Dị ứng sữa ở trẻ và những điều cha mẹ cần xử lý

Cập nhập: Thứ ba, 15/02/2022

dị ứng sữa ở trẻ

 

Trẻ em thường dị ứng sữa do hệ miễn dịch phản ứng quyết liệt với những thành phần protein trong sữa. Nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa được xác định, song người ta cho rằng có thể do các yếu tố di truyền kết hợp với việc cho trẻ bú sữa bò hay sữa đậu nành quá sớm.

 

Triệu chứng bệnh dị ứng sữa ở trẻ.

Triệu chứng của dị ứng sữa bò nói chung thường xuất hiện trong vòng 6 tháng tuổi và thuộc 1 trong 2 kiểu phản ứng: nhanh hoặc chậm.

-  Kiểu phản ứng dị ứng nhanh thường xảy ra đột ngột với các biểu hiện như ói mửa, thở khò khè, nổi ban đỏ, mặt sưng phù. Nặng hơn là phản ứng phản vệ toàn thân.

-  Biểu hiện của phản ứng dị ứng chậm thường nhẹ hơn hoặc không rõ ràng như trẻ bứt rứt khó chịu, quấy khó thường xuyên, ói mửa, đau bụng, đi cầu phân lỏng (có thể dính ít máu), chậm tăng cân và tăng trưởng không đạt mức bình thường. Những triệu chứng này thường khó chẩn đoán vì rất giống với biểu hiện của nhiều bệnh lý khác. Hầu hết  trẻ ở thể này sẽ qua tình trạng bất dung nạp sữa lúc 2 tuổi.

Cần phân biệt triệu chứng dị ứng sữa bò với sự bất dung nạp Lactose, trong đó trẻ thường bị chướng bụng, đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy do không tiêu hóa được đường Lactose trong sữa.

 

Làm gì để chẩn đoán bệnh chính xác.

-  Xét nghiệm phân. Phân của trẻ bị dị ứng sữa bò thường có lẫn máu, trong khi phân của trẻ bị bất dung nạp Lactose lại có tính axit và chứa thành phần đường không tiêu hóa được.

-  Xét nghiệm thử phản ứng dị ứng trên da. Nếu thấy nổi một đốm đỏ và cứng ở chỗ tiêm thì có phản ứng. Tuy nhiên, test này chưa phải là đặc hiệu vì nhiều trẻ nhỏ bị dị ứng với sữa bò vẫn cho kết quả âm tính, trong khi nhiều em lớn hơn không bị dị ứng lại cho kết quả dương tính.

Nguyên tắc điều trị dị ứng sữa bò chủ yếu là:

-  Tránh tác nhân gây dị ứng và thay đổi lối sống: Nếu trẻ bị dị ứng thuộc kiểu phản ứng nhanh, cần chuyển sang dùng sữa đậu nành. Nếu không có hiệu quả thì tiếp tục chuyển sang những loại thực phẩm có thành phần protein ít gây phản ứng dị ứng như sữa gạo, sữa hạnh nhân và những sản phẩm ghi nhãn là Non-dairy hay Pareve. Thời gian sử dụng các sản phẩm thay thế kéo dài từ 2 đến 12 tháng, sau đó cho trẻ dùng lại sữa bò để kiểm tra sự dung nạp. Nếu vẫn còn dị ứng thì tiếp tục dùng lại sản phẩm thay thế và cứ 3-6 tháng lại kiểm tra một lần.

Ngoài ra, có thể chuyển sang bú mẹ nếu trẻ còn nhỏ và mẹ còn sữa, tuy nhiên chế độ ăn của mẹ cần loại bỏ những thực phẩm chứa sữa, do các protein trong sữa bò có thể đi qua sữa mẹ.

-  Dùng các thuốc như Cromolyn, Ketorifen và các thuốc ức chế tổng hợp Prostaglandin theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc Epinephrine được sử dụng trong trường hợp bị phản ứng phản vệ cấp tính.

 

Cách phòng ngừa bệnh dị ứng sữa ở trẻ.

-  Luôn kiểm tra thành phần ghi trên nhãn sản phẩm trước khi sử dụng. Ngay cả những sản phẩm dùng quen vẫn phải đọc lại nhà sản xuất có thể thay đổi thành phần.

-  Cần báo cho người chăm sóc trẻ như người trông trẻ, cô giáo, ông bà… về tình trạng dị ứng của trẻ.

-  Phải ghi rõ tiền sử dị ứng của trẻ trong hồ sơ liên quan.

-  Chuẩn bị sẵn một số thuốc chống dị ứng tại nhà để dùng khi cần thiết.

-  Nếu trẻ bị phản ứng phản vệ cấp, cần nhanh chóng đưa đi bệnh viện.

Trên đây là những thông tin đến cha mẹ về căn bệnh hiếm gặp dị ứng sữa ở trẻ mà cha mẹ cần lưu tâm, hy vọng sẽ giúp phụ huynh chăm con mình được toàn diện nhất cả về tinh thần và thể chất.

 

>>> Xem thêm:

Bài viết cùng chủ đề

Tìm hiểu về ngộ độc thức ăn và hiện tượng say nắng ở trẻ

Ngộ độc thức ăn và hiện tượng say nắng xảy ra khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay, vậy những vấn đề này xuất phát từ những nguyên nhân nào? cách sơ cứu và phòng ngừa ra sao?

Lau mát hạ sốt cho bé tại nhà

Sốt là một triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Các bà mẹ trẻ thường rất lo lắng mỗi khi bé bị sốt và bối rối không biết phải làm sao. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này nhé !

Viêm phế quản ở trẻ và những điều cần biết cho các bậc làm cha mẹ

Viêm phế quản ở trẻ em là một căn bệnh phổ biến ở các bé từ 6 tháng đến 3 tuổi. Trang bị kiến thức về căn bệnh này sẽ giúp cho các bậc phụ huynh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con yêu tốt hơn.

Ngộ độc thực phẩm ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử trí

Ngộ độc thực phẩm ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử trí

Trẻ bị viêm phế quản uống thuốc gì? Bé bị viêm phế quản bao lâu thì khỏi?

Với hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, trẻ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Trong đó, viêm phế quản ở trẻ là một trong những bệnh thường gặp nhất. Bệnh thường sẽ được giải quyết đơn giản nếu cha mẹ hiểu rõ về bệnh và nắm được những nguyên tắc khi trẻ bị bệnh
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniKiddy 30v

BoniKiddy 30v

Loại: Giá: Số lượng:
BoniKiddy 30v 230.000đ/Hộp
BoniKiddy 60v 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi