Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em là gì? Cha mẹ phải làm sao khi con mắc bệnh?

Cập nhập: Thứ bảy, 15/10/2022

 

   Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho các loài muỗi phát triển, trong đó có cả loài lây truyền bệnh sốt xuất huyết. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh rất dễ tiến triển nặng, nguy cơ tử vong cao, nhất là với trẻ nhỏ. Vậy dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em là gì? Cha mẹ phải làm sao khi con mắc bệnh? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác ở bài viết ngay dưới đây!

 

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em là gì?

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em là gì?

 

Thế nào là bệnh sốt xuất huyết?

   Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính có nguyên nhân chủ yếu do virus Dengue gây ra. Vật chủ truyền bệnh là muỗi vằn, chúng hút máu người đang có virus sau đó truyền cho người khác qua vết đốt. Đặc tính chung của loài muỗi là phát triển mạnh ở nơi có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Vì vậy, Việt Nam và các nước trong khu vực có khí hậu nhiệt đới dễ xuất hiện bệnh sốt xuất huyết.

   Các chuyên gia đã phân lập được 4 chủng virus Dengue gây bệnh ký hiệu từ DEN-1 cho đến DEN-4. Người bệnh nhiễm chủng nào, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể với chính chủng đó. Như vậy với 4 chủng virus, một người có thể bị sốt xuất huyết nhiều hơn một lần trong đời.

   Hiện nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vaccine phòng bệnh. Do đó, chúng dễ lây thành dịch, khiến công tác điều trị gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, đối tượng có khả năng cao mắc bệnh nhất lại là trẻ nhỏ. Nếu cha mẹ không phát hiện sớm hoặc tâm lý chủ quan, tình trạng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ sẽ tiến triển nặng nhanh chóng, tăng nguy cơ tử vong. Vậy những dấu hiệu nào nhận biết con bị sốt xuất huyết?

 

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em là gì?

   Ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em tương đối giống với bệnh cảm lạnh. Cụ thể, trẻ sốt cao đột ngột kèm theo các triệu chứng như:

- Đau đầu.

 

Trẻ bị sốt xuất huyết thường sốt cao đột ngột kèm đau đầu

Trẻ bị sốt xuất huyết thường sốt cao đột ngột kèm đau đầu

 

- Đau nhức cơ.

- Đau khớp.

- Hắt hơi, sổ mũi.

- Chán ăn, buồn nôn.

   Dấu hiệu đặc trưng của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là chấm xuất huyết màu đỏ dưới da. Những chấm đỏ đó không biến mất khi ấn vào, thường hiện lên ở cẳng tay, cẳng chân, nách, ngực, thắt lưng. Ngoài ra, có trường hợp con còn bị xuất huyết niêm mạc gây chảy máu mũi, chảy máu răng, đi cầu ra máu… 

 

Dấu hiệu điển hình của sốt xuất huyết ở trẻ em là nổi chấm đỏ dưới da

Dấu hiệu điển hình của sốt xuất huyết ở trẻ em là nổi chấm đỏ dưới da

 

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em có nguy hiểm không và nguy hiểm như thế nào?

   Mặc dù ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em chưa gây nguy hiểm gì nhưng nếu cha mẹ chủ quan, bệnh sẽ trở nặng, rất nguy hiểm. Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, con có thể hạ sốt tuy nhiên vẫn có các triệu chứng như:

- Người mệt mỏi

- Đau bụng, nôn ói nhiều

- Xuất huyết niêm mạc

- Gan to

   Nếu không được xử lý kịp thời, con dễ bị tràn dịch màng phổi, màng bụng, gan to bất thường, mi mắt phù nề, nguy hiểm nhất là tình trạng thoát huyết tương ra ổ bụng, khiến bụng chướng to. Nếu thoát huyết tương nặng, con có nguy cơ bị sốc với các dấu hiệu như người lờ đờ, lạnh đầu chi, mạch nhanh nhỏ, đi tiểu ít, huyết áp bất thường, thậm chí không thể đo được huyết áp. Đây chính là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ khi mắc bệnh này.

   Theo thống kê của Bộ Y tế, tính từ tháng 1- tháng 10/2022, cả nước ghi nhận 247.202 trường hợp mắc, 100 ca tử vong do sốt xuất huyết. So với cùng kỳ năm 2021 số ca mắc tăng 4,7 lần, tử vong tăng 80 trường hợp.

 

Số lượng bệnh nhi bị sốt xuất huyết ngày càng gia tăng

Số lượng bệnh nhi bị sốt xuất huyết ngày càng gia tăng

 

   Đặc biệt, số lượng trẻ nhỏ nhập viện do sốt xuất huyết ngày càng gia tăng. Có những trường hợp tiên lượng nặng, trẻ bị tổn thương đa cơ quan như gan, thận, phải thở bằng máy, lọc máu. Vậy để tránh sốt xuất huyết tiến triển xấu, cha mẹ cần làm gì khi con mắc bệnh?

 

Cha mẹ phải làm sao khi con mắc bệnh sốt xuất huyết?

   Ngay khi thấy các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em, cha mẹ cần đưa bé đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời. Bởi bệnh này chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên bác sĩ sẽ kê thuốc để giảm triệu chứng, đồng thời theo dõi chặt chẽ tiến triển của bệnh. Nếu sốt xuất huyết mức độ nhẹ và trung bình, trẻ sẽ được điều trị tại nhà (điều trị ngoại trú).

   Việc mà cha mẹ cần làm bao gồm:

- Cho trẻ uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

- Đưa con đến tái khám đầy đủ theo lịch hẹn.

 

Cha mẹ cần đưa bé đến tái khám đầy đủ theo lịch hẹn của bác sĩ

Cha mẹ cần đưa bé đến tái khám đầy đủ theo lịch hẹn của bác sĩ

 

- Nên để trẻ nghỉ ngơi tại nhà, hạn chế vận động trong thời gian đang mắc bệnh.

- Khuyến khích con uống nhiều nước (nước sôi để nguội), oresol (nước điện giải), nước trái cây (nước dừa, cam, chanh,...) hoặc ăn cháo loãng pha với muối để bổ sung chất điện giải.

- Nên chia bữa ăn của con thành nhiều bữa nhỏ, chế biến thức ăn loãng, dễ tiêu, đầy đủ dinh dưỡng.

- Nếu trẻ không thể ăn uống được do nôn ói quá nhiều, lờ đờ, không tỉnh táo, cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để được hướng dẫn xử trí phù hợp.

 

Những việc cha mẹ không nên làm cho trẻ khi bị sốt xuất huyết

- Không tự ý cho con uống thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ, nhất là các thuốc Aspirin hay Ibuprofen vì dễ gây xuất huyết dạ dày.

- Không cạo gió cho trẻ vì sẽ gây đau, thậm chí gây chảy máu, nhiễm trùng.

- Không nên cho bé uống nước sẫm màu, tránh trường hợp bị nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa.

   Sau một trận sốt xuất huyết, sức khỏe con yêu thường suy yếu hơn, dễ bị chán ăn, sụt cân, ảnh hưởng đến sự phát triển. Do đó, tốt nhất cha mẹ nên phòng ngừa bệnh này cho trẻ ngay từ đầu.

 

 Phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ bằng cách nào?

 Phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ bằng cách nào?

 

 Phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ bằng cách nào?

   Để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết cho trẻ cũng như cả gia đình, bạn cần áp dụng giải pháp tiêu diệt “vector” truyền bệnh là muỗi, đồng thời tránh bị muỗi đốt. Các giải pháp đó bao gồm:

- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi bằng cách đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

- Vệ sinh dụng cụ chứa nước hàng tuần, lật úp chúng lại khi không dùng đến.

- Vệ sinh môi trường sống, thu gom và loại bỏ các vật dụng phế thải như chai, lọ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ hay bất kỳ vật dụng nào có thể chứa nước.

- Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.

- Bỏ muối vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa thường xuyên.

- Cho con ngủ trong màn kể cả ban ngày.

- Diệt muỗi bằng cách dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi.

- Phối hợp với chính quyền địa phương trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch bệnh.

 

Cần phối hợp với chính quyền địa phương để phun hóa chất phòng dịch

Cần phối hợp với chính quyền địa phương để phun hóa chất phòng dịch

 

   Ngoài những biện pháp phòng ngừa từ bên ngoài, cha mẹ nên sử dụng thêm giải pháp giúp tăng cường sức đề kháng cho con yêu từ bên trong cơ thể, giúp con đủ sức chống chọi lại bệnh tật. Và BoniKiddy + chính là giải pháp tối ưu giúp các bé khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh!

 

BoniKiddy + - Bí quyết giúp con yêu khỏe mạnh mỗi ngày!

   BoniKiddy + là sản phẩm được nhập khẩu từ Mỹ, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé hiệu quả nhờ bổ sung sữa non và bột hoa cúc tây, hỗ trợ con yêu nhanh hết bệnh, phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý ốm vặt. Cụ thể, tác dụng của sữa non và bột hoa cúc tây bao gồm:

- Sữa non: Cung cấp một lượng lớn các kháng thể tự nhiên bao gồm IgG, IgA, IgF... giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, bảo vệ hệ tiêu hóa và phá hủy các tác nhân gây bệnh.

- Bột hoa cúc tây: Là loại thảo dược lành tính, từ xa xưa đã được sử dụng như một biện pháp hoàn hảo giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả cho bé.

   Bên cạnh đó, BoniKiddy + còn chứa thành phần sữa ong chúa, men bia và hàng tỷ lợi khuẩn giúp bé ăn ngon miệng hơn, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, cải thiện tình trạng biếng ăn, chậm lớn cho trẻ.

 

Tác dụng toàn diện của BoniKiddy +

Tác dụng toàn diện của BoniKiddy +

 

   Nhờ sự kết hợp hoàn hảo của các thành phần trên, bạn chỉ cần mở 1 hoặc 2 viên BoniKiddy + và pha bột vào nước hoặc sữa cho trẻ uống mỗi ngày hai lần. Sau khoảng 1 tháng, bạn sẽ thấy bé ít bị ốm hơn, khi bị ốm cũng nhanh khỏi hơn. Sức đề kháng của trẻ sẽ tăng lên rõ rệt sau 3 tháng sử dụng.

 

Đánh giá của khách hàng sau khi sử dụng BoniKiddy +!

   Nhờ hiệu quả vượt trội, BoniKiddy + đã được rất nhiều bậc phụ huynh tin tưởng, sử dụng và phản hồi tích cực sau nhiều năm có mặt trên thị trường. Như trường hợp của chị Bùi Phương Huệ ở thị trấn Me, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, mẹ bé Nguyễn Đức Xuân, 4 tuổi.

 

Bé Xuân đã khỏe mạnh sau khi được mẹ cho dùng BoniKiddy +

Bé Xuân đã khỏe mạnh sau khi được mẹ cho dùng BoniKiddy +

 

   Chị Huệ chia sẻ: “Con chị ngày trước hay ốm lắm. Tháng nào, bé cũng phải nhập viện đến 2 lần vì viêm họng, viêm phế quản. Mỗi lần như thế, con đều phải uống kháng sinh cả tuần liền. May mắn, chị biết đến sản phẩm BoniKiddy + của Mỹ. Trong tháng đầu tiên cho bé sử dụng, con có ốm lại 1 lần nhưng nhẹ thôi, chỉ vài ngày sau là tự hết rồi. Và sau lần đó, bé khỏe hơn hẳn, nếu có ho thì cũng chỉ cần uống chanh đào ngâm mật ong, đường phèn thôi chứ không phải dùng kháng sinh nữa. Từ ngày dùng BoniKiddy +, bé cũng ăn uống ngon miệng hơn, cân nặng tăng đều đều. Chị mừng lắm!”

   Qua bài viết trên, hy vọng các bạn biết rõ về dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em, cách chăm sóc và giải pháp phòng ngừa. Trong thời kỳ dịch bệnh hoành hành, sử dụng BoniKiddy + giúp con tăng cường sức đề kháng là việc rất quan trọng mà cha mẹ không nên bỏ qua. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, mời bạn gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn các bạn!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Dùng BoniGut + có tác dụng phụ gì không?

Dùng BoniGut + có tác dụng phụ gì không?

Có BoniSleep, có giấc ngủ ngon không còn lo âu, stress

Bác Đào Văn Cảnh, 63 tuổi ở số 63, đường số 1A, khu phố 5, phường An Lạc, Bình Tân, Hồ Chí Minh

Tìm hiểu về bệnh viêm da mủ ở trẻ nhỏ

Bệnh viêm da mủ ở trẻ nhỏ là gì? Cách phòng ngừa ra sao? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác nhất ở bài viết ngay dưới đây!

Sử dụng BoniGut như thế nào để thu được hiệu quả tốt nhất?

Sử dụng BoniGut như thế nào để thu được hiệu quả tốt nhất?

Trẻ bị táo bón - 5 điều cha mẹ cần thực hiện ngay lập tức

Khi trẻ gặp phải tình trạng táo bón, cha mẹ cần lưu ý những biểu hiện để có thể xử lý từ sớm. Vậy, cha mẹ sẽ cần làm gì khi con nhỏ gặp phải tình trạng táo bón?
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniKiddy 30v

BoniKiddy 30v

Loại: Giá: Số lượng:
BoniKiddy 30v 230.000đ/Hộp
BoniKiddy 60v 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em

Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là gì? Triệu chứng của bệnh ra sao? Và cách chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi