Tìm hiểu về tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Cập nhập: Thứ ba, 22/11/2022

Mục lục [Ẩn]

 

   Ở trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên bé rất dễ bị rối loạn với các biểu hiện như nôn trớ, đau bụng, tiêu chảy, táo bón… Nếu tình trạng này kéo dài, con yêu dễ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển. Vậy rối loạn tiêu hóa ở trẻ là như thế nào? Nguyên nhân và cách khắc phục ra sao? Mời các bạn tìm hiểu đáp án trong bài viết dưới đây!

 

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là như thế nào?

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là như thế nào?

 

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là như thế nào?

   Rối loạn tiêu hóa là tình trạng cơ vòng trong hệ tiêu hóa co thắt một cách bất thường, gây đau bụng và nhiều triệu chứng khác như:

- Ợ hơi, chán ăn: Khi bụng dạ có vấn đề, quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thu dinh dưỡng cũng rối loạn theo. Con ăn không tiêu nên chán ăn, bụng căng đầy chướng gây ợ hơi liên tục.

- Nôn trớ: Đây cũng là cách nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Tình trạng này xảy ra mỗi khi con ăn no, sữa trào ra khỏi miệng nếu rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Thông thường ở những tháng đầu đời, trẻ nhỏ sẽ bị nôn trớ sinh lý và tự hết. Tuy nhiên, trường hợp con được 1 tuổi mà vẫn bị “ọc sữa”, chậm lên cân, gầy gò, thở khò khè, viêm phổi tái phát nhiều lần thì chứng tỏ nôn trớ đã trở thành bệnh lý.

- Đi ngoài phân sống: Phân sống là tình trạng trẻ đi ngoài vẫn còn thức ăn chưa tiêu hóa hết, phân nát và không thành khuôn. Chúng thường kèm theo một số triệu chứng khác như tiêu chảy, đau bụng.

- Tiêu chảy: Đây là tình trạng con đi ngoài trên 3 lần/ngày, phân lỏng nát, người bé mệt mỏi, kém ăn, đột ngột nôn trớ.

 

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ thường gây ra tình trạng tiêu chảy

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ thường gây ra tình trạng tiêu chảy

 

- Táo bón: Một biểu hiện nữa của tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ là táo bón. Con đi ngoài không thường xuyên, 2-3 ngày mới đi một lần, phân khô rắn, cứng, bụng bị chướng, mót đi cầu nhưng không đi được,... Hậu quả của táo bón là khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, đau bụng, hay nôn trớ và quấy khóc.

   Khi con xuất hiện một trong các dấu hiệu trên, quá trình hấp thu dưỡng chất sẽ bị suy giảm. Hệ lụy theo đó là trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất và trí tuệ, dễ mắc bệnh tật. Vậy nguyên nhân nào gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ?

 

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ

   Những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ bao gồm:

- Chế độ ăn uống không hợp lý: Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, vì vậy nếu mẹ chế biến thực phẩm không đúng cách, không đảm bảo an toàn vệ sinh, con ăn vào sẽ  dễ bị rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, việc trẻ ăn quá no, không đúng bữa và ăn nhiều thực phẩm khó tiêu như thịt đỏ, chất béo cũng khiến đường tiêu hóa quá tải, bụng ậm ạch khó chịu.

 

Chế độ ăn uống không hợp lý sẽ gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Chế độ ăn uống không hợp lý sẽ gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ

 

- Sức đề kháng kém: Hệ thống miễn dịch của con nhỏ còn non yếu, dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh như ký sinh trùng, vi khuẩn, nấm, virus… Nhiều bé lại hay có thói quen mút tay, càng tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể. Những tác nhân này tiêu diệt lợi khuẩn, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

- Môi trường sống bị ô nhiễm: Trẻ nhỏ sống ở nơi bị ô nhiễm không khí và nguồn nước cũng dễ bị vi sinh vật xâm nhập gây bệnh.

- Lạm dụng kháng sinh: Kháng sinh giúp ức chế vi khuẩn gây bệnh nhưng lại vô tình tiêu diệt luôn lợi khuẩn đường ruột. Vì vậy, các bé sử dụng nhiều loại thuốc này sẽ dễ bị loạn khuẩn đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa.

- Rối loạn tiêu hóa do mắc phải các bệnh lý khác: Một số bệnh lý viêm nhiễm khác như viêm họng, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi… đều có nguy cơ cao gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

   Đối với tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ, nếu cha mẹ chăm sóc đúng cách, các triệu chứng sẽ được khắc phục kịp thời.

 

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao?

 

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao?

   Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, tùy triệu chứng của con mà cha mẹ áp dụng giải pháp phù hợp, cụ thể:

- Nếu trẻ nôn trớ: Phải nghiêng ngay đầu trẻ sang một bên, làm sạch chất nôn trong họng, miệng và mũi trẻ. Các mẹ có thể hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trong mồm và họng trẻ. Sau đó, mẹ khum tay, vỗ nhẹ hai bên lưng để vừa trấn an con, vừa giúp bé ho bật chất nôn còn lại trong họng ra ngoài. Cuối cùng, mẹ lau cổ và người trẻ bằng nước ấm rồi mặc đồ mới cho con.

- Nếu trẻ bị táo bón: Cho con uống nhiều nước, bổ sung đủ chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày, khuyến khích con ăn nhiều các loại rau xanh, hoa quả như mồng tơi, rau lang, củ khoai lang… Các mẹ lưu ý, không cho con ăn ổi, hồng xiêm, cà phê, đồ uống có ga, hạn chế các loại bánh kẹo ngọt. Nếu trẻ không chịu ăn rau quả, phụ huynh có thể làm sinh tố cho con uống. Trường hợp cần thiết, cha mẹ có thể cho bé uống thuốc nhuận tràng theo chỉ định của bác sĩ.

- Nếu con bị tiêu chảy: Cho con uống nước lọc, dung dịch oresol, nước cháo, nước dừa… bù lại lượng nước đã mất, để trẻ uống chậm, từng ngụm nhỏ. Lưu ý, các mẹ nên hạn chế cho con ăn rau, uống nước ngọt, các món ăn của trẻ cần được nấu kỹ, nhuyễn, chia thành nhiều bữa trong ngày. Nếu con bị tiêu chảy kéo dài, đi ngoài phân sống, cha mẹ cần đưa bé đến viện khám để được điều trị kịp thời.

 

Nếu con bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, cần đưa trẻ đến bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời

Nếu con bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, cần đưa trẻ đến bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời

 

- Với tình trạng ợ hơi: Massage bụng bé theo hình tròn chiều kim đồng hồ để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Tuy nhiên, cha mẹ không nên massage bụng ngay sau khi trẻ vừa ăn no. Ngoài ra, các mẹ có thể chườm nóng bụng bé sẽ giúp giảm chứng ợ hơi hiệu quả. 

- Giữ vệ sinh sạch sẽ: Việc này rất quan trọng bởi trẻ hay mút tay, đưa đồ chơi vào miệng, dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Vì vậy cha mẹ cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho con bằng cách hướng dẫn con rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh…

- Khuyến khích trẻ tập thể dục mỗi ngày: Cha mẹ nên cùng con vận động, tập thể dục thể thao mỗi ngày, vừa tốt cho sự phát triển về thể chất, vừa tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

- Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ: Lợi khuẩn có vai trò rất quan trọng, giúp tiết chất nhầy, bảo vệ tế bào niêm mạc ruột và hệ tiêu hóa cho bé. Đồng thời, nó cũng tham gia vào việc sản xuất enzyme giúp tiêu hóa thức ăn, tăng thải trừ các chất độc, tạo khuôn và giúp đẩy phân ra ngoài dễ dàng. Bên cạnh đó, lợi khuẩn còn ức chế sự phát triển của hại khuẩn, cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, cải thiện và ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

   Hai lợi khuẩn rất tốt và cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ là Lactobacillus acidophilus Streptococcus thermophilus. Chúng đã có mặt trong sản phẩm BoniKiddy + của Mỹ.

 

Lợi khuẩn rất tốt và cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ

Lợi khuẩn rất tốt và cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ

 

BoniKiddy + - Giải pháp từ thiên nhiên tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ

   BoniKiddy + là sản phẩm được nhập khẩu từ Mỹ, không chỉ bổ sung lợi khuẩn mà nó còn được kết hợp nhiều thành phần khác tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Cụ thể:

- 5 tỷ lợi khuẩn gồm 2 loại là Lactobacillus AcidophilusStreptococcus thermophilus. Đây là vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa được FDA công nhận, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

- Sữa ong chúa: Thành phần sữa ong chúa có hàm lượng lớn vitamin nhóm B, acid amin, acid folic, các nguyên tố vi lượng như sắt, kali, canxi, giúp kích thích vị giác và hoạt động hệ tiêu hóa, con có cảm giác ăn ngon miệng hơn.

- Men bia: Trong 1g men bia có chứa tới 16 loại acid amin, 17 loại vitamin, 14 loại muối khoáng, 20 tỷ tế bào nấm men saccharomyces cerevisiae. Đây được xem như 1 loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và là vectơ dẫn đường cho sự hấp thu của các loại vitamin khác vào cơ thể. Men bia có tác dụng giúp kích thích hấp thu thức ăn, lợi tiêu hóa, cải thiện chứng biếng ăn của bé.

- Sữa non: Đây là nguồn thực phẩm rất tốt cho cơ thể trẻ, chứa chất sinh trưởng và kháng thể tự nhiên như IgG, IgA, IgF… giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ hệ tiêu hóa, chống lại tác nhân gây bệnh, giúp bé phát triển khỏe mạnh.

- Hoa cúc tây giúp tăng sức đề kháng cho bé, phòng chống bệnh cảm lạnh, cảm cúm, ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp…

 

Thành phần toàn diện của BoniKiddy +

Thành phần toàn diện của BoniKiddy +

 

   Với sự kết hợp hoàn hảo của các thành phần trên, BoniKiddy + vừa giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, cải thiện và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ, kích thích bé thèm ăn, ăn ngon, tiêu hóa tốt; vừa giúp tăng cường sức đề kháng, phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện.

   Qua bài viết trên, hy vọng các bậc cha mẹ đang chăm con nhỏ đã có thêm kiến thức về tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Để cải thiện và phòng ngừa tình trạng này, giúp bé phát triển toàn diện thì BoniKiddy + của Mỹ chính là biện pháp hoàn hảo nhất. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì về vấn đề này, mời bạn gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn các bạn!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Tìm hiểu những thay đổi sinh lý tuổi trung niên ở nam giới

Tìm hiểu những thay đổi sinh lý tuổi trung niên ở nam giới? Phải làm sao để lấy lại sự sung mãn ngày trước? Mời các bạn tìm hiểu đáp án ở bài viết ngay dưới đây!

Đo đường huyết lúc nào chính xác nhất - Những lưu ý cho bệnh nhân tiểu đường

Không phải người bệnh nào cũng biết đo đường huyết lúc nào chính xác nhất và những lưu ý quan trọng khi đo đường huyết tại nhà là gì? Nếu bạn đang có những thắc mắc giống vậy, đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!

Hướng dẫn cách xử trí vết loét chân do suy giãn tĩnh mạch

Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn các cách xử trí khi có vết loét và cách kiểm soát căn bệnh suy giãn tĩnh mạch hiệu quả. Các bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Đau buốt khi đi tiểu là bị làm sao? Đâu là giải pháp hiệu quả?

Nếu đang gặp tình trạng bị đau, buốt, khó chịu khi đi tiểu thì bạn nên theo dõi bài viết ngay sau đây. Bởi nó không chỉ giúp bạn biết được đau buốt khi đi tiểu là bị làm sao mà còn giúp bạn có giải pháp hiệu quả nhất.

Cách chữa viêm đại tràng thể táo bón bằng thuốc tây y có tốt không?

Cách chữa viêm đại tràng táo bón bằng thuốc liệu có tốt không? Phải làm sao để không còn khổ sở bởi bệnh này? Những câu hỏi đó sẽ được giải đáp chi tiết ở bài viết ngay dưới đây!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniKiddy 30v

BoniKiddy 30v

Loại: Giá: Số lượng:
BoniKiddy 30v 230.000đ/Hộp
BoniKiddy 60v 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Tự ý cho con dùng kháng sinh, bố mẹ đang hại con đấy!

Tự ý cho con dùng kháng sinh, bố mẹ đang hại con đấy!

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, phải thốt lên "vì sao dại thế?" mỗi khi nghe tới những trường hợp cha mẹ tự ý cho con sử dụng thuốc kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi