Tìm hiểu về Dính Thắng Lưỡi ở trẻ em

Cập nhập: Thứ tư, 16/02/2022

 

 

Dính thắng lưỡi là gì?

 

    Dính thắng lưỡi mà một dị tật bẩm sinh nhẹ do dây thắng lưỡi (lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi) ngắn và làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi. Trẻ bị dính thắng lưỡi có thể do thắng lưỡi ngắn cũng có giả thuyết cho rằng do di truyền. Dị tật này gặp khoảng 4-5% ở trẻ sơ sinh.

 

    Ngay sau khi sinh, khi khám sức khỏe tổng quát định kỳ, trẻ có thể được phát hiện bị dính thắng lưỡi qua khám lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh có liên quan với tật dính thắng lưỡi. Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ được phát hiện bị dính thắng lưỡi trễ hơn sau vài tháng khi thấy trẻ bú hoặc phát âm khó, lên cân chậm.

 

    Dính thắng lưỡi có thể gặp dạng dính thắng lưỡi nhiều còn gọi là dính thắng lưỡi hoàn toàn. Dính thắng lưỡi là nguyên nhân làm cho đứa trẻ gặp khó khăn trong phát âm và ăn uống.

 

Làm sao phát hiện trẻ bị dính thắng lưỡi?

 

    Bà mẹ và trẻ bị dính thắng lưỡi thường đến gặp Bác sĩ than phiền núm vú bị đau, trẻ chậm lên cân, bú rất lâu. Dính thắng lưỡi là nguyên nhân làm cho đứa trẻ gặp khó khăn trong phát âm và ăn uống.

 

Tùy thuộc lứa tuổi và mức độ dính thắng lưỡi nhiều hay ít, biểu hiện lâm sàng dính thắng lưỡi như sau:

  • Thắng lưỡi ngắn, cử động lưỡi bị hạn chế.

  • Đầu lưỡi không thè ra ngoài môi được.

  • Đầu lưỡi không thể đụng nóc khẩu cái.

  • Điển hình của dính thắng lưỡi thường gặp là khi trẻ khóc, đầu lưỡi trẻ hình trái tim do cử động ra phía trước và ra sau của lưỡi bị giới hạn.

  • Đầu lưỡi khi thè lưỡi thay vì thấy nhọn thì có vẻ phẳng hay vuông.

  • Các răng cửa hàm dưới có thể bị nghiêng hoặc làm giữa hai răng cửa hàm dưới bị hở.

  • Trẻ bú khó và phát âm cũng khó khăn.

 

Phân loại mức độ dính thắng lưỡi

 

Phân loại mức độ dính thắng lưỡi dựa theo chiều dài thắng lưỡi được đo từ nơi bám ở sàn miệng đến vị trí bám vào lưỡi:

  • Mức độ 1: dính thắng lưỡi nhẹ từ 12-16 mm

  • Mức độ 2: dính thắng lưỡi trung bình từ 8-11 mm

  • Mức độ 3: dính thắng lưỡi nặng từ 3-7 mm

  • Mức độ 4: dính thắng lưỡi hoàn toàn dưới 3 mm

 

Khi nào cần cắt thắng lưỡi cho trẻ?

 

      Khi phát hiện trẻ bị dính thắng lưỡi ngay sau khi sinh cha mẹ nên đưa trẻ đến Bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt các bệnh viện Nhi để được đánh giá chính xác trẻ ở mức độ bị dính thắng lưỡi nhiều hay ít và có cần phải cắt hay không vì có những trường hợp trẻ bị dính thắng lưỡi ít với dây thắng lưỡi mỏng thì không cần phải can thiệp phẫu thuật. Do đó có những trẻ bị dính thắng lưỡi ngay sau khi sinh chỉ cần theo dõi và chỉ can thiệp khi nào trẻ bú khó.

 

    Chỉ định cắt thắng lưỡi tùy thuộc mức độ dính thắng lưỡi nhiều hay ít và có ảnh hưởng đến việc bú, phát âm của trẻ. Thường chỉ cắt sớm dính thắng lưỡi khi thắng lưỡi bị dính nhiều ảnh hưởng đến việc bú mẹ của trẻ. Những trường hợp dính thắng lưỡi gây phát âm khó thì trẻ nên được Bác sĩ Răng Hàm Mặt cùng chuyên viên phát âm đánh giá trước mổ vì ngoài nguyên nhân dính thắng lưỡi còn có những nguyên nhân khác làm trẻ phát âm không rõ.

 

Kỹ thuật cắt thắng lưỡi tùy thuộc lứa tuổi của trẻ

 

    Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, đầu trẻ được giữ chặt có thể chỉ bôi hoặc tiêm thuốc tê và dùng dao điện cắt thắng lưỡi. Trẻ có thể được bú ngay sau khi cắt thắng lưỡi.

 

   Đối với trẻ lớn hơn, trẻ có thể cắt thắng lưỡi dưới gây tê hay gây mê, dùng máy cắt đốt hay dao mổ để cắt thắng lưỡi sau đó khâu lại đợi vài tuần sau vết thương mới lành.

 

    Qua bài viết các ông bố bà mẹ đã biết thêm một chứng bệnh khác của trẻ sơ sinh là dính thắng lưỡi. Nếu phát hiện con mình có những biểu hiện khác thường giống như trên các bậc phụ huynh cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức để phát hiện và xử lý kịp thời. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản cấp tính ở trẻ nhỏ

Viêm phế quản có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Viêm phế quản cấp tính là bệnh thường gặp ở trẻ em đặc biệt là trẻ lớn.

Cách pha chanh đào mật ong hiệu quả cho trẻ bị ho, cha mẹ không nên bỏ qua

Cách pha chanh đào mật ong hiệu quả cho trẻ bị ho, cha mẹ không nên bỏ qua.

Viêm phế quản ở trẻ và những điều cần biết cho các bậc làm cha mẹ

Viêm phế quản ở trẻ em là một căn bệnh phổ biến ở các bé từ 6 tháng đến 3 tuổi. Trang bị kiến thức về căn bệnh này sẽ giúp cho các bậc phụ huynh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con yêu tốt hơn.

Ngộ độc thực phẩm ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử trí

Ngộ độc thực phẩm ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử trí
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniKiddy 30v

BoniKiddy 30v

Loại: Giá: Số lượng:
BoniKiddy 30v 230.000đ/Hộp
BoniKiddy 60v 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Trẻ biếng ăn, đòi xem điện thoại khi đến bữa mẹ phải làm sao?

Trẻ biếng ăn, đòi xem điện thoại khi đến bữa mẹ phải làm sao?

Trẻ biếng ăn và chỉ chịu ăn khi được xem điện thoại đã trở thành câu chuyện không còn xa lạ với nhiều gia đình. Và để giải quyết vấn đề này thì quát mắng, ép buộc bắt con ăn không phải là cách đúng đắn.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi