Bỏ thuốc lá là việc nên làm với tất cả những ai đang nghiện thứ độc hại này. Đặc biệt, với người bệnh tiểu đường, nó là điều rất quan trọng và họ cần phải bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt. Vì sao lại như vậy và cần làm gì để bỏ thuốc lá thành công? Câu trả lời sẽ có trong bài viết ngay sau đây!
Bỏ thuốc lá quan trọng như thế nào với người bệnh tiểu đường?
Một số thông tin cần biết về bệnh tiểu đường
Để giúp bạn hiểu hơn về vai trò của bỏ thuốc lá với người bệnh tiểu đường, trước tiên chúng tôi sẽ đưa ra những thông tin quan trọng về căn bệnh này.
Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa glucose, dẫn tới lượng đường tăng cao trong máu và các tế bào bị thiếu năng lượng để hoạt động. Khi lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao và lên xuống thất thường, chúng sẽ làm tổn thương thành mạch và dây thần kinh, từ đó gây ra nhiều biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh.
Ở đây có hai vấn đề của bệnh tiểu đường liên quan đến khói thuốc lá mà bạn cần chú ý đó là những yếu tố ảnh hưởng đến mức đường huyết và việc lượng đường trong máu cao gây tổn thương như thế nào đến mạch máu.
Bệnh tiểu đường xảy ra khi tuyến tụy không sản sinh hoặc sản sinh rất ít insulin hoặc khi cơ thể không phản ứng với insulin (hay còn gọi là đề kháng insulin). Sự đề kháng insulin càng nghiêm trọng thì bệnh tiểu đường càng khó kiểm soát, khiến lượng đường trong máu tăng cao, khó giảm.
Đường huyết cao sẽ gây tổn thương mạch máu trên khắp cơ thể (mao mạch thận, vi mạch đáy mắt, động mạch vành…), từ đó gây ra các biến chứng như suy thận, giảm thị lực, mù mắt, nhồi máu cơ tim…
Bệnh tiểu đường là gì?
Khi nắm rõ vấn đề kể trên, bạn sẽ hiểu được một cách cặn kẽ hơn việc bỏ thuốc lá quan trọng như thế nào với người bệnh tiểu đường.
Bỏ thuốc lá quan trọng như thế nào với người bệnh tiểu đường?
Hút thuốc lá sẽ tác động khiến người bệnh tiểu đường khó giảm đường huyết và làm tăng nguy cơ biến chứng, cụ thể:
- Nicotin vào máu gây co thắt những mạch máu nhỏ, làm chậm sự hấp thu của insulin khi tiêm, dẫn đến hậu quả là khó kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân sử dụng insulin.
Hút thuốc lá làm tăng kháng insulin ở tế bào
- Nicotin trong khói thuốc làm tăng kháng insulin ở tế bào, từ đó làm tăng đường huyết.
- Thuốc lá làm tổn thương mạch máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch: Hút thuốc lá làm cơ thể tăng sản sinh cholesterol xấu là LDL và làm giảm sản sinh cholesterol tốt HDL. Ngoài ra, các chất độc trong khói thuốc như CO và nicotin còn gây tổn thương nội mạc mạch máu. Kết hợp hai cơ chế này, cholesterol LDL bám vào nơi nội mạc bị tổn thương tạo thành những mảng xơ vữa. Như vậy, thuốc lá và lượng đường trong máu cao sẽ cùng lúc tấn công thành mạch gây xơ vữa, làm tăng nguy cơ biến chứng trên tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,…
Hút thuốc lá thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch ở bệnh nhân tiểu đường
- Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ cao huyết áp do nó đẩy nhanh quá trình vữa xơ động mạch. Trong khi đó, tăng huyết áp sẽ là yếu tố thúc đẩy hình thành các biến chứng trên thận và bệnh võng mạc mắt ở bệnh nhân đái tháo đường.
- Khi hút thuốc lá, con người sẽ đưa thêm một lượng lớn khí CO2 từ khói thuốc vào cơ thể. Chất này ngăn cản oxy kết hợp với hồng cầu. Để bù đắp lại, cơ thể tăng sản xuất hồng cầu và đó chính là một trong những tác nhân làm tăng biến chứng suy thận, mù mắt, hoại tử bàn chân, đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường.
Như vậy, hút thuốc lá là một trong những thủ phạm khiến người bệnh tiểu đường khó kiểm soát đường huyết và tăng nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, nếu không bỏ thuốc lá thì bạn sẽ còn phải đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Hút thuốc lá gây ra những bệnh lý nguy hiểm nào?
Khi hút thuốc lá thường xuyên, con người sẽ phải đối mặt với những bệnh lý nguy hiểm khác như:
- Các bệnh ung thư: Ngoài ung thư phổi, khói thuốc lá còn gây các bệnh ung thư khác như ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung thư đại tràng…
- Bệnh tim mạch: Đau tức ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
- Bệnh lý tại phổi: Giãn phế nang, viêm phế quản mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), ung thư phổi…
- Suy giảm ham muốn tình dục, yếu sinh lý, rối loạn cương dương…
- Lão hóa sớm, gây vàng răng, da nhăn nheo, hơi thở có mùi khó chịu…
Nếu đang bị bệnh tiểu đường mà mắc thêm những bệnh kể trên thì rất sớm thôi, bạn sẽ phải đối mặt với “tử thần”. Giải pháp tối ưu dành cho bạn bây giờ đó là có biện pháp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, đồng thời bỏ thuốc lá hiệu quả.
Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi
Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách nào?
Để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, bạn cần kết hợp đồng thời các phương pháp sau đây:
Tuân thủ theo điều trị của bác sĩ
Tùy thuộc mức độ bệnh và tình trạng của từng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ kê loại thuốc (thuốc hạ đường huyết đường uống, insulin), liều lượng phù hợp. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng/giảm liều hoặc ngưng sử dụng thuốc.
Xây dựng và thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
Chia nhiều bữa nhỏ trong ngày; hạn chế dùng thực phẩm giàu tinh bột (cơm, bún, phở…), hạn chế thực phẩm giàu đường (bánh kẹo, mứt, hoa quả ngọt,...); ăn nhiều rau xanh và hoa quả ít ngọt (táo, cam, ổi…); tập thể dục đều đặn hàng ngày, vừa sức…
Người bệnh tiểu đường cần xây dựng và thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
Sử dụng BoniDiabet + của Mỹ với liều 4-6 viên/ngày
BoniDiabet + là sản phẩm được nhập khẩu từ Mỹ, nó không chỉ giúp hạ đường huyết về ngưỡng an toàn mà còn giúp ổn định, tránh để nồng độ đường trong máu lên xuống thất thường, phòng ngừa các biến chứng trên mắt, thận, thần kinh, tim mạch. Tác dụng đó đến từ các thành phần như sau:
- Các thảo dược tự nhiên: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi. Các thành phần này giúp hạ đường huyết một cách an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, thành phần quế trong BoniDiabet + giúp hạ cholesterol, lô hội giúp các vết thương của người bệnh tiểu đường nhanh lành hơn.
- Các nguyên tố vi lượng: Các nguyên tố vi lượng như magie, kẽm, selen, crom đều đã được chứng minh rất quan trọng trong việc giúp tăng độ nhạy của tế bào với insulin, điều hòa đường huyết, giúp phòng ngừa các biến chứng tiểu đường hiệu quả.
- Acid alpha lipoic, acid folic, vitamin C: Giúp phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường trên tim mạch, mắt, thận và phòng ngừa tai biến mạch máu não, tối ưu hóa tác dụng của thuốc hạ đường huyết tây y thông qua khả năng huy động đường trong máu vào bắp thịt, kích hoạt chức năng điều chỉnh đường huyết của tụy tạng.
Hiệu quả của BoniDiabet + đã được chứng minh bởi kiểm nghiệm lâm sàng. Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông cho kết quả: 96,67% bệnh nhân tiểu đường có cải thiện tốt và khá sau 3 tháng sử dụng BoniDiabet +.
Sản phẩm BoniDiabet +
Làm sao để bỏ thuốc lá thành công?
Để bỏ thuốc lá thành công một cách dễ dàng, giảm thiểu được tối đa triệu chứng khó chịu của hội chứng cai thuốc lá thì bạn nên sử dụng sản phẩm Boni-Smok. Trong một thử nghiệm lâm sàng được thực hiện tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương, kết quả cho thấy, chỉ sau 1 tuần, có 72.7% người bỏ thuốc thành công khi dùng sản phẩm này.
Hiệu quả của Boni-Smok đến từ cơ chế tác dụng độc đáo như sau: Khi dùng sản phẩm đúng cách, các thành phần trong Boni-Smok sẽ phản ứng với nicotin trong khói thuốc tạo ra vị đắng ngắt. Vì vậy, bạn thấy khói thuốc không còn “ngon” như trước và phải bỏ ngay điếu thuốc đó đi, điều này giúp bạn giảm thiểu được tối đa cảm giác thèm thuốc. Mỗi lần dùng Boni-Smok, bạn bỏ được một điếu thuốc. Một ngày bạn súc miệng 5-6 lần, sẽ bỏ được 5-6 điếu thuốc. Số điếu thuốc vì thế giảm dần mỗi ngày mà không phải bỏ đột ngột. Dần dần, bạn dễ dàng bỏ thuốc thành công, hạn chế được tối đa các triệu chứng của hội chứng cai thuốc lá.
Cơ chế tác dụng của Boni-Smok
Cách dùng Boni-Smok
Khi thèm thuốc, người dùng súc miệng với Boni-Smok, sục qua sục lại sao cho Boni-Smok bao phủ được toàn bộ khoang miệng, sau đó nhổ đi. Ngay lúc này, người dùng hút luôn một điếu thuốc lá. Boni-Smok sẽ phản ứng với nicotin trong khói thuốc tạo ra vị đắng ngắt, khó chịu. Chính vị đắng này khiến người dùng không thể tiếp tục hút hết điếu thuốc. Cảm giác thèm thuốc cũng mất đi.
Nhờ vậy, mỗi lần dùng Boni-Smok, người dùng sẽ bỏ được 1 điếu thuốc. Số điếu thuốc giảm dần theo từng ngày cho đến khi bỏ được hoàn toàn.
Bạn súc Boni-Smok thật kỹ, sục qua sục lại và khò khò sâu trong cổ họng
Boni-Smok giá bao nhiêu?
Boni-Smok có 2 dạng đóng gói:
1 Lọ Boni-Smok 250ml có giá 180.000 VNĐ
1 Lọ Boni-Smok 150ml có giá 155.000 VNĐ
Mua Boni-Smok ở đâu?
Ra đời từ năm 2008 đến nay, nước súc miệng Boni-Smok đã được phân phối rộng rãi tại các nhà thuốc tây, trở thành sản phẩm giúp bỏ thuốc lá phổ biến nhất hiện nay. Vì vậy, bạn có thể ra nhà thuốc lớn gần nhà để mua sản phẩm.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được vai trò quan trọng của việc bỏ thuốc lá với người bệnh tiểu đường, đồng thời có cho mình phương pháp kiểm soát đường huyết và bỏ thuốc lá hiệu quả nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe.
XEM THÊM: