Tìm hiểu về bệnh động kinh ở trẻ em

Cập nhập: Thứ tư, 16/02/2022

Bệnh động kinh ở trẻ em có tỷ lệ khá lớn khiến cho nhiều cha mẹ lo lắng. Theo thống kê, tỷ lệ mắc động kinh ở Việt Nam là 0,5%, trong đó trẻ em chiếm tới 30%. Vậy bệnh động kinh ở trẻ em do nguyên nhân nào? Có mấy loại bệnh động kinh ở trẻ em? Cách xử trí khi trẻ bị động kinh như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây nhé.

 

 

 

 

Bệnh động kinh là gì?

 

    Động kinh là sự rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương do sự phóng điện đột ngột quá mức, nhất thời của các tế bào thần kinh ở não. Bệnh có những biểu hiện đặc trưng bằng những cơn co giật, rối loạn hành vi, cảm giác, có thể bao gồm rối loạn ý thức. 

 

Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh động kinh

 

  • Nguyên nhân mắc bệnh động kinh theo nhóm tuổi

  • Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi: Nguyên nhân gây động kinh có thể do nhiễm trùng hệ thần kinh, dị tật bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa, giảm canxi, giảm đường máu, rối loạn mạch máu, nhóm bệnh thần kinh da, sau xuất huyết não.

  • Trẻ trên 1 tuổi: Di chứng tổn thương não thời kỳ chu sinh, rối loạn chuyển hóa, giảm canxi, giảm đường máu, sau chấn thương sọ não hoặc sau các bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.

  • Cơ chế bệnh sinh

  • Biến đổi bất thường các dòng ion Kali và Natri qua màng tế bào. Thiếu dòng điện phụ thuộc, thiếu màng ATP có trách nhiệm vận chuyển ion.

  • Tăng kích thích vào Glutamate, giảm ức chế gamma aminobutyric acid (Gaba).

  • Mất cân bằng giữa hệ thống ức chế và hưng phấn của màng neuron gây ra tăng hoạt động đồng bộ của một quần thể.

 

Phân loại bệnh động kinh ở trẻ em

 

Về mặt lâm sàng, các cơn động kinh được chia làm 3 loại chính, mỗi loại có những triệu chứng khác nhau:

 

  • Cơn toàn thể

  • Bệnh nhân bị co giật toàn thân, cứng người, sùi bọt mép…

  • Cơn cục bộ

  • Co giật ở một phần cơ thể.

  • Rối loạn cảm xúc, hành vi: Trẻ đang học trong lớp bỗng đứng dậy đi đi lại lại, hoặc bỏ chạy ra ngoài, thay đổi sắc mặt, miệng nhai (mặc dù không có thức ăn) hoặc cởi áo, đập phá vô cớ. Cơn này thường kéo dài 5 đến 10 phút (thậm chí 30 phút), khi hết cơn trẻ trở lại bình thường.

  • Cơn vắng ý thức thoáng qua

  • Ngưng hoạt động trong chốc lát, không biết chuyện gì đang xảy ra xung quanh. Cơn này chỉ kéo dài vài giây.

 

   Trong số các nguyên nhân gây bệnh động kinh, chấn thương đầu chiếm tỷ lệ lớn. Theo thống kê 14% số trẻ mắc bệnh này có tiền sử chấn thương. Trẻ có thể lên cơn động kinh vài tuần hoặc vài năm sau khi xảy ra tai nạn.

 

Cách xử trí và điều trị khi trẻ bị động kinh

 

   Đối với trẻ có tiền sử sốt cao co giật, việc điều trị dự phòng bệnh động kinh cần được tiến hành ở những trẻ có các đặc điểm sau:

 

  • Chậm phát triển tinh thần, kèm những bất thường về thần kinh.

  • Xuất hiện co giật ngay cả khi sốt không cao (dưới 38,5 độ C).

  • Cơn co giật kéo dài, có thể trên 20 phút.

  • Co giật từng phần của cơ thể (như nửa bên phải hoặc nửa bên trái, mắt...).

 

   Khi trẻ lên cơn động kinh, bạn nên giữ trẻ ở một tư thế an toàn, tránh để trẻ va vào những vật cứng nhọn như nền xi măng, thành giường... Đặt đầu trẻ nghiêng qua một bên để đờm nhớt (nếu có) chảy ra. Với gia đình có trẻ bị động kinh nên chuẩn bị sẵn một cây ngáng lưỡi có quấn gạc bông gòn mềm, nhưng chỉ sử dụng khi trẻ có nguy cơ cắn vào lưỡi (vì có thể gây tổn thương môi, răng và lưỡi do dùng que này).

 

   Tránh giật tóc hoặc kéo tay chân trẻ vì động tác này sẽ dễ khiến trẻ bị gãy xương. Tuyệt đối không đổ thuốc nước cam thảo hay nước chanh vào miệng để không gây biến chứng đáng tiếc hoặc nghẹt thở. Cơn co giật thường diễn ra trong 5 - 10 phút, nếu trên 15 phút thì cần phải đưa ngay đến cơ sở y tế.

 

   Việc điều trị sớm và đúng có thể hạn chế nguy cơ chậm phát triển tâm thần và biến đổi nhân cách của trẻ, trừ những trường hợp đã có tổn thương thực thể ở não (như viêm não, viêm màng não, chấn thương sọ não nặng). Khoảng 20 - 30% người bị động kinh không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, việc điều trị vẫn làm cho các cơn động kinh xuất hiện thưa hơn.

 

   Trên đây là bài viết tìm hiểu về bệnh động kinh ở trẻ em. Hy vọng rằng, bài viết này mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Khi trẻ bị bệnh chân tay miệng nên kiêng gì?

Bệnh chân tay miệng là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan từ người này sang người khác theo đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi họng, nước bọt, dịch nốt phỏng hay phân của người bệnh và dễ gây thành dịch

Phân biệt các loại sốt thường gặp ở trẻ em mà cha mẹ cần biết

Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại sự tấn công của một loại virus hay vi khuẩn nào đó.

Bí quyết hay, đánh bay biếng ăn, ốm vặt ở trẻ

  6 tháng tuổi bé Nhật Duy đã phải nhập viện vì viêm phổi nặng, từ đó về sau là những lần ra vào thăm bệnh viện nhiều như “cơm bữa”.

Quảng Nam: BoniKiddy - Giải pháp giúp bé hết biếng ăn, viêm đường hô hấp

Chị Nguyễn Thị Kiều Vương 35 tuổi tại tổ 7 thôn Nông Hà, xã Cẩm Kim, Hội An, Quảng Nam chia sẻ

Vì sao trẻ ăn nhiều mà không tăng cân? – Nguyên tắc “vàng” giúp mẹ chăm con khôn lớn và khỏe mạnh

Nhiều bậc cha mẹ vẫn luôn cho rằng do cơ thể bé kém hấp thu hoặc do cơ địa của trẻ như vậy nên những đứa con nhỏ của họ dù ăn nhiều vẫn gầy yếu, còi cọc. Thực tế chỉ đúng một phần. Vậy chính xác vì sao trẻ ăn nhiều mà không tăng cân?
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniKiddy 30v

BoniKiddy 30v

Loại: Giá: Số lượng:
BoniKiddy 30v 230.000đ/Hộp
BoniKiddy 60v 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi