Viêm loét đại tràng (có tên tiếng anh là Ulcerative colitis UC) là một bệnh mãn tính đường ruột gây viêm, loét phát triển ở đại tràng và trực tràng. Trong giai đoạn bùng phát của bệnh, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như đau bụng dữ dội, đi vệ sinh ra máu, tiêu chảy nghiêm trọng,… Dưới đây là 7 sai lầm thường gặp khiến bệnh viêm loét đại tràng của bạn bị bùng phát khiến các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.
Bệnh viêm loét đại tràng rất dễ bùng phát nếu không được kiểm soát tốt.
Bạn tự ý dừng thuốc viêm loét đại tràng.
Tùy các triệu chứng và mức độ của bệnh mà bác sĩ kê cho bạn những loại thuốc điều trị viêm loét đại tràng khác nhau, bạn nên tuân thủ điều trị và không nên tự ý dừng thuốc dù bệnh đã đỡ hơn.
Một báo cáo đăng trên Tạp chí Intestinal Research (tạp chí của Hiệp hội nghiên cứu các bệnh đường ruột Hàn Quốc) năm 2017 cho biết: “Việc không tuân thủ dùng thuốc đang là một vấn đề nghiêm trọng và thường gặp của bệnh nhân viêm ruột khiến các triệu chứng của họ xuất hiện trở lại và trầm trọng hơn”.
Bệnh nhân viêm loét đại tràng nên uống thuốc đúng chỉ định của bác sĩ điều trị và chỉ dừng hoặc giảm liều thuốc khi có sự đồng ý của bác sĩ.
Bạn không kiểm soát tốt sự căng thẳng của bản thân
Những người bệnh viêm loét đại tràng thường trải qua một sự kiện nào đó gây căng thẳng trước khi bị bùng phát bệnh.
Căng thẳng là một nguyên nhân gây bùng phát bệnh viêm loét đại tràng.
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 3 năm 2019 trên Tạp chí Journal of Crohn’s and Colitis ( tạp chí chính thức của Tổ chức Viêm đại tràng và Crohn Châu Âu) đã theo dõi 417 người mắc viêm ruột, bao gồm cả viêm loét đại tràng. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những bệnh nhân bị bùng phát bệnh đã trải qua một sự kiện căng thẳng trong vòng 3 tháng trước đó.
Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2019 trên tạp chí Frontiers in Pediatrics (Thụy Sĩ), căng thẳng gây tăng viêm trong ruột, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm loét đại tràng. Ngoài ra, căng thẳng còn ảnh hưởng đến thói quen thông thường của bệnh nhân như thói quen ăn uống, giấc ngủ và thói quen dùng thuốc.
Vì vậy, bệnh nhân viêm loét đại tràng cần phải kiểm soát tốt căng thẳng để không gây bùng phát bệnh. Một số phương pháp kiểm soát căng thẳng: tập thể dục, tập thiền hoặc yoga,…
Bạn vẫn ăn những thực phẩm gây kích thích
Có rất nhiều thực phẩm gây ra các triệu chứng hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm loét đại tràng, ví dụ: đầy hơi, tiêu chảy và chuột rút. Các thực phẩm đó có thể kể đến như: thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm giàu chất béo bão hòa, thực phẩm giàu đường bổ sung, thực phẩm giàu các chất xơ không hòa tan,….
Thực phẩm nhiều đường bổ sung thường gây kích thích bệnh viêm loét đại tràng.
Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng không có loại thực phẩm nào hợp hoặc không hợp với tất cả mọi người, vì vậy trong quá trình ăn uống, bạn cần chú ý xem thực phẩm nào không hợp với bản thân, ghi chú lại để xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp cho riêng mình.
Bạn đang không ăn đủ dinh dưỡng
Bệnh nhân viêm loét đại tràng thường có triệu chứng chán ăn, điều đó khiến họ bị thiếu chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng và giảm cân không mong muốn. Vì vậy, điều quan trọng là bệnh nhân viêm loét đại tràng phải có một chế độ ăn cân bằng và lành mạnh.
Theo Tổ chức Crohn's & Colitis Foundation of America, một số thực phẩm tốt cho bệnh nhân viêm loét đại tràng là:
- Trái cây: chuối, quả mâm xôi, táo, trái cây trộn
- Rau: bí, cà rốt nấu chín mềm, đậu xanh, các loại rau lá xanh
- Thực phẩm giàu acid béo omega – 3: các loại cá dầu (cá hồi, cá ngừ, cá thu), hạt óc chó, hạt chia, dầu hạt lanh,…
- Nghệ: nghệ vàng có tác dụng giảm bớt chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, ngoài ra nghệ còn có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn mạnh, từ đó hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh viêm loét đại tràng.
Như đã nói ở trên, không có thực phẩm nào hợp hoặc không hợp với tất cả mọi người, vì vậy bệnh nhân viêm loét đại tràng cần theo dõi phản ứng của cơ thể và có một chế độ ăn cho riêng mình.
Bạn không uống đủ nước
Uống không đủ nước khiến các triệu chứng của bệnh viêm loét đại tràng trầm trọng hơn, nhất là khi bệnh nhân bị tiêu chảy. Việc thiếu nước sẽ có hại cho sức khỏe đường ruột nói riêng và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân nói chung.
Trong thời gian bùng phát bệnh viêm loét đại tràng, bệnh nhân càng uống nhiều nước càng tốt. Đặc biệt là các loại nước ép rau củ quả như nước ép cần tây, nước ép củ dền, nước ép bắp cải,… Tuy nhiên, bệnh nhân nên tránh nước ép đào, nước ép mận, nước ép lê,… những loại nước ép này có thể gây kích ứng đại tràng của bệnh nhân.
Bạn uống các chất kích thích như cà phê, trà, đồ uống có cồn và đồ uống có ga
Cà phê khiến các triệu chứng viêm loét đại tràng tồi tệ hơn.
Caffein ( trong cà phê và trà) và các loại đồ uống có cồn gây kích thích nhu động ruột, khiến các triệu chứng của bệnh viêm loét đại tràng trở nên tồi tệ hơn, ví dụ bạn sẽ bị đau bụng và tiêu chảy nhiều hơn.
Đồ uống có ga khiến bệnh nhân viêm loét đại tràng bị đầy hơi khó chịu.
Bạn không chia nhỏ bữa ăn
Việc ăn nhiều và ăn no khiến ruột phải hoạt động nhiều hơn, khiến bệnh viêm loét đại tràng trầm trọng hơn. Vì vậy bệnh nhân viêm loét đại tràng nên chia nhỏ bữa ăn để giảm gánh nặng cho đại tràng.
Bệnh nhân nên cân nhắc ăn 5 – 6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa ăn lớn mỗi ngày.
Để kiểm soát bệnh viêm loét đại tràng hiệu quả, ngoài tránh 7 sai lầm trên đây thì người bệnh có thể tham khảo và sử dụng sản phẩm BoniBaio + của Mỹ - Sản phẩm chuyên biệt dành cho bệnh nhân viêm loét đại tràng:
Thành phần chính của BoniBaio + gồm có:
- 6 tỷ lợi khuẩn đường ruột của hai chủng Lactobacillus và Bifidobacterium: giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa, làm lành các vết loét, và ngăn chặn vi khuẩn có hại sinh sôi.
- 5-HTP: đóng vai trò là nguyên liệu để lợi khuẩn tổng hợp nên serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh giúp giảm căng thẳng, stress. Nhờ đó, BoniBaio + sẽ tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây viêm đại tràng mãn tính và hội chứng ruột kích thích
- L-arginine, lô hội, lá bạc hà, papain từ đu đủ: giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.
- Bạch truật: giúp điều hòa và ổn định nhu động ruột, nhuận tràng ở người bệnh táo bón và cầm tiêu chảy ở người đang bị đi ngoài nhiều lần. Hoàng liên giúp giảm tình trạng đi ngoài nhiều lần. Inulin, hạt thì là giúp giảm tình trạng táo bón.
- Lá bài hương, du đỏ, gừng: giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng, giảm đau đại tràng.
Khi sử dụng BoniBaio+ với liều 2-6 viên mỗi ngày, đủ liệu trình 3 tháng, người bệnh sẽ không còn phải lo lắng về những cơn đau đại tràng và tình trạng rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón,...
BoniBaio + là giải pháp toàn diện để kiểm soát viêm loét đại tràng.
Mong rằng bài viết này giúp bạn biết được 7 sai lầm thường gặp ở bệnh nhân viêm loét đại tràng khiến bệnh bùng phát và có các triệu chứng trầm trọng hơn. BoniBaio + của Mỹ là một sản phẩm từ thảo dược có tác dụng toàn diện, an toàn giúp bệnh nhân kiểm soát tốt bệnh viêm loét đại tràng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh viêm loét đại tràng và sản phẩm BoniBaio +, mời bạn gọi đến tổng đài miễn cước 1800.1044 để được các dược sĩ có chuyên môn tư vấn miễn phí.
XEM THÊM: