Nguyên nhân làm trĩ tắc mạch là gì? Cách phòng ngừa ra sao?

Cập nhập: Thứ tư, 01/02/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Bệnh trĩ không chỉ gây các triệu chứng khó chịu như đau rát hậu môn, ngứa ngáy, chảy dịch hôi… mà còn có hàng loạt biến chứng nghiêm trọng, điển hình là tắc mạch trĩ. Nếu người bệnh không có biện pháp cải thiện và phòng ngừa, trĩ tắc mạch sẽ làm tăng nguy cơ lở loét, nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử hậu môn. Vậy nguyên nhân và cách phòng ngừa biến chứng này ra sao? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

 

Nguyên nhân làm trĩ tắc mạch là gì?

Nguyên nhân làm trĩ tắc mạch là gì?

 

Trĩ tắc mạch có biểu hiện như thế nào?

   Tắc mạch trĩ hay nhồi máu trĩ là tình trạng mà các tĩnh mạch trong búi trĩ bị chèn ép, nứt vỡ, giảm lưu thông máu, hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn. Đây là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh trĩ.

   Bệnh trĩ hình thành do tĩnh mạch ở hậu môn - trực tràng giãn nở ra, tạo thành búi trĩ. Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như chảy máu khi đi cầu, đau rát hậu môn, sa búi trĩ, đại tiện khó khăn, chảy dịch ngứa ngáy hậu môn rất khó chịu.

   Các biểu hiện của biến chứng trĩ tắc mạch thường giống với triệu chứng trĩ thông thường nhưng mức độ nghiêm trọng hơn. Tùy vào kích thước của cục máu đông và thể trạng của người bệnh, các biểu hiện sẽ có mức độ khác nhau, cụ thể:

- Đau dữ dội: Các cơn đau nhói, dữ dội và kéo dài từ 4 - 6 ngày ở vùng hậu môn.

- Khó khăn khi đại tiện: Người bệnh thường có cảm giác muốn đại tiện nhưng lại gặp khó khăn, bị đau khi đại tiện.

- Ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày: Trĩ tắc mạch gây đau đớn, khi người bệnh đi lại hoặc ngồi sẽ cọ xát vào búi trĩ, làm tăng thêm mức độ đau, hoạt động thường ngày bị ảnh hưởng. 

 

Trĩ tắc mạch gây đau đớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh

Trĩ tắc mạch gây đau đớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh

 

- Chảy dịch, chảy máu, lở loét, hoại tử hậu môn: Khi cục máu đông làm tắc mạch, tĩnh mạch sẽ càng dễ vỡ, gây sưng đau, chảy máu, chảy dịch. Nếu không được vệ sinh cẩn thận, búi trĩ có nguy cơ bị loét, nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử hậu môn.

   Như vậy, trĩ tắc mạch gây hàng loạt triệu chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân dẫn đến biến chứng này là gì?

 

Nguyên nhân làm trĩ tắc mạch là gì?

   Về bản chất, biến chứng trĩ tắc mạch sẽ xuất hiện khi búi trĩ sa ra ngoài liên tục trong thời gian dài, khiến các tĩnh mạch bị chèn ép, nứt vỡ, cản trở lưu thông máu và hình thành cục máu đông. Những nguyên nhân thúc đẩy chúng xảy ra nhanh hơn bao gồm:

Bị táo bón

   Táo bón là tình trạng phân khô cứng, khiến người bệnh đi vệ sinh khó khăn. Khi gặp tình trạng này, xu hướng của họ là rặn mạnh để đi cầu. Chính việc đó gây áp lực lớn xuống tĩnh mạch hậu môn - trực tràng, cản trở quá trình lưu thông máu, dễ hình thành huyết khối.

 

Bị táo bón tăng nguy cơ làm trĩ tắc mạch

Bị táo bón tăng nguy cơ làm trĩ tắc mạch

 

Ăn nhiều đồ ăn cay nóng, gây kích thích

   Các loại đồ ăn cay nóng như ớt, tiêu, quế… hay đồ uống gây kích thích như rượu bia… khi vào cơ thể sẽ gây kích thích hậu môn, khiến các triệu chứng bệnh trĩ tồi tệ hơn. Đồng thời, những món ăn đó còn dễ gây táo bón, càng tăng nguy cơ trĩ tắc mạch.

Thừa cân, béo phì

   Bệnh nhân trĩ nếu bị thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ cao phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng, trong đó có tắc mạch trĩ. Cơ thể quá khổ sẽ tạo áp lực lớn xuống tĩnh mạch hậu môn - trực tràng, khiến máu khó lưu thông, tăng nguy cơ vỡ mạch và hình thành cục máu đông.

Đặc thù công việc phải ngồi nhiều hay mang vác đồ nặng

   Công việc người bệnh trĩ phải ngồi nhiều (dân văn phòng, tài xế…) hoặc thường xuyên mang vác đồ nặng (công nhân xây dựng…) cũng tạo một áp lực lớn xuống hệ thống tĩnh mạch hậu môn - trực tràng, tăng nguy cơ trĩ tắc mạch.

 

Người bệnh trĩ phải mang vác đồ nặng thường xuyên dễ bị biến chứng trĩ tắc mạch

Người bệnh trĩ phải mang vác đồ nặng thường xuyên dễ bị biến chứng trĩ tắc mạch

 

Mang thai tháng cuối

   Nếu thai phụ bị bệnh trĩ khi đang mang thai, vào những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi phát triển sẽ chèn ép vào các tĩnh mạch vùng hậu môn - trực tràng, dẫn đến tình trạng tắc mạch trĩ.

   Có thể thấy, nguyên nhân tăng nguy cơ làm trĩ tắc mạch khá đa dạng. Thế nhưng, cho dù là nguyên nhân nào thì người bệnh cũng vô cùng khổ sở bởi biến chứng này. Vậy trĩ tắc mạch điều trị ra sao?

 

Trĩ tắc mạch điều trị ra sao?

   Đối với biến chứng trĩ tắc mạch, có hai phương pháp điều trị là nội khoa và ngoại khoa, cụ thể là:

- Điều trị nội khoa: Phương pháp này được chỉ định khi trĩ tắc nghẽn ở mức độ nhẹ. Người bệnh sẽ được kê các thuốc như thuốc chống viêm, giảm đau, kháng sinh, thuốc chống phù, thuốc nhuận tràng… tùy triệu chứng. Tuy nhiên, các thuốc này chủ yếu chỉ giải quyết phần ngọn, còn nguyên nhân dẫn đến cục máu đông là tĩnh mạch suy yếu, đứt vỡ thì không có tác dụng. Do đó, các triệu chứng có nguy cơ cao tái phát trở lại. Mặt khác, những thuốc này còn gây nhiều tác dụng phụ cho người bệnh.

 

Thuốc tây y điều trị trĩ tắc mạch chỉ giải quyết triệu chứng

Thuốc tây y điều trị trĩ tắc mạch chỉ giải quyết triệu chứng

 

- Điều trị ngoại khoa: Trường hợp không đáp ứng với điều trị nội khoa hoặc trĩ tắc nghẽn mức độ nặng sẽ được chỉ định can thiệp ngoại khoa bằng phương pháp phẫu thuật. Thế nhưng, cách này cũng không giải quyết nguyên nhân gây bệnh trĩ. Vì vậy chỉ một thời gian sau, búi trĩ lại xuất hiện, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ biến chứng một lần nữa.

   Như vậy, các cách điều trị trĩ tắc mạch đều có nhược điểm, không phải là phương pháp tối ưu cho người bệnh. Do đó, tốt nhất ngay từ đầu, bạn nên áp dụng biện pháp phòng ngừa biến chứng bệnh trĩ.

 

Cách phòng ngừa biến chứng trĩ tắc mạch

   Để phòng ngừa biến chứng trĩ tắc mạch, người bệnh cần áp dụng biện pháp kiểm soát bệnh trĩ, cụ thể là:

- Thay đổi thói quen khi đi đại tiện: Đi đại tiện ngay khi có nhu cầu, tuyệt đối không nhịn đại tiện, hạn chế rặn mạnh, tập thói quen đi đại tiện theo giờ.

- Xây dựng chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh và hoa quả tươi: Cải bắp, rau cải xanh, súp lơ, cam, quýt, chuối, đu đủ…

- Hạn chế sử dụng các thức ăn cay nóng nhiều gia vị như ớt, hạt tiêu, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh…, các chất kích thích như: Bia, rượu, trà, cà phê,...

 

Người bệnh trĩ nên hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá

Người bệnh trĩ nên hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá

 

- Ăn đồ ăn đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi, hạn chế ăn các thực phẩm hàng quán… để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa hoặc mắc bệnh viêm đại tràng gây táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên.

- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn để hạn chế tình trạng táo bón.

- Tránh mang vác nặng.

- Không nên ngồi quá lâu ở một vị trí. Sau mỗi khoảng thời gian 30 phút - 1 tiếng, hãy đứng dậy đi lại hoặc thực hiện một số động tác vận động nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút.

- Tập thể dục đều đặn hàng ngày với các môn thể thao nhẹ nhàng, giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, stress như đi bộ, bơi lội, tập yoga…

- Tăng cường sức bền và độ đàn hồi cho tĩnh mạch hậu môn - trực tràng: Nguyên nhân gây bệnh trĩ là do hệ thống tĩnh mạch hậu môn - trực tràng suy yếu, giãn nở tạo thành. Đồng thời, biến chứng trĩ tắc mạch xảy ra cũng là do tĩnh mạch bị chèn ép, nứt vỡ, cản trở quá trình lưu thông máu. Bởi vậy, để đẩy lùi bền vững bệnh này, điều quan trọng nhất là người bệnh cần sử dụng biện pháp giúp tăng cường sức bền và độ đàn hồi cho tĩnh mạch, hỗ trợ lưu thông máu. Và BoniVein + của Mỹ sẽ giúp bạn thực hiện những điều đó!

 

BoniVein + - Bí quyết giúp đẩy lùi bệnh trĩ, phòng ngừa biến chứng trĩ tắc mạch!

BoniVein + là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, tác động trực tiếp vào căn nguyên của bệnh trĩ, giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm. Tác dụng vượt trội của BoniVein + đến từ sự kết hợp hoàn hảo của nhiều loại thảo dược quý, bao gồm:

- Hạt dẻ ngựa: Thành phần chính của hạt dẻ ngựa là Aescin - hoạt chất có khả năng giúp giảm tính thấm mao mạch, cải thiện độ đàn hồi tĩnh mạch, đồng thời giúp chống viêm, giảm sưng đau trĩ.

- Hoa hòe: Rutin là một flavonoid chiết xuất từ hoa hòe có tác dụng giúp làm bền và tăng cường sức chịu đựng của thành mạch, cải thiện các triệu chứng bệnh, phòng ngừa nguy cơ sa búi trĩ.

- Vỏ cam chanh: Diosmin và Hesperidin là những flavonoid được chiết xuất từ vỏ quả họ cam chanh có tác dụng giúp cải thiện trạng thái căng giãn của tĩnh mạch, giảm ứ trệ máu ở tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn.

   Như vậy, những thành phần trên giúp làm tăng sức bền thành mạch, cải thiện độ đàn hồi tĩnh mạch, giúp tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh trĩ, giảm các triệu chứng khó chịu, co nhỏ búi trĩ, đồng thời giúp ngăn ngừa các triệu chứng bệnh trĩ tái phát.

 

Công dụng của sản phẩm BoniVein +

Công dụng của sản phẩm BoniVein +

 

Bên cạnh đó, BoniVein + còn chứa các loại thảo dược có tác dụng chống oxy hóa, giúp làm bền và bảo vệ thành mạch khỏi sự tấn công của các gốc tự do có hại như: Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông; và các loại thảo dược có tác dụng giúp tăng cường lưu thông máu như: Bạch quả, cây chổi đậu. Nhờ đó, BoniVein + giúp phòng ngừa trĩ tắc mạch cũng như các biến chứng khác của bệnh trĩ như chảy máu mãn tính, nhiễm trùng hậu môn…

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết nguyên nhân làm trĩ tắc mạch. Để không phải khổ sở vì biến chứng này, sử dụng BoniVein + giúp co nhỏ búi trĩ ngay từ đầu là giải pháp tối ưu nhất dành cho bạn. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 (trong giờ hành chính) để được giải đáp chi tiết. Xin cảm ơn!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Những nguyên nhân khiến bạn ngủ không đủ giấc và cách khắc phục

Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những nguyên nhân khiến bạn ngủ không đủ giấc, cũng như cách khắc phục nhé!

Diamicron là thuốc gì? Những thông tin cần biết và lưu ý khi sử dụng

Diamicron là thuốc gì? Những thông tin cần biết và lưu ý khi sử dụng

Bắc Giang: Hoại tử vì đắp thuốc chữa bệnh trĩ - Hậu quả của sự kém hiểu biết

Bắc Giang: Hoại tử vì đắp thuốc chữa bệnh trĩ - Hậu quả của sự kém hiểu biết

Suýt phải phẫu thuật cắt trĩ, nào ngờ...

Chú Nguyễn Thành Nghiệp, 58 tuổi, ở số 26/10 Đồng Đen, p.14, Tân Bình, HCM.

Tóc yếu có uốn được không? Làm sao để tóc chắc khỏe, bớt rụng?

Tóc yếu có uốn được không? Làm sao để tóc chắc khỏe, bớt rụng? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

BoniVein

Loại: Giá: Số lượng:
BoniVein+ 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi