Người bị hội chứng ruột kích thích có nên dùng loperamid không?

Cập nhập: Thứ tư, 23/11/2022

Mục lục [Ẩn]

 

   Thuốc Loperamid có lẽ đã trở nên quá quen thuộc với những ai thường xuyên gặp phải tình trạng tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, nát. Tuy nhiên, với người bị tiêu chảy tái đi tái lại nhiều lần như ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích, việc sử dụng thuốc này liệu có phải là giải pháp hợp lý? Để trả lời được câu hỏi đó, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây!

 

Thuốc cầm tiêu chảy Loperamid

Thuốc cầm tiêu chảy Loperamid

 

Loperamid là thuốc gì?

   Loperamid là 1 thuốc hóa dược với thành phần chứa Loperamid hydrochloride hàm lượng 2mg. Dạng bào chế thường gặp nhất của thuốc này đó là viên nang cứng, ngoài ra một số biệt dược còn có dạng viên nén hoặc dung dịch/hỗn dịch uống. Để hiểu rõ hơn về cách mà Loperamid giúp cầm tiêu chảy cho người dùng, chúng ta cùng tìm hiểu về cơ chế gây ra triệu chứng này sau đây.

   Thông thường, ruột non và ruột già hấp thụ 99% lượng dịch do ăn uống và dịch tiết từ đường tiêu hóa (khoảng 9-10 L mỗi ngày). Do đó, việc giảm nhẹ (1%) hấp thụ nước ở ruột hoặc tăng tiết dịch cũng sẽ đủ để làm tăng lượng nước trong phân, từ đó gây tiêu chảy.

   3 cơ chế phổ biến nhất của tình trạng tiêu chảy là tăng áp lực thẩm thấu khiến ruột không hấp thu nước, tăng tiết dịch ở đường tiêu hóa và giảm thời gian/diện tích bề mặt tiếp xúc của phân với ruột (do tăng nhu động ruột hoặc cắt 1 đoạn ruột). Với người bị hội chứng ruột kích thích, tình trạng tiêu chảy xảy ra chủ yếu do nhu động ruột tăng lên bất thường, khiến phân chưa được hấp thu hết nước đã bị đẩy ra ngoài gây tình trạng phân lỏng, nát, đi ngoài nhiều lần.

 

Nhu động ruột tăng lên bất thường sẽ gây tiêu chảy

Nhu động ruột tăng lên bất thường sẽ gây tiêu chảy

 

    Loperamid giúp cầm tiêu chảy bằng cách ức chế nhu động ruột thông qua cơ chế liên kết với các thụ thể opiate trong thành ruột. Ngoài ra, thuốc cũng làm giảm tiết dịch tiêu hóa, làm đặc và tạo khuôn phân. Hai cơ chế tác động này của Loperamid sẽ khiến phân chậm di chuyển trong lòng ruột, giảm lượng nước trong phân, tạo thành khuôn, từ đó giảm tình trạng tiêu chảy hiệu quả.

   Loperamid được đánh giá có tác dụng đặc biệt nhanh và mạnh với tình trạng tiêu chảy cấp. Người bị hội chứng ruột kích thích khi bị đi ngoài nhiều lần, phân lỏng nát có thể sử dụng thuốc này như một giải pháp tạm thời, nhưng tuyệt đối không nên lạm dụng. Đó là bởi các nguyên nhân sau đây.

 

Thứ nhất, Loperamid gây ra nhiều tác dụng không mong muốn

  Dù có tác dụng nhanh và mạnh nhưng Loperamid luôn được bác sĩ và dược sĩ sử dụng rất thận trọng cho bệnh nhân bởi nó gây ra nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là trên đường tiêu hóa.

   Loperamid dễ khiến người dùng bị đau bụng, buồn nôn, nôn và đặc biệt là gây táo bón. Với người bị hội chứng ruột kích thích, do nhu động ruột thay đổi bất thường, lúc nhanh lúc chậm khiến họ khi bị tiêu chảy, khi lại bị táo bón. Tác dụng phụ này của thuốc Loperamid sẽ khiến tình trạng táo bón ở người bệnh trở nên trầm trọng hơn.

 

Loperamid dễ khiến người dùng bị táo bón

Loperamid dễ khiến người dùng bị táo bón

 

   Ngoài ra, Loperamid còn gây ra các tác dụng phụ khác như mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, chướng bụng, khô miệng, phản ứng quá mẫn, mất ý thức, phát ban,  (bao gồm hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc và hồng ban đa dạng), phù mạch, mề đay, ngứa, bí tiểu, mệt mỏi.

   Trong khi đó, hội chứng ruột kích thích là bệnh lý mạn tính, các triệu chứng sẽ tái đi tái lại nhiều lần. Nếu cứ tiêu chảy là dùng Loperamid thì bạn sẽ phải uống thuốc này liên tục và nhiều lần. Đồng nghĩa với điều đó, nguy cơ gặp tác dụng phụ sẽ tăng lên nhiều lần.

 

Thứ hai, Loperamid chống chỉ định trong nhiều trường hợp và tương tác với nhiều thuốc

    Loperamid chống chỉ định trong các trường hợp như:

- Trẻ em dưới 12 tuổi.

- Người bị tắc ruột hay táo bón hoặc khi bụng đang bị căng cứng.

- Người bị viêm ruột do vi khuẩn gây ra bởi các sinh vật xâm nhập bao gồm Salmonella, Shigella và Campylobacter.

- Người bị viêm loét đại tràng cấp tính.

- Người bị viêm đại tràng màng giả liên quan đến việc sử dụng kháng sinh phổ rộng.

- Người quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào của thuốc.

   Như vậy, nếu người bị hội chứng ruột kích thích đồng thời thuộc một trong số những đối tượng trên thì không thể sử dụng Loperamid.

   Ngoài ra, Loperamid còn gây tương tác với một số thuốc dùng cùng như Quinidine, Ritonavir, Desmopressin, Itraconazole, Gemfibrozil, Ketoconazole. Trong quá trình sử dụng Loperamid, nếu người bệnh vô tình uống chung với các thuốc này thì nguy cơ gặp tác dụng phụ sẽ tăng lên và/hoặc xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng khác và/hoặc làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc.

 

Loperamid gây tương tác với nhiều loại thuốc dùng cùng

Loperamid gây tương tác với nhiều loại thuốc dùng cùng

 

Thứ ba: Loperamid không khắc phục được nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích

    Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý mà đại tràng quá mẫn cảm, dễ bị kích thích dẫn tới tình trạng tăng hoặc giảm co bóp một cách bất thường, khiến người bệnh bị tiêu chảy, táo bón, đau bụng, phân lỏng nát…

   Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích là do người bệnh bị căng thẳng, lo lắng kéo dài. Tâm lý căng thẳng, stress  thông qua một loạt các cơ chế thần kinh khiến đại tràng trở nên nhạy cảm trước các yếu tố kích thích (thức ăn, đồ uống), từ đó co bóp bất thường (nhu động ruột tăng hoặc giảm đột ngột).

   Đặc biệt, khi bị hội chứng ruột kích thích, người bệnh sẽ thường căng thẳng, lo lắng về bệnh. Càng lo lắng, bệnh sẽ càng nặng hơn, từ đó tạo thành một vòng xoắn bệnh lý rất khó điều trị. Nếu chỉ sử dụng Loperamid để khắc chế triệu chứng tiêu chảy nhất thời, tình trạng này vẫn sẽ tái đi tái lại nhiều lần, điều đó càng khiến bạn trở nên lo lắng hơn và bệnh ngày càng trở nặng.

   Ngoài nguyên nhân do stress, thì việc ăn uống kém lành mạnh (thường xuyên ăn đồ kích thích, cay nóng) và rối loạn nội tiết tố (thay đổi nội tiết trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, tiền mãn kinh và mãn kinh) cũng là nguyên nhân gây bệnh, điều này lý giải tại sao phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn so với nam giới.

   Chính vì vậy, nếu muốn cải thiện hội chứng ruột kích thích, bạn cần đồng thời khắc phục nguyên nhân và giảm nhanh triệu chứng của  bệnh. Lúc này, phương pháp mang đến hiệu quả tối ưu cho người bệnh đó chính là dùng BoniBaio + của Mỹ.

 

Sản phẩm BoniBaio +

Sản phẩm BoniBaio +

 

BoniBaio + - Giải pháp từ thảo dược giúp cải thiện toàn diện hội chứng ruột kích thích

   BoniBaio + là giải pháp toàn diện cho người gặp hội chứng ruột kích thích đến từ Mỹ. Hiệu quả, tác dụng của sản phẩm đến từ các thành phần có tác dụng:

Khắc phục nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích

- 5-HTP: Khi được đưa vào cơ thể, 5-HTP sẽ tạo thành serotonin, giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, điều chỉnh sự vận động của đại tràng, nhờ đó khắc phục được nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích, giảm nhanh các triệu chứng khó chịu hiệu quả.

Ổn định nhu động ruột, giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa

- Bạch truật: Loại thảo dược này giúp điều hòa nhu động ruột hai chiều, ổn định đại tràng. Khi bị táo bón, bạch truật sẽ giúp làm tăng nhu động đại tràng. Khi bị tiêu chảy, bạch truật sẽ giúp làm chậm lại nhu động ruột, giảm nhanh cả táo bón và tiêu chảy cho người bệnh.

- Lợi khuẩn: Giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, làm lành vết loét, phân hủy độc tố từ thức ăn, bảo vệ niêm mạc đại tràng, từ đó khắc phục nguyên nhân của bệnh viêm đại tràng mạn tính.

- Chất xơ hòa tan (Inulin): Vừa giúp tiêu hóa tốt hơn, vừa là thức ăn cho các lợi khuẩn trong đường ruột phát triển.

- Cây du trơn: Giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng, giảm đau hiệu quả.

- Bạc hà, lá bài hương: Giúp giảm các cơn đau quặn cho người bệnh hội chứng ruột kích thích.

- Lô hội, L- arginine: Giúp mát gan, trợ tiêu hóa.

- Men papain trong đu đủ: Giúp cơ thể tiêu hóa đạm dễ dàng hơn, từ đó giúp giảm và phòng ngừa triệu chứng khó tiêu cho người bệnh.

 

  Thành phần BoniBaio +

Thành phần BoniBaio +

 

    Bạn chỉ cần dùng BoniBaio + với liều 4-6 viên/ngày, sau 2-3 tuần các triệu chứng tiêu chảy, táo bón, đau bụng, phân lỏng nát, đầy hơi, khó tiêu… sẽ giảm rõ rệt. Sau 3 tháng, đại tràng sẽ ổn định, bạn cũng ăn uống thoải mái hơn.

 

BoniBaio + - Bí quyết khắc chế hội chứng ruột kích thích của hàng vạn người

   Được phân phối tại Việt Nam nhiều năm nay, BoniBaio + đã trở thành cứu tinh của hàng vạn người mắc hội chứng ruột kích thích, giúp ăn ngon mà không lo triệu chứng bệnh tái phát.

Bác Nguyễn Trọng Hải (65 tuổi, khu Thị An, thị trấn Hưng Nhân, huyện Hưng Hà, Thái Bình

 

Bác Nguyễn Trọng Hải

Bác Nguyễn Trọng Hải

 

   Bác Hải chia sẻ: “Bác bị cả hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng mãn tính. Ngày nào cũng vậy, bác cứ ăn sáng xong là đau bụng đi ngoài, phân thì lỏng, nát, nhiều khi còn ra nguyên cả cọng rau ấy, sợ lắm. Rồi các bữa sau cũng thế, cứ hễ ăn cái gì vào là bác lại phải chạy vội vào nhà vệ sinh, tính ra cũng đến 6-7 lần một ngày. Dù bác dùng rất nhiều thuốc nhưng các triệu chứng cứ tái đi tái lại, khổ lắm”.

“Từ khi gặp được BoniBaio + thì bệnh tình của bác cải thiện hẳn. Bác dùng BoniBaio + với liều 4 viên/ngày mới được 1 tuần thôi mà bụng bác đã đỡ đau, đêm ngủ ngon hơn rồi. Hết 2 lọ thì  phân đã thành khuôn, không còn bị đi lỏng như trước nữa. Đến nay thì bác cũng dùng được 4 tháng rồi mà không gặp bất kỳ tác dụng phụ gì, mỗi ngày bác đã giảm liều xuống 2 viên và uống đều đặn. Khi dùng đều đặn như vậy, bác ăn uống thoải mái hơn, cân nặng cũng tăng lên được 4kg rồi. Đây là điều mà bác mơ ước suốt 20 năm nay rồi đấy.”

   Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp bạn biết được người bị hội chứng ruột kích thích có nên dùng Loperamid để cầm tiêu chảy không và có cho mình giải pháp giúp cải thiện bệnh hiệu quả nhất. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn bạn!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Điểm danh các đối tượng dễ bị viêm đại tràng mãn tính

Viêm đại tràng mãn tính là bệnh lý nổi tiếng với nhiều triệu chứng khó chịu như đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát… Đây là căn bệnh chịu ảnh hưởng nhiều bởi chế độ ăn uống...

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Cần kiêng gì?

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Người bệnh nên ăn thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây… Kiêng rượu bia, đồ ăn tanh và cay nóng.

Viêm đại tràng mãn tính uống thuốc gì?

Với hàng loạt các triệu chứng khó chịu như đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân không thành khuôn… thì người bệnh viêm đại tràng mãn tính uống thuốc gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi đó!

Tìm hiểu về những nguyên nhân viêm đại tràng

Viêm đại tràng là căn bệnh phổ biến ở nước ta, rất khó để điều trị dứt điểm. Người bệnh thường xuyên bị cơn đau đại tràng và những cơn rối loạn tiêu hóa làm phiền, đã vậy còn thường trực nỗi lo ung thư đại tràng. Vậy nguyên nhân viêm đại tràng là gì?

Chiến thắng vang dội sau 10 năm chiến đấu với hội chứng ruột kích thích

Chú Nguyễn Ngọc Hiển địa chỉ số 2 Nguyễn Thị Minh Khai, Lộc Thọ, tp Nha Trang, Khánh Hòa
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBaio+ 30V

BoniBaio

Loại: Giá: Số lượng:
BoniBaio+ 30V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi