Bệnh trĩ có thể xuất phát từ những thói quen không tốt hàng ngày, vì thế chỉ với một vài thay đổi trong lối sống sẽ giúp bạn ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát. Bài viết này đưa ra một số mẹo không dùng thuốc mà bệnh nhân bị trĩ có thể áp dụng tại nhà, mời các bạn tham khảo.
Thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt sẽ giúp ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.
Ngồi trên một bề mặt mềm
Cách bạn ngồi có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến sự phục hồi của bạn sau cơn đau trĩ.
Khi bạn ngồi trên một bề mặt cứng, áp lực dồn lên cơ mông có thể khiến chúng giãn và căng ra. Do đó các mô ở vùng hậu môn và trực tràng (hậu môn trực tràng) sẽ bị kéo căng ra, khiến các tĩnh mạch sưng và phình ra nhiều hơn. Nếu bạn đã từng mắc bệnh trĩ hoặc có nguy cơ bị bệnh trĩ, việc ngồi trên ghế cứng quá lâu có thể khiến bệnh trĩ tái phát.
Để khắc phục, bạn hãy lấy một chiếc đệm mềm hoặc đệm “bánh rán” bơm hơi để kê lên chiếc ghế cứng của mình. Đặc biệt, đệm bánh rán ngăn các mô hậu môn và trực tràng kéo dài.
Bạn cũng không nên ngồi quá lâu, hãy đứng dậy và di chuyển xung quanh để kích thích ruột.
Thay đổi tư thế trong nhà vệ sinh
Bạn hãy nâng cao chân bằng một chiếc ghế thấp khi bạn đi vệ sinh. Đưa đầu gối lên trên hông sẽ làm thay đổi góc của trực tràng, điều này giúp cho phân ra khỏi cơ thể dễ hơn.
Tư thế ngồi vệ sinh đúng giúp đi vệ sinh dễ hơn.
Ngoài ra, khi bị trĩ, bệnh nhân không nên ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh. Điều này sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm suy giãn tĩnh mạch hậu môn trực tràng, gây phình, thậm chí chảy máu ở hậu môn.
Sử dụng bồn Sitz (Sitz Bath)
Đây là cách hiệu quả để giảm đau, ngứa và viêm trĩ.
Bồn Sitz là một chiếc bồn nhựa, vừa với bồn cầu và có thể chứa đầy nước, dùng để nhẹ nhàng làm sạch khu vực bộ phận sinh dục và hậu môn.
Sử dụng bồn Sitz để giảm đau, ngứa và viêm trĩ. (Nguồn: Phòng khám Cleveland)
Bệnh nhân đổ đầy nước ấm (không nóng) vào bồn Sitz, có thể cho thêm dầu oliu, muối Epsom hoặc baking soda (chú ý tuyệt đối không cho vào bồn bất kỳ chất tẩy rửa tạo bọt nào để ngâm). Bệnh nhân ngâm trong bồn 15 – 20 phút, việc ngâm quá lâu không có lợi cho bệnh nhân.
Sử dụng một túi nước đá
Vì bản chất của bệnh trĩ là các tĩnh mạch bị sưng phồng nên bạn có thể giảm sưng bằng cách chườm túi nước đá.
Bạn không để trực tiếp nước đá lên da trần hoặc để chúng một chỗ quá lâu. Điều này sẽ gây tê cóng và làm hỏng các mô da.
Bao quanh nước đá bằng một chiếc khăn sạch, để ở phần cần giảm sưng trong vòng 15 phút. Da bạn sẽ cảm giác hơi tê, nhưng nếu bạn cảm thấy buốt và châm chích thì hãy bỏ ra ngay.
Vệ sinh hậu môn sạch sẽ
Giữ cho vùng hậu môn sạch sẽ, đặc biệt sau khi đi vệ sinh rất quan trọng.
Để vệ sinh hậu môn, bạn có thể sử dụng một chiếc chai sạch phun nước ấm lên khu vực hậu môn. Sau đó, lau bằng một chiếc khăn lau trẻ em mới để làm sạch hậu môn.
Khi tắm, tránh xà phòng hoặc nước tẩy rửa mạnh vào vùng hậu môn, làm khô da vùng này. Thay vào đó, hãy vệ sinh vùng này bằng nước thường. Tiếp theo, thấm khô da bằng khăn sạch, mềm. Sau đó, dùng bông gòn bôi một ít gel lô hội lên búi trĩ. Nha đam sẽ hydrat hóa làn da của bạn và giúp giảm viêm.
Lưu ý về ăn uống cho bệnh nhân trĩ
Bệnh nhân trĩ cần lưu ý một số điều sau về chế độ ăn uống:
Ăn nhiều chất xơ giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn.
- Tăng cường chất xơ: Ăn nhiều chất xơ sẽ khiến nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn. Bệnh nhân bị trĩ nên bổ sung chất xơ hàng ngày, nhưng không nên nạp quá nhiều cùng lúc mà nên chia ra thành nhiều bữa để tăng hiệu quả trong việc đi vệ sinh.
- Uống đủ nước: Uống đủ nước mỗi ngày sẽ khiến phân bớt rắn, giúp bạn dễ dàng trong việc đại tiện.
- Không bỏ bữa: Khi bạn không ăn uống đầy đủ, dạ dày không co bóp đẩy thức ăn cũng là nguyên nhân gây táo bón.
- Ăn uống vệ sinh: Để tránh phòng các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa như viêm ruột, tiêu chảy, kiết lỵ - những bệnh này là những nguyên nhân chính gây trĩ.
- Bổ sung thức ăn nhiều chất sắt: Bệnh trĩ gây mất máu mạn tính nên người bệnh dễ thiếu máu. Vì vậy, chế độ ăn cho bệnh nhân trĩ cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt.
- Không nên ăn những thực phẩm cay nóng, những thực phẩm này sẽ gây tăng kích thích viêm nhiễm vùng hậu môn.
- Không nên ăn mặn vì muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng ra, khiến các triệu chứng trĩ mạnh hơn.
- Giảm tối đa bánh mì, cơm tấm, bánh ngọt và socola: những thực phẩm này không chỉ gây táo bón mà còn gây ngứa hậu môn.
- Không nên ăn đồ ăn quá nhiều dầu mỡ: những đồ ăn này dễ gây khó tiêu và làm cơ thế bị nóng trong, làm bệnh trĩ bị nặng hơn
Mong rằng bài viết này đã bật mí được cho bạn biết thêm về 6 số mẹo để ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh trĩ không dùng thuốc. Nếu bạn có bất kỳ một thắc mắc nào về bệnh trĩ, hãy gọi đến số điện thoại miễn cước 1800.1044 để được các dược sĩ có chuyên môn tư vấn. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM: