Thanh niên 22 tuổi ghép phổi sau nhiều năm hút thuốc lá điện tử

Cập nhập: Thứ ba, 30/01/2024

 

   Sau vài năm hút thuốc lá điện tử, phổi của chàng trai 22 tuổi Jackson Allard (Mỹ) trắng xóa, phải phẫu thuật ghép phổi mới để giữ tính mạng.

 

Jackson Allard, 22 tuổi, phải thở máy và phẫu thuật ghép phổi

Jackson Allard, 22 tuổi, phải thở máy và phẫu thuật ghép phổi

 

Mới 22 tuổi đã phải ghép phổi vì hút thuốc lá điện tử

   Được biết, Jackson Allard nhập viện hồi tháng 10/2023 do đau bụng. Tuy nhiên, sau thăm khám, bác sĩ yêu cầu anh nhập viện vì nồng độ oxy xuống quá thấp. Allard được chẩn đoán nhiễm parainfluenza, một loại virus gây nhiễm trùng đường hô hấp, khiến chất lỏng tích tụ trong phổi, đe dọa tính mạng.

   Trong kết quả chụp X - quang, phổi của anh trắng xóa, có nghĩa toàn bộ phổi chứa đầy dịch lỏng. Thậm chí bác sĩ không thể nhìn thấy trái tim của anh. Theo Allard,  anh đã hút thuốc lá điện tử từ năm 16 - 17 tuổi và tần suất sử dụng tăng lên trong hai năm gần đây.

   Allard đã phải cấy ghép phổi vào đêm 31/12/2023 và đến ngày 5/1/2024, anh đã không cần sử dụng tim phổi nhân tạo (ECMO) nữa. Hiện Allard đang được thở máy trong phòng Hồi sức tích cực  và có thể ra vào giường nếu có người hỗ trợ.

    Đây không phải trường hợp đầu tiên phải cấy ghép phổi do hút thuốc lá điện tử. Năm 2019, một cậu bé 17 tuổi ở Michigan cũng đã phải cấy ghép phổi vì hút thuốc lá điện tử. Năm ngoái, một người đàn ông 34 tuổi  ở Missouri cũng được ghép phổi đôi sau khi bị nhiễm trùng, bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá điện tử trong 9 năm.

 

Trong thuốc lá điện tử có nhiều thành phần độc hại

    Trong thuốc lá điện tử có rất nhiều thành phần khác nhau. Cho tới nay, người ta ước tính có ít nhất 20.000 hóa chất và các chất phụ gia. Rất nhiều hóa chất trong hơi thuốc lá điện tử được chứng minh gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là phổi.

 

 Dung dịch trong thuốc lá điện tử chứa nhiều thành phần độc hại khi đun nóng.

Dung dịch trong thuốc lá điện tử chứa nhiều thành phần độc hại khi đun nóng.

 

    Tại Mỹ, một loạt trường hợp tổn thương phổi nghiêm trọng ở những người sử dụng thuốc lá điện tử không có tiền sử bệnh phổi đã được ghi nhận năm 2019. Số ca bệnh tiếp tục tăng, đến năm 2020 đã ghi nhận 68 ca tử vong. Nguyên nhân xác định là do vitamin E trong thuốc lá điện tử. Thông thường, vitamin E có thể uống và bôi trên da. Tuy nhiên, khi nó được nung nóng sẽ chuyển hóa thành một hóa chất khác gây tổn thương phổi.

    Chất Propylene glycol có trong thuốc lá điện tử cũng thường được dùng trong các máy tạo khói hoặc sương mù nhân tạo trên sân khấu. Chất này có thể gây kích ứng phổi và mắt, gây hại cho những người bị bệnh phổi mạn tính như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản.

    Ngoài ra, trong thuốc lá điện tử còn chứa glycerin - một hóa chất không màu, không mùi và có vị hơi ngọt. Glycerin vốn rất an toàn trong thực phẩm nhưng lại không an toàn khi có trong thành phần của thuốc lá điện tử. Người ta lo ngại khi  xâm nhập vào phổi nó sẽ gây ra viêm phổi hoặc nhiễm trùng phổi.

    Một nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl - một chất gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD.

    Không chỉ người hút thuốc lá điện tử bị ảnh hưởng, mà người hít phải khói thuốc điện tử thụ động cũng có nguy cơ mắc hơn 25 loại bệnh tật do khói thuốc, trong đó nhiều bệnh lý nguy hiểm như: ung thư phổi, ung thư thanh quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đột quỵ, xuất huyết não, ung thư dạ dày…

 

Hút thuốc lá điện tử có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi

Hút thuốc lá điện tử có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi

 

     Như vậy, thuốc lá điện tử ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe không kém gì với thuốc lá thông thường. Do đó, bạn nên tránh xa tất cả các loại thuốc lá, từ thuốc lá truyền thống, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng,... Để biết các biện pháp bỏ thuốc hiệu quả, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

[Hà Nội] Nam sinh bị khó thở, co giật sau hút thuốc lá điện tử

[Hà Nội] Nam sinh bị khó thở, co giật sau hút thuốc lá điện tử. Đây là trường hợp nghiêm trọng nhưng không phải hy hữu vì trước đó cũng đã có rất nhiều người phải chịu hậu quả đáng tiếc vì loại thuốc lá này.

Ma túy núp bóng thuốc lá điện tử - “Đại dịch” mới rình rập giới trẻ

  Việt Nam vẫn là 1 trong 15 quốc gia sử dụng thuốc lá cao nhất trên thế giới. Nguy hiểm hơn khi nhiều chất kích thích, ma túy được pha trộn, tẩm ướp thảo mộc hoặc dung dịch để sử dụng dưới dạng thuốc lá điện tử, khiến người hút bị ngộ độc.

Thuốc lá điện tử hay thuốc lá truyền thống an toàn hơn?

Hiện nay, thuốc lá điện tử đang được rất nhiều người tin dùng vì nó được quảng cáo giúp bỏ thuốc lá truyền thống và quan trọng hơn là không gây độc hại đối với sức khỏe. Vậy có đúng là thuốc lá điện tử an toàn không?

Bộ Công Thương ủng hộ cấm thuốc lá điện tử

Bộ Công Thương ủng hộ cấm thuốc lá điện tử

Đừng lầm tưởng rằng thuốc lá điện tử an toàn hơn thuốc lá truyền thống

Thuốc lá điện tử gây ra những tác hại gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

Boni-Smok 250ml

Boni-Smok 250ml

Loại: Giá: Số lượng:
Boni-Smok 250ml 180.000đ/Hộp
Boni-Smok 150ml 155.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử hay thuốc lá truyền thống an toàn hơn?

Thuốc lá điện tử hay thuốc lá truyền thống an toàn hơn?

Hiện nay, thuốc lá điện tử đang được rất nhiều người tin dùng vì nó được quảng cáo giúp bỏ thuốc lá truyền thống và quan trọng hơn là không gây độc hại đối với sức khỏe. Vậy có đúng là thuốc lá điện tử an toàn không?

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi