lại hiệu quả.
Tuy nhiên, khi bệnh đã tiến triển nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật sa trực tràng bao gồm: Phẫu thuật qua đường bụng, phẫu thuật theo đường tầng sinh môn, phẫu thuật Longo... Tùy mức độ bệnh cũng như thể trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.
Nếu sa trực tràng nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật
Đối với bệnh trĩ
Nếu búi trĩ quá to, mất hoàn toàn độ đàn hồi, người bệnh cũng sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt trĩ. Tuy nhiên, bệnh này rất dễ tái phát lại, kể cả khi bạn đã phẫu thuật xong, thời gian sau búi trĩ vẫn có nguy cơ cao xuất hiện lại. Chưa kể phẫu thuật cắt trĩ thường gây nhiều đau đớn và bất tiện trong quá trình hồi phục. Do đó với căn bệnh này, tốt nhất là bạn nên áp dụng biện pháp tác động đến nguyên nhân hình thành trĩ ngay từ đầu, vừa tránh nguy cơ phải phẫu thuật vừa phòng ngừa triệu chứng bệnh tái phát.
Biện pháp tác động đến nguyên nhân bệnh trĩ là gì?
Như chúng ta tìm hiểu ở phần trên, bệnh trĩ xảy ra do tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng giãn nở quá mức. Vì vậy, để đẩy lùi bền vững bệnh này, điều quan trọng nhất là người bệnh cần sử dụng biện pháp giúp tăng cường sức bền và độ đàn hồi cho tĩnh mạch. Và biện pháp đó sẽ được BS CKII Hoàng Đình Lân, Nguyên Trưởng Khoa Ngoại, Bệnh viện YHCT TW chia sẻ ở video dưới đây:
Chia sẻ của BS CKII Hoàng Đình Lân về giải pháp cho người bệnh trĩ
Theo bác sĩ Hoàng Đình Lân: “Xu hướng hiện nay của y học hiện đại là sử dụng sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên đã được chứng minh tác dụng tốt cho người bệnh trĩ, vừa lành tính, an toàn, lại cực kỳ hiệu quả. Trong đó, tôi đánh giá cao sản phẩm BoniVein + của Mỹ bởi công thức toàn diện, kết hợp hoàn hảo các thảo dược quý như hạt dẻ ngựa, lý chua đen, bạch quả… giúp tăng sức bền và độ đàn hồi tĩnh mạch, bảo vệ thành mạch, cải thiện hiệu quả bệnh trĩ. Thực tế, những bệnh nhân tôi khuyên sử dụng BoniVein + đều thu được hiệu quả tốt!”
BoniVein + - Giải pháp hàng đầu giúp đánh bay nỗi lo bệnh trĩ
BoniVein + là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, tác động trực tiếp vào căn nguyên của bệnh trĩ, giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Những tác dụng vượt trội của BoniVein + đến từ sự kết hợp hoàn hảo của nhiều loại thảo dược quý, bao gồm:
- Hạt dẻ ngựa: Thành phần chính của hạt dẻ ngựa là Aescin - hoạt chất có khả năng giúp giảm tính thấm mao mạch, cải thiện độ đàn hồi tĩnh mạch, đồng thời giúp chống viêm, giảm sưng đau.
- Hoa hòe: Rutin là một flavonoid chiết xuất từ hoa hòe có tác dụng giúp làm bền và tăng cường sức chịu đựng của thành mạch, cải thiện các triệu chứng bệnh, phòng ngừa nguy cơ sa búi trĩ.
- Vỏ cam chanh: Diosmin và Hesperidin là những flavonoid được chiết xuất từ vỏ quả họ cam chanh có tác dụng giúp cải thiện trạng thái căng giãn của tĩnh mạch, giảm ứ trệ máu ở tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn.
Như vậy, những thành phần trên giúp làm tăng sức bền thành mạch, cải thiện độ đàn hồi tĩnh mạch, giúp tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh trĩ, giảm các triệu chứng khó chịu, co nhỏ búi trĩ, đồng thời giúp ngăn ngừa các triệu chứng bệnh trĩ tái phát.
Công dụng của sản phẩm BoniVein +
Bên cạnh đó, BoniVein + còn chứa các loại thảo dược có tác dụng chống oxy hóa, giúp làm bền và bảo vệ thành mạch khỏi sự tấn công của các gốc tự do có hại như: Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông; và các loại thảo dược có tác dụng giúp tăng cường lưu thông máu như: Bạch quả, cây chổi đậu. Nhờ đó, BoniVein + giúp phòng ngừa các biến chứng của bệnh trĩ như nghẹt búi trĩ, huyết khối búi trĩ,...
Uống BoniVein + mỗi ngày, tôi đã hết khổ sở vì bệnh trĩ!
Đấy chính là phản hồi của hàng vạn bệnh nhân trĩ khi sử dụng BoniVein + của Mỹ. Cụ thể, như trường hợp của chú Bùi Trung Toản, 60 tuổi, ở số 18, ấp Nam Hà, xã Xuân Bảo, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
Chú Bùi Trung Toản
“Chú bị táo bón từ thời sinh viên, đi cầu phải rặn nhiều, cộng thêm công việc phải ngồi cả ngày nên mắc trĩ. Mỗi lần đi vệ sinh chú đều thấy đau rát, ngứa ngáy, rồi đêm ngủ thì chảy dịch ra hôi hám. Chú chủ quan và cũng xấu hổ nên không đi khám. Về sau, bệnh trở nặng, máu chảy thành giọt, thành tia luôn. Hậu môn có nổi cục cộm lên như hạt đậu, sau nó lòi ra bằng cả đốt ngón tay.
Chú nghi ngờ mình bị trĩ rồi nhưng sợ lại nhầm với bệnh sa trực tràng nên đi khám cho chắc. Bác sĩ bảo chú bị trĩ nội độ 3 và khuyên phẫu thuật. Chú cứ nghĩ sau khi phẫu thuật là bệnh khỏi nhưng không, cách đây 3 năm, triệu chứng trĩ lại tái phát y như lần đầu. Chú đi khám thì bác sĩ bảo trĩ độ 2 và kê thuốc cho uống, nếu không đỡ lại phẫu thuật tiếp. Chú sợ quá vì cắt xong có hết đâu, mà phẫu thuật đau lắm.
May có BoniVein + của Mỹ. Chú uống BoniVein + được 2 tháng thì hết hẳn đau rát, chảy máu, đi vệ sinh rất dễ dàng. Chú yên tâm sử dụng tiếp thì búi trĩ đã teo đi từ lúc nào, chú không còn cảm nhận thấy nữa. Nhờ BoniVein + mà triệu chứng bệnh trĩ của chú đến nay chưa hề tái phát lại, thế này thì không phải phẫu thuật rồi. “
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết cách phân biệt sa trực tràng và trĩ. Nếu mắc bệnh trĩ, sử dụng BoniVein + của Mỹ là giải pháp toàn diện nhất dành cho bạn. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 (trong giờ hành chính) để được giải đáp chi tiết. Xin cảm ơn!
XEM THÊM:
- Bị lòi trĩ phải làm sao? Có bắt buộc phải phẫu thuật không?
- Táo bón và bệnh trĩ có mối liên hệ chặt chẽ như thế nào?