Tìm hiểu các thuốc chống co thắt cơ trơn cho người hội chứng ruột kích thích

Cập nhập: Thứ hai, 18/09/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Người bệnh hội chứng ruột kích thích thường xuyên phải chịu những cơn đau quặn bụng, nhất là khi bị stress hoặc ăn phải đồ lạ, đồ nhiều dầu mỡ. Cơn đau này khiến họ không thể tập trung làm việc, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để giải quyết cơn đau bụng nhanh chóng, các bác sĩ thường chỉ định các thuốc chống co thắt cơ trơn. Vậy đó là những loại thuốc như thế nào?

 

  Các thuốc chống co thắt cơ trơn cho người hội chứng ruột kích thích là gì?

 Các thuốc chống co thắt cơ trơn cho người hội chứng ruột kích thích là gì?

 

Hội chứng ruột kích thích gây nhiều triệu chứng khó chịu

   Hội chứng ruột kích thích là tình trạng đại tràng quá mẫn cảm, dễ bị kích thích gây rối loạn co bóp. Theo đó, người bệnh thường xuyên gặp các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, nát, phân sống…

   Cơn đau bụng của hội chứng ruột kích thích thường bắt nguồn từ cơn co thắt hay ứ khí trong ruột. Mức độ đau rất dữ dội, đau quặn khiến người bệnh rất khó chịu. Vị trí đau không cố định, có thể thay đổi dọc theo khung đại tràng. Nhiều trường hợp sờ vào bụng còn thấy cục rắn nổi lên.

   Người bệnh thường đau bụng ngay khi thức dậy, đau sau ăn sáng hoặc khi có yếu tố kích thích khác như:

  • Tâm lý căng thẳng, lo âu, stress.
  • Ăn đồ ăn lạ, đồ bổ dưỡng, đồ kích thích như cà phê, trà, rượu bia…

   Trong một ngày, người bệnh có thể bị đau bụng nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Bởi vậy, họ thường phải thủ sẵn các thuốc chống co thắt cơ trơn để cắt cơn đau.

 

Các thuốc chống co thắt cơ trơn cho người hội chứng ruột kích thích

   Cơ trơn là hệ cơ cấu tạo nên đường ruột và một số cơ quan khác. Khi gặp tác nhân kích thích, hệ thần kinh ruột nhạy cảm sẽ truyền tín hiệu, gây rối loạn hoạt động của cơ trơn, dẫn đến các cơn đau bụng.

   Nhóm thuốc chống co thắt cơ trơn có tác dụng làm giãn cơ trơn, từ đó giúp giảm đau hiệu quả. Các thuốc được sử dụng cho người bệnh hội chứng ruột kích thích bao gồm:

Alverin Citrate

   Loại này tác dụng trực tiếp lên cơ trơn, giảm cơn đau bụng nhanh. Ngoài hội chứng ruột kích thích thì Alverin Citrate còn được chỉ định trong điều trị giảm đau do viêm dạ dày – tá tràng, bệnh túi thừa, giảm hoặc cắt cơn đau trong kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.

 

Alverin Citrate giúp giảm đau nhanh do co thắt cơ trơn

Alverin Citrate giúp giảm đau nhanh do co thắt cơ trơn

 

   Alverin Citrate gồm nhiều hàm lượng khác nhau: 40mg, 60mg hoặc 120mg. Loại này không sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi. Đối với trẻ vị thành niên trên 12 tuổi và người lớn thường được chỉ định liều lượng 60-120mg/ngày, chia 1-3 lần uống tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

   Khi dùng thuốc này, người bệnh có nguy cơ gặp tác dụng phụ như: Đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, đi cầu ra máu, sốt, táo bón nặng, chảy máu hoặc tiết dịch bất thường ở âm đạo…

   Chống chỉ định của Alverin Citrate bao gồm: Người mắc bệnh liệt ruột, tắc ruột, tắc bán ruột, trẻ em dưới 12 tuổi, vận động viên đang thi đấu.

Drotaverin

   Drotaverin có hai dạng dùng là viên uống và dung dịch tiêm. Loại thuốc này giúp giảm nhanh cơn đau bụng do co thắt cơ trơn gây ra. Bên cạnh hội chứng ruột kích thích thì bệnh viêm đại tràng, loét dạ dày tá tràng cũng được chỉ định dùng Drotaverin.

   Bạn có thể uống Drotaverine trong hoặc sau bữa ăn. Khoảng liều dùng thường là 40-80mg/ngày chia 3 lần.

   Các tác dụng phụ của thuốc gồm có: Nôn, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, đánh trống ngực, đặc biệt là thuốc có thể gây hạ huyết áp khi tiêm tĩnh mạch nhanh.

Buscopan

   Buscopan có hoạt chất là hyoscine butylbromide, giúp chống co thắt cơ trơn, giảm đau cho người mắc hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra, bác sĩ còn chỉ định Buscopan trong điều trị viêm đường mật, viêm túi mật, viêm bàng quang, sỏi thận…

   Liều dùng tham khảo như sau:

  • Buscopan đường uống:
  • Người lớn: 1 – 2 viên/lần, có thể sử dụng đến 4 lần/ngày.
  • Trẻ em > 6 tuổi: 1 viên/ lần, có thể sử dụng đến 3 lần/ngày.
  • Buscopan đường tiêm truyền: Người lớn: 20mg/lần, có thể lặp lại mỗi 30 phút nếu cần. Liều tối đa không quá 100 mg/ngày.

 

 Bạn có thể sử dụng Buscopan 1-2 viên/lần

Bạn có thể sử dụng Buscopan 1-2 viên/lần

 

   Khi sử dụng loại thuốc chống co thắt cơ trơn này, người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với các tác dụng phụ như rối loạn bài tiết mồ hôi, khô miệng, tim đập nhanh, bí tiểu…

   Chống chỉ định của Buscopan đường uống: Người bệnh tăng nhãn áp khép góc, tắc ruột, tắc nghẽn đường tiểu, rối loạn nhịp tim. Với đường tiêm, đối tượng không nên sử dụng thuốc này khi bị rối loạn tăng nhãn áp, phì đại tuyến tiền liệt kèm bí tiểu, nhịp tim nhanh, hẹp cơ học đường tiêu hóa, nhược cơ.

Atropin

   Atropin cũng là một trong các thuốc chống co thắt cơ trơn được chỉ định cho người bệnh hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để điều trị ngộ độc phospho hữu cơ, chậm nhịp tim do ngộ độc Digitalis, phòng say tàu xe, cơn co thắt phế quản…

   Atropin được sản xuất dưới hai dạng:

  • Dạng viên nén với hàm lượng Atropin sulfat 0,25mg.
  • Dạng ống tiêm với hàm lượng 0,25 mg/ml và 0,5 mg/ml.

   Liều dùng tham khảo: Sử dụng liều 0,6–1,2mg uống trước khi ngủ, một liều duy nhất.

   Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như khó nuốt, khô miệng, khó nói, sốt, giảm tiết dịch ở phế quản, trên hệ thần kinh trung ương có thể gây hoang tưởng, lú lẫn và dễ bị kích thích...

   Thông thường, bác sĩ sẽ kê thuốc chống co thắt cơ trơn phối hợp với các thuốc điều trị triệu chứng khác như: Thuốc nhuận tràng, kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy… Và khi dùng nhiều loại thuốc khác nhau, người bệnh sẽ dễ gặp tác dụng phụ hơn.

   Đặc biệt, thuốc tây y chỉ giải quyết tạm thời phần ngọn, không tác động đến nguyên nhân gây bệnh. Các chuyên gia đã tìm ra nguyên nhân hàng đầu gây hội chứng ruột kích thích là căng thẳng, stress.

 

Căng thẳng, stress- Thủ phạm gây hội chứng ruột kích thích

   Bình thường, sự co bóp của đại tràng được kiểm soát, chi phối bởi trục thần kinh não - ruột. Căng thẳng, stress sẽ khiến thần kinh ruột bị nhạy cảm quá mức, làm tăng hoặc giảm bất thường sự co bóp đại tràng (hay còn gọi là nhu động ruột) và hình thành bệnh.

   Thực tế đó đòi hỏi cần có biện pháp toàn diện và an toàn hơn cho người bệnh hội chứng ruột kích thích: Vừa giúp giảm đau và cải thiện các triệu chứng khác, vừa tác động đến nguyên nhân gây bệnh mà lại an toàn cho sức khỏe. Và BoniBaio + của Mỹ chính là giải pháp bạn đang cần!

   Để tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm BoniBaio +, bạn có thể theo dõi lời chia sẻ của Ts.Bs Nguyễn Thị Sơn, ĐH Y Dược, TP HCM ở video dưới đây:

 

Ts.Bs Nguyễn Thị Sơn chia sẻ về sản phẩm BoniBaio + của Mỹ

 

   Đến đây, hy vọng các bạn đã nắm được các thuốc chống co thắt cơ trơn cho người bệnh hội chứng ruột kích thích. Để kiểm soát toàn diện bệnh này, bạn nên sử dụng BoniBaio + của Mỹ. Mọi thắc mắc xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1044 giờ hành chính, các dược sĩ sẽ tư vấn cho bạn!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBaio+ 30V

BoniBaio

Loại: Giá: Số lượng:
BoniBaio+ 30V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi