Rôm là hiện tượng hay gặp ở trẻ em, vào mùa nóng. Nguyên nhân chính là do thời tiết nóng nực, mồ hôi của trẻ tiết ra nhiều nhưng không ra được hết, ứ lại ở ống bài tiết. Bài viết sau chúng ta cùng tìm hiểu về triệu chứng bệnh và cách phòng ngừa nhé.
Triệu chứng của bệnh rôm sảy ở trẻ.
Trên da nổi lên nhiều sẩn nhỏ lấm tấm màu hồng, mọc thành từng đám có khi dày đặc. Ở những vùng mồ hôi tiết ra nhiều như trán, cổ, lưng, ngực, các nếp gấp của cơ thể càng có nhiều rôm. Khi thời tiết mát mẻ rôm cũng lặn hết, không có hại gì.
Phòng ngừa chứng rôm sảy ở trẻ.
- Nhà ở rộng rãi, thoáng mát cho trẻ.
- Những ngày nóng tránh để tiếp xúc nhiều quá với ánh nắng, nơi đông người để tránh trẻ ra nhiều mồ hôi.
- Mặc quần áo bằng vải cotton, mỏng, rộng, nhạt màu để dễ thấm mồ hôi. Không dùng vải có nhiều nilon gây nóng.
- Tắm rửa thường xuyên cho trẻ để giữ da sạch sẽ, mồ hôi được bài tiết dễ dàng.
- Rắc phấn rôm ở nơi có nhiều mồ hôi làm cho da dẻ mát mẻ, dễ chịu.
- Cho trẻ uống nước đầy đủ.
- Không nên dùng bất cứ loại thuốc nào. Nếu có thì phải có ý kiến của bác sĩ da liễu.
Mách bạn mẹo hay trị rôm sảy.
Hãy giã nát hạt của cây thì là trộn lẫn với dầu dừa và thoa lên da bé, để trong vòng 1 giờ thì tắm lại với nước.
Trộn bột gỗ của cây đàn hương với nước hoa hồng, dùng để thoa lên da bé, cũng sẽ nhanh chóng cải thiện tình hình.
Tắm cho trẻ hàng ngày với nước cho pha nước cốt chanh.
Dùng nước dừa để tắm cho trẻ hàng ngày. Cũng có thể dùng nước lá chè xanh để tắm cho trẻ.
Cách phòng tránh bệnh rôm sảy cho trẻ.
- Không nên ủ trẻ quá kỹ hay mặc quá nhiều quần áo cho bé.
- Hạn chế để trẻ đi ra nắng. nên cho trẻ tắm nước mát, uống đủ nước.
- Tránh làm trầy xước các vết rôm sảy, bởi lẽ khi bị trầy xước da, dễ dẫn đến việc nhiễm trùng da.
- Ngoài ra, cũng cần lưu ý trong việc chăm sóc và bảo vệ làn da mỏng manh của bé. Để làm được điều này các bậc cha mẹ chỉ cần tuân theo những tiêu chí đơn giản sau đây:
- Hạn chế không cho trẻ ra nắng từ 10 giờ sáng và vật dụng có thể gây dị ứng.
Chú ý:
- Nhớ dùng thuốc trong các đợt bệnh bộc phát. Điều quan trọng trong bệnh chàm là cắt đứt cái vòng luẩn quẩn: ngứa rồi gãi, càng gãi càng ngứa.
- Nếu bị nhiễm trùng thứ cấp, có thể dùng Ampicilline, Amoclavic. Ngoài ra, có thể dùng các vitamin A, B1, B2, B12, PP, C, E, Fulseed, Cystine B6, Hyposulfene.
- Thuốc chống ngứa bao gồm: Pheramine 4mg, Fastcet 10mg hay Clarityl 10mg. Tuy nhiên, người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa để có chỉ định cụ thể.
Tình trạng rôm sảy rất dễ gặp khi mắc phải đặc biệt trong những năm tháng đầu đời vì khi đó làn da trẻ rất mỏng manh, nhạy cảm. Hy vọng qua bài viết các ông bố bà mẹ sẽ biết cách nhận ra bệnh để có phương án điều trị hợp lý nhất.
>>> Xem thêm: