Số liệu thống kê gần đây cho thấy, có tới 60% trẻ em Việt Nam đang gặp tình trạng thiếu kẽm. Trong khi đó, đây là một nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển các chức năng về miễn dịch, tiêu hóa, não, nội tiết, xương, cơ, sự trưởng thành giới tính cũng như chống oxy hóa của trẻ. Vậy với trẻ thiếu kẽm nên bổ sung gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Trẻ thiếu kẽm nên bổ sung gì?
Vai trò của kẽm với sự phát triển của trẻ
Mặc dù cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng kẽm lại là vi chất sinh học quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em, cụ thể là:
- Góp phần thúc đẩy quá trình sinh trưởng của trẻ.
- Giúp duy trì độ tập trung cao trong não, ổn định hoạt động của tế bào thần kinh, duy trì phát triển trí não, tăng khả năng ghi nhớ và giảm lo âu căng thẳng. Ở những trẻ thiếu kẽm nghiêm trọng có thể gặp tình trạng rối loạn thần kinh.
- Tham gia vào quá trình điều hòa chức năng của hệ thống nội tiết và có mặt trong thành phần của nhiều hormone như hormone tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục... giúp điều hòa hoạt động sống của cơ thể.
- Là chất chống oxy hóa, giúp chống lại các tổn thương do nhiễm khuẩn, làm lành vết thương nhanh chóng, chống lão hóa.
- Giúp tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch (tế bào T, B hay đại thực bào).
- Kẽm giúp bình thường hóa hoạt động của thị lực và tính toàn vẹn ở da.
Kẽm giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giúp trẻ khỏe mạnh, chống lại bệnh tật
Có thể thấy, kẽm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ. Do đó, khi thấy con có những dấu hiệu thiếu kẽm sau đây, cha mẹ cần có giải pháp khắc phục càng sớm càng tốt.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể trẻ thiếu kẽm cha mẹ cần lưu ý
Khi cơ thể thiếu hụt nguyên tố vi lượng kẽm, trẻ thường có những biểu hiện sau:
- Chậm lớn, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa.
- Thấp còi hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
- Chán ăn, biếng ăn, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ.
- Khó ngủ về đêm, thức giấc nhiều lần.
- Vết thương lâu lành, hay bị dị ứng, tóc giòn dễ gãy, móng tay yếu.
- Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là tại đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm phế quản…
Khi thiếu kẽm, trẻ thường quấy khóc về đêm
Nghiêm trọng hơn, tình trạng thiếu hụt kẽm lâu ngày sẽ làm cản trở khả năng nhận thức, gây tổn thương hệ thống thần kinh, thậm chí có thể gây suy yếu hoạt động của não, hoang tưởng, rối loạn vị giác, khứu giác, bại não,...
Trẻ thiếu kẽm nên bổ sung bao nhiêu là đủ?
Khi thấy trẻ thiếu hụt kẽm, cha mẹ cần bổ sung cho con càng sớm càng tốt. Theo khuyến nghị của WHO, nhu cầu kẽm ở trẻ em khác nhau tùy theo độ tuổi, cụ thể như sau:
- Trẻ em dưới 3 tháng tuổi: 3 mg kẽm/ngày.
- Trẻ từ 5-12 tháng tuổi: 5-8 mg/ngày.
- Trẻ từ 1-10 tuổi cần được cung cấp 10-15 mg kẽm mỗi ngày để phát triển chiều cao và thể chất tối ưu nhất.
Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, nguồn cung cấp kẽm tốt nhất chính là sữa mẹ. Còn với những trẻ lớn hơn thì nguồn bổ sung kẽm từ các thực phẩm ăn uống hàng ngày là an toàn và hiệu quả nhất.
Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, nguồn cung cấp kẽm tốt nhất chính là sữa mẹ
Trẻ thiếu kẽm nên bổ sung gì?
Trẻ thiếu kẽm nên bổ sung gì? -Thịt
Thịt là một nguồn cung cấp kẽm tuyệt vời dành cho trẻ nhỏ, đặc biệt là thịt đỏ. Trong 100 gram thịt bò chứa 4,8 mg kẽm, thịt lợn chứa khoảng 5 mg kẽm hay 100 gam thịt cừu nấu chín chứa khoảng 8,7 mg kẽm…
Cùng với những lợi ích đó, thịt cũng là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác như sắt, vitamin B, đạm,...
Do đó, trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé, cha mẹ không nên bỏ qua các loại thịt nhé.
Trẻ thiếu kẽm nên bổ sung gì?- Động vật có vỏ
Những động vật có vỏ như cua, sò, hến, hàu, bào ngư… cũng là nhóm thực phẩm giàu kẽm không thể bỏ qua. Cha mẹ có thể chế biến chúng thành các món cháo, súp thơm ngon, bổ dưỡng cho trẻ.
Cháo bào ngư thơm ngon, giàu kẽm tốt cho trẻ
Trẻ thiếu kẽm nên bổ sung gì?- Cây họ đậu
Nhóm thực phẩm giàu kẽm tiếp theo phải kể đến là các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng,... Bên cạnh đó, chúng cũng là một nguồn protein và chất xơ tuyệt vời, các bậc cha mẹ có thể thêm chúng vào món súp, món hầm, salad… để bữa ăn của bé thêm sinh động.
Trẻ thiếu kẽm nên bổ sung gì?- Các loại hạt
Các loại hạt có dầu như hạnh nhân, hạt điều, lạc… là những loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đơn, vitamin E, sắt, kẽm… đều rất có lợi cho sức khỏe của trẻ.
Trẻ thiếu kẽm nên bổ sung gì?- Sữa và chế phẩm từ sữa
Sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, bơ, sữa chua… cũng là nguồn cung cấp kẽm cha mẹ nên bổ sung cho trẻ. Bên cạnh đó, những thực phẩm này đi kèm với một số chất dinh dưỡng khác được coi là quan trọng đối với sức khỏe của xương, bao gồm protein, canxi và vitamin D.
Với trẻ thiếu kẽm, cha mẹ nên bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa
Trẻ thiếu kẽm nên bổ sung gì?- Ngũ cốc nguyên hạt
Với những trẻ thiếu kẽm, cha mẹ có thể cho con ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, gạo và yến mạch… Ngoài kẽm, chúng còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như chất xơ, vitamin B, magie, sắt, phốt pho, mangan và selen…
Cha mẹ nên kết hợp các loại ngũ cốc nguyên hạt cùng hạt điều, hạnh nhân… với sữa chua hoặc sữa không đường… Đây sẽ là bữa phụ tuyệt vời cho các con.
Trẻ thiếu kẽm nên bổ sung gì? - Rau và hoa quả
Mặc dù các loại rau và trái cây không phải là nguồn cung cấp kẽm dồi dào như những loại thực phẩm trên nhưng chúng lại mang đến lượng chất xơ tuyệt vời, giúp trẻ phát triển toàn diện nên cha mẹ cũng không nên bỏ qua.
Rau xanh và hoa quả là nhóm thực phẩm cha mẹ cần bổ sung cho trẻ
Trên đây là những thực phẩm giàu kẽm cha mẹ có thể tham khảo để bổ sung trong khẩu phần ăn của bé. Tuy nhiên, trong quá trình tăng cường các thực phẩm giàu kẽm, không ít cha mẹ gặp khó khăn khi các bé biếng ăn, không chịu ăn. Vậy đối với những trường hợp này, cha mẹ cần làm gì? Câu trả lời chính là cho con sử dụng sản phẩm giúp trẻ ăn ngon, ăn nhiều hơn mang tên BoniKiddy + của Mỹ.
BoniKiddy + - Bí quyết giúp mẹ chăm con khỏe, ăn ngoan, chóng lớn
BoniKiddy + là giải pháp hoàn hảo giúp kích thích vị giác của trẻ, trẻ ăn ngon miệng hơn, đẩy lùi tình trạng trẻ biếng ăn nhờ công thức toàn diện như sau:
- Sữa ong chúa: Trong thành phần của sữa ong chúa chứa acid amin, các nguyên tố vi lượng, các vitamin nhóm B, acid folic, protein… giúp tăng cường hấp thu, kích thích tiêu hóa, kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, cải thiện hiệu quả tình trạng trẻ biếng ăn.
- Men bia: Giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, kích thích vị giác, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất, cải thiện tình trạng chậm lớn, chậm tăng trưởng. Đồng thời, men bia còn giúp tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịch, giúp trẻ khỏe mạnh hơn.
- Các lợi khuẩn: Giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, diệt các vi khuẩn có hại, cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa, giúp hấp thụ thức ăn tốt hơn.
Ngoài ra, BoniKiddy + còn bổ sung sữa non và bột hoa cúc tây giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh và phòng ngừa ốm vặt tái phát.
Công thức toàn diện của BoniKiddy +
Đặc biệt, BoniKiddy + tại Mỹ còn được sản xuất bởi công nghệ bào chế hiện đại hàng đầu thế giới là công nghệ Microfluidizer. Công nghệ này giúp các thành phần của BoniKiddy + có kích thước siêu nhỏ, đồng nhất và ổn định, giúp trẻ hấp thu được tối đa, hiệu quả thu được là cao nhất.
Công dụng BoniKiddy +
Nhờ công thức thành phần toàn diện và công nghệ bào chế hiện đại, BoniKiddy + mang đến rất nhiều công dụng tuyệt vời cho con yêu, đó là giúp:
- Kích thích trẻ ăn ngon hơn, đẩy lùi chứng lười ăn, biếng ăn, chậm lớn.
- Hỗ trợ bảo vệ đường tiêu hóa, khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ.
- Tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ phát triển toàn diện, có đủ sức khỏe để chống chọi với bệnh tật.
Cảm nhận của các mẹ sau khi sử dụng BoniKiddy + cho con yêu
Sau nhiều năm có mặt trên thị trường Việt Nam, BoniKiddy + đã giúp rất nhiều bà mẹ Việt chăm con một cách dễ dàng khi giúp bé ăn ngon miệng và phát triển toàn diện hơn. Như trường hợp của:
Chị Nguyễn Thanh Thúy ở 104A khu tập thể E1, Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội, mẹ của bé Trịnh Minh Nhật.
Bé Trịnh Minh Nhật, con mẹ Thanh Thúy
“Bé Nhật nhà chị khó nuôi từ nhỏ, lúc sinh ra đã nhẹ cân và đau ốm như cơm bữa. Chỉ cần thời tiết hơi thay đổi khó chịu tí thôi là cổ họng con sưng đỏ kèm theo ho và sốt. Cũng vì thế mà bé ăn uống chán lắm, người cứ còi dí, 3 tuổi nhưng con chỉ nặng có 12 kg. Chị đưa con đi khám thì bác sĩ kết luận con bị thiếu dinh dưỡng, nhất là kẽm. Chị cũng nấu đủ các món để bổ sung kẽm cho con nhưng chẳng cải thiện là bao vì con biếng ăn quá”.
“May mắn thay chị gặp được BoniKiddy + của Mỹ. Chỉ sau 1 tháng sử dụng sản phẩm này, bé ăn ngon hơn, ăn được nhiều hơn rõ rệt, sức khỏe cũng tốt lên. Bé chẳng phải đi viện lần nào nữa, cân nặng tăng đều đều, sau 6 tháng mà bé đã tăng được 4kg. Chị thật sự biết ơn BoniKiddy + nhiều lắm!”.
Đến đây, hy vọng các mẹ đã có được lời giải đáp cho câu hỏi “Trẻ thiếu kẽm nên bổ sung gì?”. Với những trẻ thiếu kẽm do biếng ăn thì các mẹ cần cho con sử dụng BoniKiddy + của Mỹ. Sản phẩm sẽ giúp con ăn ngoan, ăn nhiều và khỏe mạnh. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Ngộ độc thực phẩm ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử trí
- Bí quyết vàng cho các bà mẹ có trẻ biếng ăn chậm tăng cân