Bệnh u máu ở trẻ em và những điều cần biết

Cập nhập: Thứ tư, 16/02/2022

bệnh u máu ở trẻ

 

U máu (dị dạng mạch máu bẩm sinh) là căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Hầu hết các dị dạng thường xuất hiện ngay khi sinh hoặc trong vài tuần, vài tháng sau sinh. Khối u thường phát triển nhanh từ tháng sáu đến tháng mười. Sau đó, 80% trường hợp bệnh phát triển chậm lại và một số dị dạng sẽ mất hẳn.

 

Về hình thái, u máu được chia làm 3 loại.

U máu mao mạch: Xuất hiện như một vết son hay một mảng màu rượu chát trên cùng mặt phẳng với da bình thường, ấn xuống không mất màu.

U máu dạng hang: Thường lớn, nhô khỏi mặt da. Trong đa số trường hợp, u lan rộng và xâm lấn mô dưới da, cơ và có thể làm biến dạng cơ thể. Loại u này có thể xuất hiện cả ở các cơ quan nội tạng hay trong não.

U hỗn hợp: Thường gồm cả thể hang và mạch bạch huyết, gặp nhiều nhất ở tuyến mang tai, thương tổn nằm cả ở trong và dưới da.

 

Các khối u này thường nằm ở những vị trí sau:

Vùng mí mắt và hốc mắt: Bệnh nhân có nguy cơ bị lão thị hay lác. Nếu sang thương sâu hơn thì có thể bị sụp mí và chèn ép thần kinh thị giác.

Tuyến mang tai: Biểu hiện là một khối lớn ở mang tai, gặp nhiều nhất ở bé gái. U ở vị trí này thường được phát hiện sớm sau sinh, có thể gây biến dạng mặt nhưng dây thần kinh mặt không bị ảnh hưởng…

Hàm trên hay dưới: Ít gặp nhưng nếu chẩn đoán và điều trị không đúng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng (chảy máu niêm mạc số lượng lớn quanh một răng, răng liên quan bị sưng phù và đau). Nếu nhổ chiếc răng lung lay này, bệnh nhân có thể bị chảy máu dữ dội và tử vong.

Dưới sụn nắp thanh quản: Ít gặp nhưng có thể đe dọa tính mạng. Triệu chứng (xuất hiện trong vòng 3 tháng đầu sau sinh) gồm khò khè, khó thở thanh quản. 1/3 số trẻ này có u máu trên da kèm theo.

Ở cơ tứ đầu của đùi: Có một khối u trong cơ. Bệnh nhân thường cảm thấy đau, vùng da trên u thay đổi.

Nội tạng:  Ở gan, lá lách, dạ dày, ruột, não.

 

Sự phát triển của bệnh u máu

Sau khi xuất hiện, u máu có thể lớn dần lên, từ một vết nhỏ như nốt ruồi son, nó trở thành một mảng hồng đầm màu, thậm chí có thể gồ lên thành mảng. U thường lớn dần theo cơ thể trẻ em, phát triển nhanh hay chậm tùy theo từng vị trí. Chẳng hạn, những u máu ở gần niêm mạc như môi, mắt, vùng cổ, tuyến dưới hàm sẽ phát triển nhanh. Những u ở bề mặt da, tứ chi, ngực bụng, thường phát triển hơn so với ở mặt.

U đạt kích thước lớn nhất vào khoảng tháng thứ 6-10 và bắt đầu quá trình thoái triển tự nhiên sau 1 năm. U có thể biến mất hoàn toàn hay một phần khi trẻ 5-8 tuổi.

 

Cách điều trị bệnh u máu ở trẻ.

Trước một bệnh nhi bị u máu cần điều trị, việc cân nhắc thận trọng giữa hiệu quả can thiệp và tác hại lâu dài cho cuộc sống sau này của trẻ là rất cần thiết. Theo dõi tiến tiến và không can thiệp là biện pháp tốt nhất hiện nay trong điều trị u máu. Các bác sĩ thường rất dè dặt trong việc chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân. Ngoài nguy cơ tái phát và tử vong do chảy máu nhiều, việc phẫu thuật các u lớn ở da mặt có thể tạo sẹo xấu, nhất là các u ở môi, mũi, tai và giữa gốc mũi.

Can thiệp phẫu thuật được chỉ định với những u ảnh hưởng tới chức năng hoặc gây biến dạng. Đó là:

U ở vùng niêm mạc.

U ở mắt, ống tai, đường thở.

U có nguy cơ lan tỏa xâm lấn.

Tùy từng trường hợp cụ thể mà chúng ta cần phối hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau để có hiệu quả cao.

 

Qua bài viết chúng ta biết thêm một bệnh rất hay gặp ở trẻ sơ sinh u máu. Bệnh u máu trẻ sơ sinh đa số lành tính và thường tự hết khi trẻ lớn, tuy nhiên có một số vị trí đặc biệt cần can thiệp ngay để không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

 

>>> Xem thêm:

Bài viết cùng chủ đề

Tạm biệt chứng biếng ăn, ốm vặt ở trẻ

Tới nhà anh Trương Công Độ, thấy hai bố con đang ngồi chơi, tôi cất tiếng: “ Chào hai bố con, em là hàng xóm mới, có chút quà gọi là....”

Bí quyết giúp con yêu hết biếng ăn, viêm đường hô hấp

Từ xa, tôi đã nhìn thấy cái dáng lon ton chập chững biết đi của bé Lê Hằng Tuyết Nhi 18 tháng. Vừa bước lại gần, thấy tôi, bé chỉ chỉ vào giỏ quả của tôi và nói: “ Cô, cô, quả, quả, cho con…”

Khắc phục rối loạn tiêu hóa cho trẻ bằng cách nào?

Bé nhà em 23 tháng tuổi vừa kết thúc đợt điều trị viêm phế quản ở bệnh viện được khoảng 1 tháng nay.

Tìm hiểu về ngộ độc thức ăn và hiện tượng say nắng ở trẻ

Ngộ độc thức ăn và hiện tượng say nắng xảy ra khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay, vậy những vấn đề này xuất phát từ những nguyên nhân nào? cách sơ cứu và phòng ngừa ra sao?
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniKiddy 30v

BoniKiddy 30v

Loại: Giá: Số lượng:
BoniKiddy 30v 230.000đ/Hộp
BoniKiddy 60v 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị ho dai dẳng?

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị ho dai dẳng?

Bài viết dưới đây sẽ trình bày các mẹo giúp cải thiện tình trạng trẻ bị ho đơn giản từ thiên nhiên và biện pháp phòng ngừa hiệu quả, mời các bạn cùng đón đọc!

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi