Điểm mặt các loại thuốc chữa bệnh trĩ

Cập nhập: Thứ năm, 09/04/2020

 

   Trĩ là một căn bệnh rất thường gặp, bệnh gây ra nhiều trở ngại, phiền phức trong sinh hoạt, từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động và tâm sinh lý của người bệnh. Khi các triệu chứng của bệnh trĩ gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh thì bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để cải thiện tình trạng. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về bệnh trĩ và các loại thuốc chữa bệnh trĩ nhé.

 

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh xảy ra do gia tăng áp lực lên thành tĩnh mạch hậu môn, dẫn tới hiện tượng các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn giãn hay phình to quá mức, hình thành các búi trĩ.

Tùy vào vị trí phình tĩnh mạch mà bệnh trĩ thường được chia thành 3 loại.

  • Trĩ nội là những búi trĩ xuất hiện phía trên cơ thắt hậu môn, là loại trĩ thường gặp. Trĩ nội thường không gây đau nhưng chúng có thể chảy máu.

 

  • Trĩ ngoại là do sự phình lên của các tĩnh mạch bên ngoài hậu môn. Chúng có thể gây ngứa hoặc đau (nếu có tắc mạch) và đôi khi có thể bị vỡ và chảy máu.

 

  • Trĩ hỗn hợp là tình trạng khi mắc kết hợp trĩ nội và trĩ ngoại cùng lúc, 2 đám trĩ này ở trong ống hậu môn và ngoài rìa hậu môn.

 

Các loại bệnh trĩ

Các loại bệnh trĩ

 

Các cấp độ của bệnh trĩ

Các cấp độ của bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội khi mới hình thành, sẽ phát triển ở bên trong hậu môn. Bệnh tiến triển nặng hơn sẽ xuất hiện các búi trĩ sa ra ngoài, gây cảm giác đau nhức và tình trạng viêm nhiễm. Bệnh trĩ nội có 4 cấp độ:

  • Cấp độ 1: Đây là giai đoạn búi trĩ nội hình thành. Búi trĩ khá mềm và nhỏ, có màu tím hoặc màu đỏ tươi, nằm hoàn toàn trong ống hậu môn. Búi trĩ nội được hình thành trong thời gian dài, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, máu sẽ bắt đầu chảy.
  • Cấp độ 2: Lúc bình thường búi trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi đi đại tiện, búi trĩ lòi ít ra ngoài và tự co vào được ngay sau khi đi xong. Lúc này bệnh nhân có hiện tượng đau nhẹ khi đi đại tiện và máu xuất hiện với lượng nhiều hơn.
  • Cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài nhiều hơn. Mỗi lần đi đại tiện hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ nội lại sa ra ngoài, búi trĩ này thường không tự thụt vào được mà phải dùng tay đẩy lên.
  • Cấp độ 4: Lúc này, búi trĩ sẽ thường xuyên sa ra ngoài hậu môn. Búi trĩ sưng to, gây vướng víu, khó chịu. Không thể đẩy búi trĩ vào bên trong.

 

Các cấp độ của bệnh trĩ ngoại

Do các triệu chứng của trĩ ngoại không rõ ràng và điển hình như bệnh trĩ nội nên trĩ ngoại có thể không chia cấp độ, chia thành 4 cấp độ như trĩ nội tùy thuộc vào mức độ bệnh hoặc cũng có thể được chia thành 2 cấp độ nặng, nhẹ như sau:

  •  Cấp độ nhẹ: Người bệnh thường có cảm giác hậu môn bị cộm, vướng. Sau một thời gian thì búi trĩ bị sưng to, xoắn lại gây cảm giác đau rát và bất tiện cho người bệnh.
  • Cấp độ nặng: Với cấp độ bệnh trĩ này thì búi trĩ lớn và nằm ở ngay lỗ hậu môn, gây bất tiện cho việc đào thải các chất cặn bã (phân) ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, bệnh tình sẽ nặng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

 

Khi nào bệnh nhân cần đến các thuốc chữa bệnh trĩ

   Bệnh trĩ khi ở giai đoạn đầu, đặc biệt là với trĩ nội thì các dấu hiệu thường mờ nhạt và khó nhận biết cho đến khi các triệu chứng nặng hơn hoặc khi có sự xuất hiện của búi trĩ. Khi đã xuất hiện búi trĩ người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như thắt nghẹt búi trĩ, hay huyết khối búi trĩ; điều này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Chính vì vậy ngay khi phát hiện, người bệnh cần điều trị ngay để cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.

   Bệnh trĩ là căn bệnh mạn tính, việc sử dụng các thuốc chữa bệnh trĩ  thường chỉ góp phần điều trị triệu chứng và thường được sử dụng trong các trường hợp như bệnh trĩ gây đau đớn cho người bệnh, búi trĩ sưng nề, chảy máu, nhiễm khuẩn, táo bón kéo dài làm tăng nặng bệnh trĩ…

   Thuốc tây thường được sử dụng ở giai đoạn nhẹ như độ 1, độ 2 để cải thiện các triệu chứng khó chịu. Nếu bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn ở cuối độ 3, độ 4, hoặc xuất hiện các biến chứng thì quá trình điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí bác sĩ phải lựa chọn phương án phẫu thuật cắt búi trĩ. Việc phẫu thuật là điều không ai mong muốn cả, vì nó gây ra rất nhiều đau đớn cũng như phiền toái cho bệnh nhân.

 

Khi nào cần dùng đến thuốc chữa bệnh trĩ?

Khi nào cần dùng đến thuốc chữa bệnh trĩ?

 

Các loại thuốc chữa bệnh trĩ

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc Tây có khả năng hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh trĩ và khắc phục nhanh những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bệnh Trĩ

  • Thuốc giảm ngứa

Để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ và cải thiện tình trạng ngứa hậu môn, các bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn một đơn thuốc giảm ngứa bao gồm những loại thuốc có chứa hydrocortisone.

Cụ thể như: Thuốc mỡ, kem Cortizone-10… Tuy nhiên những loại thuốc này chỉ có hiệu quả trong việc giảm ngứa tạm thời.

  • Thuốc giảm đau

Thuốc này có tác dụng kiểm soát những cơn đau do bệnh trĩ gây nên. Người bệnh sẽ  thấy thoải mái hơn vì các triệu chứng đau nhức được giảm thiểu đáng kể.

Bạn nên dùng những loại thuốc giảm đau không cần kê đơn như Paracetamol sẽ ít gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như aspirin hay NSAIDs.

  • Thuốc gây tê giảm đau

Những loại thuốc gây tê giảm đau có tác dụng gây tê cục bộ, cảm thiện tình trạng đau các dây thần kinh. Những loại thuốc gây tê giảm đau thường được bác sĩ dùng trong điều trị bệnh trĩ bao gồm: Thuốc trĩ mỡ Americane, thuốc trĩ nhét vào hậu môn Pramoxine, kem trĩ gây mê Tronolane, lanacane, medicone, nupercaia…

  • Thuốc bảo vệ thành mạch

Dầu khoáng, tinh bột, lanolin, glycerin, oxit kẽm và một số dược chất bảo vệ khác có khả năng bảo vệ tốt thành mạch hậu môn, chống lại tình trạng viêm nhiễm, tình trạng lở loét và thúc đẩy quá trình làm lành vùng da xung quanh hậu môn

  • Thuốc kháng sinh

Tác dụng chính của nhóm thuốc kháng sinh (antibiotics) là giúp chống lại các loại vi khuẩn do quá trình viêm nhiễm hậu môn xảy ra bởi tác động của bệnh trĩ. Tùy theo tình trạng viêm nhiễm hậu môn của bệnh nhân mà các loại thuốc kháng sinh được chỉ định có thể sẽ khác nhau. Các nhóm thuốc kháng sinh phổ biến gồm các nhóm:

  • Penicillin
  • Cephalosporin
  • Carbapenem
  • Aspirin
  • Acetaminophen

 

Khi dùng thuốc kháng sinh có thể gặp một số tác dụng phụ với tỉ lệ nhỏ như mề đay, mẩn ngứa, ban đỏ, phù Quincke, dị ứng, sốc phản vệ… Chính vì vậy khi sử dụng nhóm thuốc kháng sinh cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ định của bác sĩ.

  • Thuốc nhuận tràng

Táo bón là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra và làm tăng nặng tình trạng bệnh trĩ. Trong trường hợp này, bạn hoàn toàn có thể sử dụng thuốc nhuận tràng để hỗ trợ tiêu hóa, điều trị tình trạng táo bón.

Một số loại thuốc trị táo bón:

  • Forlax: bào chế ở dạng bột pha dung dịch.

Tác dụng của thuốc Forlax là tác động lên đường ruột của người bệnh, giúp kích thích nhu động ruột. Đường ruột sẽ làm việc tốt hơn, tránh gặp phải tình trạng ứ phân ở đường ruột gây chướng bụng, táo bón.

Bệnh nhân dùng thuốc Forlax bằng cách pha bột thuốc Forlax với 1 cốc nước ấm. Mỗi ngày, người bệnh táo bón nên dùng từ 1 – 2 gói thuốc.

 

Thuốc nhuận tràng Forlax điều trị táo bón ở bệnh nhân trĩ

Thuốc nhuận tràng Forlax điều trị táo bón ở bệnh nhân trĩ

 

  • Sorbitol: bào chế ở dạng bột pha uống

Thành phần chính của thuốc Sorbitol là các loại hóa dược nhóm hydroxyd. Các loại chất này có khả năng kích thích nhu động ruột, giúp ruột hút nước, làm mềm phân, giúp điều trị chứng táo bón, khó tiêu.

Bệnh nhân dùng thuốc Sorbitol bằng cách pha bột thuốc với nước lọc để uống. Về liều dùng, bệnh nhân cần dùng thuốc theo liều lượng mà bác sĩ chỉ định.

Một số tác dụng phụ của thuốc Sorbitol là: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,…

 

  • Một số loại thuốc chữa bệnh trĩ chuyên dụng

Trên thị trường cũng có một số loại thuốc chữa bệnh trĩ chuyên dụng, được bào chế dưới dạng thuốc đặt hậu môn (thuốc đạn), thuốc bôi, thuốc uống

  • Thuốc uống

Ở dạng này phổ biến nhất là thuốc Daflon. Daflon là thuốc có tác động trên hệ thống mạch máu trở về tim. Ở tĩnh mạch, thuốc làm giảm tính căng giãn của tĩnh mạch và làm giảm ứ trệ ở tĩnh mạch. Ở vi tuần hoàn, thuốc làm bình thường hóa tính thấm của mao mạch và tăng cường sức bền của mao mạch. Chính vì vậy mà Daflon thường được sử dụng để ngăn ngừa những triệu chứng liên quan đến bệnh trĩ cấp và mạn tính.

 

Thuốc chữa trĩ Daflon

Thuốc chữa trĩ Daflon

 

  • Thuốc đặt hậu môn

Các loại thuốc đạn như Avenoc, Witch Hazel, Calmol, Anusol... Các loại thuốc này thường có tác dụng chống viêm, giảm đau tại vị trí bị trĩ, làm giảm triệu chứng bệnh trĩ cũng như giúp  ngăn ngừa bệnh trĩ tiến triển.

  • Thuốc bôi

Hầu hết các loại thuốc bôi trĩ được sử dụng bằng cách bôi trực tiếp tại chỗ với mục đích nhằm giảm những dấu hiệu viêm, sưng hậu môn, giảm triệu chứng đau hậu môn do bệnh trĩ gây ra.

Một số loại thuốc bôi trĩ như Proctolog, Mastu S...

 

Thuốc bôi Proctolog chữa bệnh trĩ

Thuốc bôi Proctolog chữa bệnh trĩ

 

Những lưu ý khi sử dụng các thuốc chữa bệnh trĩ theo Tây y

Để mang lại hiệu quả tốt trong điều trị, đồng thời hạn chế bệnh tái phát, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau trong quá trình sử dụng thuốc:

Lưu ý chung

Luôn vệ sinh hậu môn sạch sẽ với nước sạch hoặc nước muối pha loãng sau khi đi vệ sinh, đồng thời thấm khô bằng khăn sạch. Không nên dùng các loại khăn giấy có mùi thơm để lau, điều này có thể khiến bệnh nặng thêm do bị nhiễm khuẩn.

Bảo quản các loại thuốc theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất, đặc biệt tránh ẩm mốc làm mất tác dụng của thuốc và ảnh hưởng đến khả năng điều trị.

 

Lưu ý khi sử dụng các thuốc bôi hậu môn:

  • Luôn nhớ vệ sinh hậu môn và vệ sinh tay trước khi dùng các loại thuốc bôi, thuốc đặt để điều trị bệnh trĩ nhằm tránh viêm nhiễm nặng hơn cho bệnh nhân.
  • Không để thuốc bôi dính vào mắt và các vị trí khác trong khi sử dụng
  • Tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian điều trị. Bởi tùy vào cơ địa và mức độ bệnh lý của mỗi người mà liều lượng được chỉ định cũng khác nhau.

 

Lưu ý khi sử dụng các thuốc nhuận tràng

  • Chỉ sử dụng thuốc nhuận tràng sau khi thay đổi lối sống sinh hoạt mà vẫn chưa cải thiện được chứng táo bón.

 

  • Không dùng thuốc nhuận tràng nếu bạn đang bị buồn nôn, ói mửa, đau bụng, tắc nghẽn ruột.

 

  • Các thuốc nhuận tràng chỉ nên dùng trong 3 - 4 ngày. Nếu dùng quá lâu, thuốc có thể gây ảnh hưởng không tốt lên màng nhầy ruột. Hơn nữa, người bệnh sẽ bị lệ thuộc thuốc. Hậu quả là ruột trở nên lười biếng, nhu động ruột kém, dẫn đến khi dừng thuốc tình trạng táo bón càng nặng hơn.

 

  • Không dùng liên tục, thường xuyên các thuốc nhuận tràng mà cần ngắt quãng, luân phiên các nhóm thuốc để tránh tác dụng phụ của thuốc.

 

  • Đặc biệt, không được dùng thuốc nhuận tràng cho người bệnh bị tắc ruột, người bị đau bụng mà chưa có chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ cần can thiệp ngoại khoa cấp cứu.

 

Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ

Hiện nay, tình trạng tự ý mua thuốc về để điều trị khá phổ biến, trong khi có những loại thuốc chỉ được bán khi bác sĩ kê đơn. Có nhiều loại kháng sinh thế hệ mới chỉ được phép sử dụng trong những trường hợp bệnh nghiêm trọng thì lại được sử dụng một cách bừa bãi. Do đó, tình trạng kháng thuốc, dị ứng thuốc ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Do đó, việc sử dụng thuốc khi chữa bệnh cần phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh.

Dùng thuốc đúng liều lượng và thời gian quy định

Các thuốc điều trị có liều lượng và thời gian sử dụng đã được quy định sẵn, việc sử dụng không đúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ví dụ như các thuốc bôi khi thoa quá nhiều có thể khiến cho da không kịp hấp thu nên có thể khiến bệnh nặng hơn, các thuốc uống dùng trong thời gian dài sẽ gây ra những tác hại trên gan, thận…

 

Giải pháp toàn diện cải thiện bệnh trĩ

Kể cả khi đang được điều trị bằng các thuốc chữa bệnh trĩ hay không, người bệnh trĩ đều cần phải chú ý đến những điều sau để cải thiện toàn diện tình trạng bệnh của mình:

Chế độ ăn uống lành mạnh

  Chế độ ăn là yếu tố tác động nhiều đến hệ tiêu hóa nói chung và vùng trực tràng – hậu môn nói riêng. Tổng hợp kết quả từ nhiều nghiên cứu và khảo sát, có thể nhận thấy một điều là những người mắc bệnh trĩ phần nhiều nguyên nhân đến từ chế độ ăn uống bất hợp lý, ăn ít hoa quả và rau xanh, ăn nhiều thực phẩm đóng hộp… dẫn tới táo bón lâu ngày.

   Chính vì vậy, để cải thiện tình trạng bệnh trĩ, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cụ thể:

  • Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả trong bữa ăn hàng ngày để bổ sung chất xơ và vitamin. Chất xơ có thể cải thiện nhu động ruột và giảm nguy cơ táo bón.
  • Uống nhiều nước (khoảng 2 – 2.5 lít nước/ ngày) để tăng cường quá trình chuyển hóa, đào thải cặn bã ứ đọng trong ruột và hỗ trợ làm mềm phân, hạn chế tình trạng táo bón.
  • Kiêng uống các loại nước ngọt có gas, soda, rượu bia, caffeine… Những loại thức uống này có thể gây háo nước và tăng nguy cơ táo bón.
  • Hạn chế dầu mỡ và gia vị trong các món ăn. Thay vào đó nên tập thói quen chế biến thực phẩm lành mạnh (luộc, hấp, nấu canh, súp, cháo…) nhằm giảm áp lực lên dạ dày và đường ruột.
  • Tập thói quen ăn uống đúng giờ và ăn chậm nhai kỹ.

 

Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý

  • Giảm thiểu căng thẳng trong công việc và cuộc sống bằng cách nghỉ ngơi, đọc sách và luyện tập thể thao. Việc giải phóng căng thẳng có thể giảm áp lực lên mạch máu và hạn chế tình trạng phình giãn tĩnh mạch hậu môn- trực tràng.
  • Thường xuyên vận động, tránh đứng lâu, ngồi lâu ở một tư thế.
  • Tránh mang vác vật nặng.
  • Ngủ đủ giấc và đúng giờ có thể đảm bảo hoạt động của các cơ quan bên trong. Từ đó giảm thiểu nguy cơ rối loạn nhu động ruột, táo bón và một số vấn đề sức khỏe khác.

 

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ

Hiện nay trên thị trường có một số sản phẩm thảo dược thiên nhiên giúp phòng ngừa và khắc chế bệnh trĩ hiệu quả. Bệnh nhân có thể tham khảo sản phẩm BoniVein có thành phần 100% thảo dược an toàn như hạt dẻ ngựa, hạt nho, vỏ thông, bạch quả, rutin… phối hợp với 2 loại flavonoid thực vật như diosmin, hesperidin và vitamin C, giúp giảm các triệu chứng như chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa, giảm biến chứng của bệnh trĩ như sa trực tràng, viêm nứt hậu môn và làm hạn chế tình trạng vỡ búi trĩ, gây ra thiếu máu và viêm nhiễm vùng hậu môn.

BoniVein là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Canada và Mỹ, là hàng chính hãng được sản xuất tại hệ thống nhà máy Viva Pharmaceutical Inc  - Canada và nhà máy J&E International - Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới, đạt tiêu chuẩn cGMP.

Tại Việt Nam, BoniVein được phân phối bởi công ty Botania và được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng.

 

Đánh giá của khách hàng sử dụng BoniVein

“BoniVein có tốt không? BoniVein có hiệu quả không? Dùng BoniVein lâu dài có an toàn không?” chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người khi có ý định sử dụng sản phẩm. Để trả lời các câu hỏi này, mời quý độc giả theo dõi chia sẻ của những bệnh nhân đã từng sử dụng BoniVein qua phần dưới đây.

 

Chị Nguyễn Dung, 38 tuổi. Địa chỉ: số 78 Võ Trường Toản, phường Vĩnh Thanh, tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Tình trạng: trĩ nội độ 3

 

“Bệnh trĩ này khó chịu lắm, đang đêm nằm ngủ, hậu môn ngứa, có khi đang nằm còn chảy dịch hôi hám, bẩn kinh khủng. Đỉnh điểm là nhiều lần đi vệ sinh có cục gì đo đỏ bằng đầu ngón tay cứ thò ra thụt vào, nhức mắc vô cùng, đi xong máu còn phun ra, vừa đau vừa rát. Thật may vì chị biết sớm BoniVein của Mỹ và Canada. Chị uống liều cao nhất 6 viên BoniVein 1 ngày. Kết quả thật bất ngờ, triệu chứng của bệnh trĩ cứ giảm dần dần, mỗi ngày giảm 1 ít và rõ rệt nhất là sau khi chị dùng hết 6 lọ này hầu như việc đi vệ sinh vô cùng thoải mái, phân mềm mượt, không còn táo bón, hết hẳn cả triệu chứng ngứa hậu môn, chảy dịch hay chảy máu.  Búi trĩ bằng đầu ngón tay co được phân nửa. Uống thêm 6 lọ nữa thì búi trĩ đã co hoàn toàn vào hậu môn, đi vệ sinh hay ngồi xổm cũng không thấy đau nữa. Nhưng tìm hiểu kỹ thì chị biết rằng bệnh này dễ tái phát lắm, nên ngoài việc để ý chuyện ăn uống thì chị vẫn duy trì BoniVein với liều 2 viên/ ngày để phòng tái phát.”

 

Chị Nguyễn Dung, 38 tuổi

Chị Nguyễn Dung, 38 tuổi

 

Cô Đỗ Thị Nội, 61 tuổi, số 27, ngõ 515/13 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội, Đt: 036.265.1848

 

“Tôi bị trĩ cách đây gần 40 năm sau khi sinh con xong, nếu người khỏe thì đỡ nhưng người yếu hay mệt thì búi trĩ sa ra nhiều hơn. Tôi bị triệu chứng đau, rát hậu môn rất khó chịu, đi vệ sinh ra máu, không phải máu lẫn với phân mà đi vệ sinh xong xuôi tia máu mới phun ra phủ lấy phân như gà cắt tiết, còn hậu môn thì rất nhiều búi trĩ, xếp lại xòe như 1 bông hoa.

    Tôi uống BoniVein với liều 4 viên, sau hơn 1 tháng đi ngoài tôi đã thấy hết triệu chứng đau, rát, chảy máu, càng dùng thì búi trĩ đã xoăn tít lại và co dần vào trong hậu môn. Đặc biệt triệu chứng trĩ như kiến cắn kéo từ mạn sườn bên này sang mạn sườn bên kia sau khi dùng BoniVein đã hết.”

 

Cô Đỗ Thị Nội, 61 tuổi

Cô Đỗ Thị Nội, 61 tuổi

 

Chú Trần Đăng Khoa, 58 tuổi. Địa chỉ: số nhà 73A Nguyễn Thái Học, tp Vinh, Nghệ An. SĐT 0949630888

 

“Chú bị bệnh trĩ rất nặng, máu chảy phun ra như cắt tiết gà sau khi đi vệ sinh, thêm cả đau rát, ngứa ngáy rất khó chịu, búi trĩ thì cứ thập thò trong lúc đi vệ sinh, đi xong rồi phải dùng tay đẩy mới lên.  Đi viện khám thì chú mới biết mình đã mắc trĩ cuối độ 3 dần chuyển sang độ 4 rồi. Bác sĩ kê cho thuốc tan huyết khối và daflon và bảo chú về theo dõi thêm, nhưng một thời gian sau bệnh chỉ đỡ một phần, búi trĩ vẫn còn đấy. Thật may vì chú sớm biết BoniVein của Mỹ và Canada. Chỉ sau khoảng 3 lọ là hiện tượng chảy máu gần như hết hẳn, tình trạng đau rát và ngứa ngáy cũng đỡ được đến 80% rồi. Từ ngày dùng BoniVein chú đi vệ sinh nhẹ nhàng, búi trĩ cũng đang có dấu hiệu co lên từ từ. Sau 3 tháng các triệu chứng đã chấm dứt hẳn, búi trĩ đã co lên được đến 90%, chú không còn phải vất vả nhét lên sau mỗi lần đi vệ sinh nữa.”

 

Chú Trần Đăng Khoa, 58 tuổi

Chú Trần Đăng Khoa, 58 tuổi

 

Các loại thuốc chữa bệnh trĩ rất đa dạng, tuy nhiên hiện nay các thuốc Tây y này chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng.  Để cải thiện bệnh trĩ hiệu quả hơn, người bệnh cần kết hợp cả thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và sử dụng sản phẩm hỗ trợ cải tiện bệnh trĩ từ thảo dược thiên nhiên BoniVein của Mỹ và Canada.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới cần làm gì? Lời khuyên từ chuyên gia

Các dấu hiệu nhận biết bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì? Bạn cần làm gì để phòng ngừa và cải thiện tình trạng bệnh? Mời các bạn cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.

TP Hồ Chí Minh: Có BoniVein cô chẳng sợ suy giãn tĩnh mạch

Cô Trương Thị Luyến , 68 tuổi, ở số 6 đường 14 kp4, phường An Phú, quận 2, HCM, điện thoại 0977.836.259

Tổng hợp các bài tập tốt cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết các bài tập đơn giản tại nhà tốt cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Các bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Hết muộn phiền vì bệnh trĩ

Chú Bùi Xuân Chính, 52 tuổi sống tại xóm 12, xã Hưng Lộc, tp.Vinh, Nghệ An.

Phòng ngừa loét chân ở bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch bằng cách nào?

Khi bị loét chân, người bệnh suy giãn tĩnh mạch cần làm gì? Và phòng ngừa vết loét tái phát lại nhiều lần bằng cách nào? Mời các bạn cùng đón đọc bài viết ngay sau đây nhé!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

BoniVein

Loại: Giá: Số lượng:
BoniVein+ 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi