Những dấu hiệu nhận biết sớm bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là gì? Đâu là biện pháp điều trị hiệu quả?

Cập nhập: Thứ hai, 04/10/2021

 

    Không chỉ với suy giãn tĩnh mạch mà còn với tất cả các bệnh lý khác, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ luôn mang lại hiệu quả tốt nhất. Để phát hiện bệnh sớm thì chúng ta cần phải biết và hiểu rõ về những dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những dấu hiệu và biện pháp điều trị hiệu quả bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, mời quý bạn đọc cùng theo dõi!

 

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng như thế nào?

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng như thế nào?

 

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

    Tĩnh mạch có vai trò vận chuyển máu từ các cơ quan trở về tim nên chúng phân bố ở khắp các cơ quan trong cơ thể. Tĩnh mạch có cấu tạo gồm: Thành tĩnh mạch và các van tĩnh mạch một chiều phân bố dọc theo chiều dài của tĩnh mạch.

    Van tĩnh mạch đóng vai trò quan trọng trong việc giúp máu chảy theo 1 chiều về tim, ngăn dòng máu chảy ngược dòng. Khi các van bị tổn thương, hư hại thì máu không chảy theo 1 chiều như bình thường, dẫn đến hiện tượng ứ đọng máu trong lòng tĩnh mạch. Điều này làm tăng áp lực trong lòng mạch đồng thời kéo giãn thành tĩnh mạch khiến các tĩnh mạch bị giãn nở, căng phồng quá mức, từ đó hình thành nên bệnh lý giãn tĩnh mạch (suy giãn tĩnh mạch).

    Bệnh nhân mắc bệnh lý giãn tĩnh mạch chân thường có các triệu chứng sớm sau đây:

Chân nặng, mỏi, đau nhức về chiều tối hoặc khi đi lại nhiều: Các triệu chứng này sẽ khiến cho khả năng đi lại và vận động của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của bệnh, tình trạng này sẽ đỡ khi người bệnh được nghỉ ngơi thoải mái.

 

Chân nặng mỏi, đau nhức

Chân nặng mỏi, đau nhức

 

Tê chân khi ngồi hoặc đứng lâu một tư thế: Tình trạng này sẽ được giảm bớt khi bạn xoay cổ chân, đung đưa chân (khi ngồi nhiều) hoặc đi lại nhẹ nhàng (khi đứng lâu).

Cảm giác như có dịch chạy trong bắp chân: Người bệnh có cảm giác buồn buồn trong chân, dưới da chân như có kiến bò, rất khó chịu. Triệu chứng này thường không được giảm bớt khi bệnh nhân vận động giống như cảm giác tê chân.

Chuột rút: Triệu chứng này thường xảy ra khi người bệnh nghỉ ngơi, phổ biến nhất là vào ban đêm, gây ra những cơn đau đột ngột, kéo dài trong vài giây đến vài phút, gây gián đoạn giấc ngủ.

Sưng phù ở bàn chân và cổ chân: Triệu chứng này thường xuất hiện khi đứng nhiều do máu ứ đọng nhiều trong lòng mạch, nhưng biểu hiện thường không rõ ràng trong giai đoạn đầu của bệnh, có khi bệnh nhân chỉ cảm thấy đi dép chật hơn bình thường.

Xuất hiện những đốm đỏ li ti và các vết bầm tím trên da: Do tĩnh mạch bị suy yếu, dễ vỡ gây xuất huyết.

Nổi tĩnh mạch xanh tím trên da: Người bệnh xuất hiện các mạch máu li ti nổi dưới da ở vùng mắt cá chân trong, sau đầu gối, sau bắp chân hoặc mặt trong của đùi, nặng hơn có thể thấy các tĩnh mạch giãn to, nổi rõ ngoằn ngoèo. Triệu chứng này thường gặp ở những bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch nông chi dưới, còn trường hợp suy giãn tĩnh mạch sâu thì không có triệu chứng này.

 

Tĩnh mạch nông giãn to nổi ngoằn ngoèo trên da

Tĩnh mạch nông giãn to nổi ngoằn ngoèo trên da

 

Tổng hợp các biện pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

   Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân, bao gồm:

-  Dùng thuốc tây y

-  Đeo vớ y khoa

-  Phương pháp chích xơ

-  Phương pháp phẫu thuật giãn tĩnh mạch (phẫu thuật Stripping, phẫu thuật Muller…)

-  Hỗ trợ cải thiện giãn tĩnh mạch chân bằng chế độ sinh hoạt và tập luyện khoa học

    Trong đó, phương pháp chích xơ và các phương pháp phẫu thuật bắt buộc phải được thực hiện tại bệnh viện. Các phương pháp còn lại có thể được thực hiện tại nhà sau khi được bác sĩ khám chỉ định và hướng dẫn. Dưới đây là tổng hợp các biện pháp cải thiện suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà:

Sử dụng thuốc tây y

    Giãn tĩnh mạch chân là một bệnh lý mãn tính nên cần điều trị lâu dài. Tùy theo tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, bác sĩ thường kê nhiều loại thuốc khác nhau:

-  Thuốc hỗ trợ tĩnh mạch: Tăng sức bền thành mạch và tăng trương lực tĩnh mạch.

-  Thuốc chống đông máu, thuốc làm tan cục máu đông, cải thiện lưu thông máu, bảo vệ hệ vi tuần hoàn.

-  Thuốc chống viêm, thuốc giảm đau...

    Các thuốc này phần lớn chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của bệnh giãn tĩnh mạch chân. Đồng thời, việc sử dụng thuốc tây y lâu dài dễ gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng.

    Ngoài ra, một số loại thuốc bôi ngoài da cũng được sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân nhưng hiệu quả thường không cao. Hơn nữa chúng cũng không có tác dụng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới.

Đeo vớ y khoa

 

Đeo vớ y khoa

Đeo vớ y khoa

 

    Vớ y khoa được đan dệt bằng các kỹ thuật đặc biệt để tạo ra áp lực phù hợp, giúp các tĩnh mạch bị giãn sẽ khép kín hơn, dòng máu lưu thông về tim dễ dàng hơn. Từ đó giúp giảm nhẹ các triệu chứng: Đau nhức, tê bì, chuột rút,...

    Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý mua vớ ép để sử dụng mà phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ cần siêu âm mạch máu để xác định mức độ sa giãn của tĩnh mạch, từ đó lựa chọn loại vớ có áp lực phù hợp với từng bệnh nhân.

    Nếu tự ý sử dụng loại vớ ép có lực ép không phù hợp sẽ không giúp cải thiện tình trạng bệnh, thậm chí nếu lực ép quá mạnh sẽ bóp nghẹt tĩnh mạch, khiến máu không lưu thông được, làm trầm trọng hơn tình trạng giãn tĩnh mạch chân, đồng thời làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

-  Tăng cường rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ và các vitamin thiết yếu, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin E, C có tác dụng chống oxy hóa, hạn chế lão hóa, ngăn ngừa phá hủy tĩnh mạch như: Hạt óc chó, hạt dẻ, măng tây, lạc, bông cải xanh, rau ngót, rau đay,... Ngoài ra, thực phẩm giàu flavonoid như trà xanh, việt quất, các loại rau xanh,... cũng có tác dụng chống oxy hóa rất tốt, giúp bảo vệ và làm bền vững thành mạch.

 

Thực phẩm giàu vitamin E tốt cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch chân

Thực phẩm giàu vitamin E tốt cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch chân

 

-  Hạn chế thức ăn nhiều đường vì chúng thúc đẩy sự lão hóa trong cơ thể. Đồng thời nên hạn chế thức ăn nhiều dầu, mỡ, cholesterol, rượu, bia và các chất kích thích.

-  Uống đủ nước mỗi ngày giúp đảm bảo lưu thông máu được duy trì ổn định.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

-  Không đứng hay ngồi một chỗ quá lâu, nên đi lại, vận động nhẹ nhàng sau mỗi khoảng thời gian 30 phút đến 1 tiếng.

-  Nên mang giày đế mềm, gót thấp. Hạn chế mang giày cao gót và mặc quần áo quá chật.

-  Tránh mang vác quá nặng (ví dụ như khi đi chợ hay mua sắm) vì sẽ làm cho máu dồn xuống chân nhiều hơn và làm cho tĩnh mạch chân càng quá tải.

-  Tránh tắm bằng nước nóng, sau khi tắm xong nên xối chân bằng nước lạnh.

-  Khi ngủ nên kê cao chân hơn tim khoảng 15cm để tăng tuần hoàn máu của hệ thống tĩnh mạch chân.

 

Kê cao chân khi ngủ giúp máu trở về tim dễ dàng hơn

Kê cao chân khi ngủ giúp máu trở về tim dễ dàng hơn

 

Xây dựng chế độ tập luyện đều đặn

    Với những người mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân, việc vận động thể chất đều đặn, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao là thói quen tốt giúp hỗ trợ điều trị bệnh và cải thiện những triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tập luyện đúng cách bằng những bài tập và môn thể thao phù hợp mới mang lại hiệu quả. Những bài tập và môn thể thao phù hợp cho người bị giãn tĩnh mạch chân như bơi lội, yoga, đạp xe đạp và đi bộ...

Sử dụng thảo dược thiên nhiên hỗ trợ cải thiện suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả

    Hiện nay, xu hướng sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ bệnh suy giãn tĩnh mạch đang ngày càng được ưa chuộng vì vừa mang lại hiệu quả tốt vừa an toàn.

    Các loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng hỗ trợ cải thiện hiệu quả bệnh lý giãn tĩnh mạch chân đang được sử dụng phổ biến là: Cây dẻ ngựa, hoa hòe, cây chổi đậu, bạch quả,...

    Tuy nhiên, việc sử dụng đơn độc các loại thảo dược này theo các phương pháp thủ công truyền thống như sắc uống, pha trà,... tốn rất nhiều công sức và đòi hỏi sự kiên trì nên thường không mang lại hiệu quả cao.

    Vì vậy, nếu những bệnh nhân giãn tĩnh mạch chân đang tìm kiếm một giải pháp toàn diện có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên và được bào chế dưới dạng viên uống tiện lợi trong quá trình sử dụng thì BoniVein + đến từ Mỹ chính là sự lựa chọn tốt nhất.

 

BoniVein + - Công thức thảo dược toàn diện đánh bay nỗi lo suy giãn tĩnh mạch chân

 

Công thức thảo dược toàn diện của BoniVein

Công thức thảo dược toàn diện của BoniVein +

 

    BoniVein + là sản phẩm chính hãng của tập đoàn J&E International đến từ Mỹ - Tập đoàn chuyên sản xuất dược phẩm và các sản phẩm bảo vệ sức khỏe hàng đầu thế giới, có thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn và lành tính, không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào cho người sử dụng.

    Khi sử dụng BoniVein +, người bệnh sẽ có được hiệu quả 3 trong 1, bao gồm: Giải quyết tận gốc nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân, giảm nhanh các triệu chứng khó chịu và phòng ngừa nguy cơ xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Hiệu quả vượt trội của BoniVein + được tạo nên nhờ sự kết hợp của nhiều loại thảo dược quý, cụ thể được chia thành 3 nhóm:

-  Nhóm thảo dược tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân, bao gồm: Hạt dẻ ngựa, rutin (chiết xuất từ hoa hòe), diosmin và hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh), có tác dụng giúp làm tăng sức bền thành mạch và van tĩnh mạch, đồng thời cải thiện độ đàn hồi của tĩnh mạch. Ngoài ra, nhóm thảo dược này còn giúp làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.

-  Nhóm thảo dược có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp làm bền tĩnh mạch và bảo vệ thành mạch khỏi sự tấn công của các gốc tự do có hại như: Hạt nho, lý chua đen, vỏ thông.

-  Nhóm hoạt huyết giúp tăng lưu thông máu: Bạch quả, cây chổi đậu có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, từ đó giúp ngăn ngừa hình thành huyết khối, phòng ngừa nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Vì vậy, việc sử dụng đều đặn 4-6 viên BoniVein + mỗi ngày có tác dụng:

  • Giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân như: Đau nhức chân, tê bì, chuột rút, sưng phù,... sau 3 tuần sử dụng.
  • Hỗ trợ làm co nhỏ các tĩnh mạch bị suy giãn sau 3 tháng sử dụng.

 

Phản hồi của các bệnh nhân sử dụng BoniVein +

    Dưới đây là một số phản hồi của các khách hàng đã sử dụng BoniVein +:

Cô Trần Thị Chính (57 tuổi). Địa chỉ: Số 66, khu phố Thọ Môn, phường Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Số điện thoại: 0983.291.015.

 

Cô Trần Thị Chính (57 tuổi)

Cô Trần Thị Chính (57 tuổi)

 

    “Cô hay bị đau vùng bắp chân, tê bì bàn chân, đêm đến thì chân cô bị tê và chuột rút, đau nhức cả đêm. Cô đi khám thì bác sĩ nói cô bị suy giãn tĩnh mạch sâu và kê cho dùng thuốc Daflon nhưng chân cô vẫn đau tức, thậm chí cô còn thấy gân xanh nổi lên và xuất hiện nhiều vết thâm tím trên chân. May mắn là sau đó, cô biết đến sản phẩm BoniVein + của Mỹ nên mua về dùng với liều 4 viên/ngày, chia 2 lần. Sau khi sử dụng khoảng 2 lọ BoniVein +, các triệu chứng nặng chân, đau tức chân đã giảm hẳn. Khi dùng hết 4 lọ thì các triệu chứng khó chịu của bệnh đã gần như biến mất, tĩnh mạch xanh nổi lên và những vết thâm tím trên chân đã mờ dần đi và không xuất hiện thêm.”

Bác Đào Tuyết Loan (75 tuổi). Địa chỉ: số 2, Hàng Bún, Ba Đình, Hà Nội. Số điện thoại: 0379.653.844.

 

Bác Đào Tuyết Loan (75 tuổi)

Bác Đào Tuyết Loan (75 tuổi)

 

    “Năm 2015, chân phải của bác bị đau nhức, tê buốt, sưng phù to như chân voi, trên chân xuất hiện nhiều đám tĩnh mạch nổi to ngoằn ngoèo. Bác đi khám thì được bác sĩ kết luận là suy giãn tĩnh mạch và kê cho dùng thuốc Daflon, rutin và vitamin C. Tình cờ, bác biết đến sản phẩm BoniVein + của Mỹ nên bác dùng kết hợp 6 viên BoniVein + với 4 viên Daflon mỗi ngày. Sau tháng đầu tiên sử dụng, chân bác đã bớt sưng phù, đau nhức nên bác xin ý kiến bác sĩ dừng sử dụng Daflon, giảm liều BoniVein + xuống còn 4 viên/ngày. Dần dần, bác thấy giảm hẳn các triệu chứng khó chịu, sưng phù chân, các đám tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo trên da cũng co nhỏ lại và mờ đi 80-90% rồi. Đến nay, bác vẫn duy trì sử dụng 2 viên BoniVein + mỗi ngày để ngăn ngừa triệu chứng tái phát. Bác hài lòng lắm!”

    Bài viết trên đây đã cung cấp cho quý bạn đọc các cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà an toàn và hiệu quả. Hy vọng rằng những thông tin hữu ích trong bài viết đã giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất cho bệnh giãn tĩnh mạch chân của mình. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn bạn!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Thanh Hóa: Thong dong tuổi già, không lo phì đại tuyến tiền liệt

Bác Lê Ngọc Chiêu 78 tuổi, ở thôn 5, xã Hoàng Xuyên 2, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Cách phòng ngừa biến chứng phì đại tuyến tiền liệt đơn giản và hiệu quả

Người bệnh phải làm gì để phòng ngừa biến chứng phì đại tuyến tiền liệt? Đáp án chính xác nhất sẽ được hé lộ ở bài viết ngay dưới đây, mời các bạn cùng đón đọc!

Tàn phế do biến chứng bệnh gút: Hệ lụy đáng tiếc chỉ vì tính chủ quan!

Tàn phế do biến chứng bệnh gút: Hệ lụy đáng tiếc chỉ vì tính chủ quan!

Nên dùng lược nào tốt cho tóc? Bí quyết để mái tóc đẹp tự nhiên

Nên dùng lược nào tốt cho tóc? Phải làm gì để sở hữu mái tóc đẹp tự nhiên? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác nhất ở bài viết ngay dưới đây!

Ăn không ngon, ngủ không yên vì tiểu đêm hành hạ

Bác Nguyễn Văn Thân (trú tại thôn Đồng Ích, xã Hương Mai, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

BoniVein

Loại: Giá: Số lượng:
BoniVein+ 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi