Cách phân biệt bệnh trĩ và rò hậu môn

Cập nhập: Thứ sáu, 15/09/2023

 

   Bệnh trĩ và rò hậu môn đều xảy ra ở vùng nhạy cảm nên người bệnh thường ngại đi thăm khám. Thế nhưng hai bệnh này có nhiều triệu chứng tương đối giống nhau, chẳng hạn như sưng hậu môn, đau khi đi đại tiện nên không ít người nhầm lẫn, dẫn đến việc điều trị không đúng bệnh. Bởi vậy, bài viết dưới đây sẽ bật mí cách phân biệt bệnh trĩ và rò hậu môn.

 

Cách phân biệt bệnh trĩ (bên trái) và rò hậu môn (bên phải)

Cách phân biệt bệnh trĩ (bên trái) và rò hậu môn (bên phải)

 

Thế nào là bệnh trĩ?

   Bệnh trĩ xảy ra do các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng giãn nở quá mức hình thành búi trĩ. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh này thường là người ngồi nhiều, béo phì, mang thai, hay bê vác vật nặng, hay bị táo bón…

   Dựa vào vị trí của búi trĩ so với đường lược (đường có hình răng lược chia 2/3 trên và 1/3 dưới của ống hậu môn) mà người ta phân loại bệnh trĩ như sau:

  • Bệnh trĩ nội: Búi trĩ xuất hiện ở trên đường lược, được chia thành các cấp độ bao gồm:
  1. Trĩ nội độ 1: Búi trĩ chưa sa ra ngoài.
  2. Trĩ nội độ 2: Búi trĩ sa ra và tự co lại được.
  3. Trĩ nội độ 3: Búi trĩ sa ra và phải đẩy lên, không tự co lại được.
  4. Trĩ nội độ 4: Búi trĩ luôn ở ngoài hậu môn, đẩy cũng không lên được nữa.
  • Bệnh trĩ ngoại: Khi búi trĩ ở dưới đường lược, luôn thấy ở rìa hậu môn.
  • Bệnh trĩ hỗn hợp: Búi trĩ ở cả trên và dưới đường lược.

 

Thế nào là rò hậu môn?

   Rò hậu môn là tình trạng nhiễm khuẩn mãn tính ở vùng hậu môn, trực tràng. Đây là hậu quả của một áp xe quanh hậu môn nhưng không được điều trị triệt để, bị vỡ ra tạo thành đường rò.

   Tùy thuộc đặc điểm của đường rò mà bệnh rò hậu môn được phân loại như sau:

  • Đường rò hoàn toàn: Lỗ rò trong và ngoài thông với nhau
  • Đường rò không hoàn toàn: Chỉ có duy nhất 1 lỗ rò.
  • Đường rò phức tạp: Là dạng đường rò ngoằn ngoèo, nhiều ngóc ngách, nhiều lỗ thông ra ngoài.
  • Đường rò đơn giản: Là đường thẳng, ít ngóc ngách.
  • Rò trong cơ thắt: Xảy ra do apxe dưới da, cạnh hậu môn.
  • Rò qua cơ thắt: Là hậu quả của apxe vùng hố chậu trực tràng
  • Rò ngoài cơ thắt: Là hậu quả của apxe vùng chậu hông trực tràng.

 

Bệnh rò hậu môn

Bệnh rò hậu môn

 

   Bởi bệnh trĩ và rò hậu môn đều gây đau, sưng hậu môn, đau khi đi đại tiện nên người bệnh thường nhầm lẫn. Theo đó, họ áp dụng sai cách điều trị, khiến bệnh tình không thuyên giảm mà còn trở nặng hơn. Vậy phải làm sao để phân biệt hai bệnh này?

 

Cách phân biệt bệnh trĩ và rò hậu môn

   Thực tế, bệnh trĩ và rò hậu môn có thể phân biệt được nếu bạn để ý kỹ các triệu chứng bệnh. Cụ thể, bạn tham khảo chi tiết trong bảng dưới đây:

 

Triệu chứng phân biệt bệnh trĩ và rò hậu môn

Triệu chứng

Bệnh trĩ

Rò hậu môn

Tình trạng ẩm ướt hậu môn

Mức độ ẩm ướt nhẹ

Chảy nhiều dịch mủ vàng, có mùi hôi

Các triệu chứng khác

  • Có búi trĩ sa ra ngoài hậu môn.
  • Đại tiện: Phân chỉ có lẫn máu
  • Xì hơi qua lỗ rò.
  • Khi đại tiện, dịch hậu môn, máu mủ và phân cũng theo đường rò đi ra khiến người bệnh đau đớn.
  • Một số trường hợp còn phát sốt, ớn lạnh vì nhiễm trùng.

  

   Để biết chính xác bệnh lý đang mắc phải, bạn nên đi thăm khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác, từ đó có hướng điều trị kịp thời.

 

Cách điều trị bệnh trĩ và rò hậu môn

   Cách điều trị bệnh trĩ và rò hậu môn cũng khác nhau, cụ thể:

Với rò hậu môn

    Biện pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật. Bác sĩ sẽ tìm vị trí lỗ rò trong rồi phá hết tổ chức xơ trong mọi ngóc ngách của đường rò.

   Đối với những trường hợp lỗ rò đơn giản, nằm ở vị trí không quá gần hậu môn, bác sĩ sẽ tiến hành rạch trực tiếp, tháo mủ và nạo vét sạch đường rò.

   Đối với trường hợp lỗ rò phức tạp hơn, bác sĩ sẽ phải đặt seton vào lỗ rò để dẫn lưu mủ ra khỏi ổ nhiễm trùng trong quá trình phẫu thuật.

Với bệnh trĩ

   Các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiện nay bao gồm:

  • Điều trị nội khoa: Bác sĩ sẽ kê một hoặc nhiều loại thuốc cho người bệnh tùy triệu chứng, cụ thể:
  • Các thuốc đường uống: Thuốc tăng cường trương lực tĩnh mạch, thuốc chống viêm, giảm đau, giảm phù nề, thuốc điều hòa nhu động ruột…
  • Các thuốc dùng tại chỗ: Thuốc sát khuẩn, chống viêm, giảm đau, giảm ngứa...

   Các thuốc trên giúp giảm nhanh triệu chứng nhưng thường kèm theo nhiều tác dụng phụ. Hơn nữa, trĩ là một bệnh lý dễ tái phát. Nếu bạn cứ dùng thuốc tây, chức năng gan thận còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

 

 Các thuốc tây có nhiều tác dụng phụ hại gan thận

Các thuốc tây có nhiều tác dụng phụ hại gan thận

 

  • Điều trị ngoại khoa: Trường hợp không đáp ứng với điều trị nội khoa hoặc trĩ mức độ nặng sẽ được chỉ định can thiệp ngoại khoa bằng phương pháp phẫu thuật. Thế nhưng, cách này không giải quyết nguyên nhân gây bệnh trĩ. Vì vậy chỉ một thời gian sau, búi trĩ lại xuất hiện.

   Có thể thấy, biện pháp điều trị bệnh trĩ nêu trên đều có nhược điểm bất lợi, không phải giải pháp tối ưu. Xu hướng hiện nay của y học hiện đại là sử dụng các thảo dược thiên nhiên để kiểm soát bệnh này, vừa an toàn vừa hiệu quả tốt.

 

Kiểm soát bệnh trĩ bằng thảo dược thiên nhiên

   Các nhà khoa học đã tìm ra nhiều loại thảo dược có hiệu quả tốt, giúp đẩy lùi bệnh trĩ, chẳng hạn như:

  • Hạt dẻ ngựa: Giúp giảm tính thấm của thành mạch và tăng trương lực của các tĩnh mạch.
  • Hoa hòe: Hoạt chất rutin trong hoa hòe giúp chống oxy hóa mạnh, củng cố sự bền chắc của tĩnh mạch. Ngoài ra, nó còn có khả năng ngăn ngừa hình thành huyết khối búi trĩ.
  • Cây chổi đậu: Giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm sưng, đau cho người bệnh trĩ.
  • Lý chua đen: Giúp bảo vệ thành mạch, tăng cường lưu thông máu, giảm ứ máu trong búi trĩ.
  • Hạt nho: Giúp bảo vệ các mạch máu, tăng tốc độ sửa chữa các mạch máu bị tổn thương.
  • Vỏ thông: Giúp tăng cường lưu thông máu, giảm tình trạng máu dồn ứ tại tĩnh mạch trong búi trĩ.
  • Bạch quả: Giúp hoạt huyết, giảm tình trạng ứ trệ máu và giảm nguy cơ hình thành cục máu đông bên trong búi trĩ.

   Khi kết hợp các loại thảo dược trên, bạn sẽ có được một công thức toàn diện giúp đẩy lùi bệnh trĩ. Và hiện nay, công thức đó đã có trong sản phẩm BoniVein + của Mỹ.

   Bạn chỉ cần dùng 4-6 viên mỗi ngày chia 2 lần, sau khoảng 2-3 tuần, BoniVein + sẽ giúp bạn cải thiện các triệu chứng khó chịu như đau rát, ngứa ngáy, đi ngoài ra máu, chảy dịch hậu môn. Khi dùng đủ liệu trình 3 tháng, búi trĩ sẽ dần co nhỏ lại, bệnh được kiểm soát tốt.

   Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn phân biệt được bệnh trĩ và rò hậu môn. Khi nhận biết đúng bệnh, bạn sẽ có hướng điều trị hiệu quả. Nếu còn băn khoăn gì khác, mời bạn liên hệ số tổng đài miễn cước 1800 1044 giờ hành chính để được tư vấn nhanh nhất!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Nứt kẽ hậu môn là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Khi nghe tên “nứt kẽ hậu môn”, chắc chắn rằng bạn đã đoán được ít nhiều căn bệnh này là gì và một số triệu chứng của nó như đau rát, chảy máu khi đi vệ sinh

6 mẹo ngăn ngừa bệnh trĩ không dùng thuốc

Bài viết này đưa ra một số mẹo không dùng thuốc mà bệnh nhân bị trĩ có thể áp dụng tại nhà, mời các bạn tham khảo.

Những suy nghĩ sai lầm về bệnh trĩ, người bệnh hết sức lưu ý!

Những suy nghĩ sai lầm về bệnh trĩ, người bệnh hết sức lưu ý!

Nếu bị ngứa hậu môn, bạn có thể đang mắc bệnh trĩ!

Nếu bị ngứa hậu môn, bạn có thể đang mắc bệnh trĩ! Tại sao lại như vậy? Nếu ngứa hậu môn là do bệnh trĩ thì cách khắc phục ra sao?

Những bài tập đơn giản, hữu ích cho người bệnh trĩ

Những bài tập đơn giản, hữu ích cho người bệnh trĩ. Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

BoniVein

Loại: Giá: Số lượng:
BoniVein+ 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi