Viêm đại tràng mạn là bệnh rất hay gặp ở nước ta. Bệnh xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh vật ở ruột, bệnh mạn tính có từng đợt tiến triển. Ngoài ra, viêm đại tràng mạn còn có thể do yếu tố tâm thần kinh do xúc động tâm lí và những lo lắng, stress ảnh hưởng tới sự điều tiết của hệ thống thần kinh thực vật gây tăng tiết ra các chất axit làm loét ruột. Bệnh gặp nhiều ở lứa tuổi trung và cao tuổi. Việc thay đổi thói quen ăn uống, chế độ dinh dưỡng là một yếu tố cấp thiết trong việc điều trị căn bệnh này. Sau đây mời các bạn cùng theo dõi bài viết để biết những loại thực phẩm tốt cho đại tràng nhé!
Viêm đại tràng mãn tính là gì?
20% dân số Việt Nam mắc bệnh viêm đại tràng mãn tính
Viêm đại tràng mãn tính là tình trạng viêm đại tràng kéo dài, tình trạng viêm nhiễm đại tràng đã ở mức độ nặng, gây tổn thương khu trú hay lan tỏa đến niêm mạc đại tràng.
Khi tình trạng viêm ở mức nhẹ, niêm mạc kém bền vững và dễ chảy máu. Tình trạng viêm nặng hơn, các vết loét và xung huyết xuất hiện sẽ gây đau đớn cho người bệnh. Bệnh càng để lâu càng dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: suy nhược cơ thể, thủng đại tràng, giãn đại tràng, thậm chí là ung thư đại tràng.
Ở nước ta, viêm đại tràng mãn tính là bệnh đường tiêu hóa thường gặp, ước tính có đến 20% dân số mắc viêm đại tràng mãn tính, tỉ lệ này ngày càng gia tăng nhanh chóng.
Nguyên nhân của viêm đại tràng mãn tính
Viêm đại tràng mãn tính được chia thành 2 nhóm bệnh theo nguyên nhân, gồm:
Viêm đại tràng mãn tính có nguyên nhân
- Do lao, crohn, viêm đại tràng chảy máu...
- Do nhiễm ký sinh trùng, nhiễm trùng, nhiễm độc, nhiễm nấm gây viêm đại tràng cấp tính nhưng không được điều trị dứt điểm mà diễn tiến thành.
Viêm đại tràng mãn tính không rõ nguyên do
Viêm đại tràng mãn tính không rõ nguyên do thường gặp ở bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính không đặc hiệu.
Mặc dù không rõ nguyên do nhưng những yếu tố sau sẽ làm bệnh nặng hơn:
- Nhiễm ký sinh trùng: Giun tóc, giun kim, giun đũa...
- Nhiễm vi trùng gây bệnh đường ruột: Salmonella, Shigella...
- Chế độ ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn gây kích thích, tổn thương dạ dày, niêm mạc đại tràng.
- Táo bón kéo dài.
Dấu hiệu của viêm đại tràng mãn tính
Không giống như viêm đại tràng cấp tính có thể dễ dàng chữa khỏi, không ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống và sinh hoạt, viêm đại tràng mãn tính có nhiều dấu hiệu đặc trưng:
Đau bụng kéo dài
Người viêm đại tràng mãn tính đau bụng kéo dài
Triệu chứng viêm đại tràng mãn tính đầu tiên là những cơn đau bụng liên hồi. Người bệnh thường bị đau dọc theo khung đại tràng, vị trí nửa khung đại tràng trái và hai hố chậu. Cơn đau xuất hiện theo cơn, đau quặn nhiều lần, có khi đau âm ỉ, cơn đau giảm bớt khi đi tiêu.
Đặc biệt, bệnh nhân sẽ cảm thấy bụng luôn căng trướng, căng tức rất khó chịu, nhất là khu trú dọc khung đại tràng.
Phân bất thường
Viêm đại tràng mãn tính gây biểu hiện rõ nhất ở phân, nhưng cũng rất đa dạng, chủ yếu là đi tiêu ra phân lỏng, đi nhiều lần trong ngày, nhiều trường hợp có thể bị táo bón, mót rặn, phân có thể lẫn máu hoặc nhầy.
Có những bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính vừa bị táo bón xen kẽ với tiêu phân lỏng, nhìn chung phân không ổn định khiến bệnh nhân không thấy thoải mái sau khi đi tiêu.
Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
Viêm đại tràng mãn tính là bệnh đường tiêu hóa ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng nên biểu hiện suy nhược, mệt mỏi cơ thể cũng rõ ràng. Theo đó, bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính thường thấy chán ăn, ăn uống kém, toàn thân mệt mỏi, đầy bụng, giảm trí nhớ, ăn ngủ kém, hay cáu gắt, lo lắng...
Những bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính kéo dài thường có biểu hiện suy giảm sức khỏe rõ ràng, thể trạng gầy sút, hốc hác thiếu sức sống.
Chế độ ăn cho người viêm đại tràng
Xây dựng được 1 chế độ ăn hợp lý sẽ giúp việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, giúp bạn kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Sau đây là 1 số lưu ý cho bệnh nhân đại tràng khi xây dựng thực đơn:
Chế độ ăn cho người viêm đại tràng cần đảm bảo cung cấp được đầy đủ chất dinh dưỡng cho bệnh nhân
– Ăn nhiều calo: Người bị viêm đại tràng thường có khả năng tiêu hóa kém khiến họ dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, giảm cân. Việc duy trì thực đơn bao gồm các thực phẩm giàu calo sẽ giúp khắc phục tình trạng này.
– Bữa ăn ít chất béo: Tiêu thụ nhiều chất béo khiến bệnh nhân bị đầy bụng, khó tiêu. Vì vậy trong giai đoạn tiến triển, người bị viêm đại tràng thường được khuyến cáo không nên ăn các thực phẩm này.
– Thực đơn không chứa lactose: Trong chế độ ăn cho người viêm đại tràng không có khả năng dung nạp lactose nên tránh sử dụng các thực phẩm chứa loại đường này vì chúng sẽ gây tiêu chảy nặng hơn.
– Chế độ ăn được cắt giảm chất xơ: Nó thích hợp cho những bệnh nhân đang bị đau bụng hoặc tiêu chảy.
– Bữa ăn ít muối: Một số bệnh nhân bị viêm đại tràng được điều trị bằng thuốc kháng viêm corticosteroid có thể bị giữ nước trong cơ thể. Thực hiện chế độ ăn ít muối sẽ hữu ích cho những đối tượng này.
– Chế độ ăn không chứa gluten: Nhạy cảm với gluten có thể gây ra nhiều biểu hiện xấu ở đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, nôn ói, chướng hơi… Những người viêm đại tràng gặp phải vấn đề này nên thực hiện chế độ ăn không gluten.
Dù áp dụng theo chế độ ăn nào thì người bệnh cũng cần tuân thủ theo nguyên tắc sau:
Chất đạm: Tổng lượng protein cần thiết cho người viêm đại tràng không nên vượt quá 1g/kg/ngày.
Năng lượng: Tùy theo thể trạng, tuổi tác mỗi người có thể bổ sung từ 30-35 kcal/kg
Chất béo: Tiêu thụ không quá 15g/ngày.
Cắt giảm lượng chất béo, tăng chất xơ hòa tan khi bị táo bón.
Ăn nhiều bữa nhỏ để giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa, cứ sau 3-4 giờ ăn một lần.
Uống nhiều nước để phòng ngừa táo bón hoặc mất nước do tiêu chảy.
Thức ăn cần được nấu chín trước khi sử dụng.
Ăn uống đúng đúng giờ. Các bữa ăn nên được ấn định vào một thời điểm cố định trong ngày.
Tránh uống nước ngọt có ga, rượu, cà phê và các thức uống kích thích khác.
Những thực phẩm nào tốt và không tốt đối với người bị viêm đại tràng
Danh sách những thực phẩm tốt cho đại tràng
Hầu hết những người bị viêm đại tràng đều cảm thấy các triệu chứng được cải thiện theo chiều hướng tích cực khi ăn các thực phẩm dưới đây.
Sữa chua
Viêm đại tràng có ăn được sữa chua không?
Sữa chua và các loại thực phẩm lên men khác, như tương đậu nành, dưa cải muối hay kefir có chứa probiotics. Probiotics là những vi khuẩn có lợi trong các loại thực phẩm lên men và sữa chua. Loại vi khuẩn có lợi này rất tốt cho hệ tiêu hóa và giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Nhưng bạn cũng nên chú ý tới lượng đường trong sữa chua. Sữa chua nguyên chất, không đường là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Bạn có thể cho thêm một chút hoa quả hoặc mật ong để sữa chua ngọt hơn một chút.
Các loại bí
Tất cả các loại quả thuộc họ bí, bao gồm bí đỏ hồ lô, bí ngô, bí xanh đều là những lựa chọn tốt cho sức khỏe. Bí có chứa lượng chất xơ rất cao cũng như nhiều chất chống oxy hóa như beta carotene và Vitamin C. Chất xơ giúp duy trì hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, các chất chống oxy hóa giúp làm lành các tổn thương do viêm gây ra.
Mặc dù bạn có thể sẽ tránh ăn bí sống trong khi bị viêm loét đại tràng vì lo ngại rằng chất xơ sẽ làm các triệu chứng của bạn tệ hơn, nhưng bí vẫn là một loại thực phẩm được dung nạp tốt bởi nhiều người bị viêm loét đại tràng. Bí cũng là một thực phẩm rất đa năng, bạn có thể luộc, nấu canh, nấu súp, làm spaghetti với bí.
Cá hồi
Cá hồi rất giàu axit béo omega 3. Đây là loại axit béo rất tốt cho trái tim và đại tràng của bạn. Các loại axit béo cần thiết được cho là có tác dụng làm giảm viêm. Điều đó có nghĩa là, ăn cá hồi hỗ trợ giúp kiểm soát tình trạng viêm trong mỗi đợt viêm loét đại tràng bùng phát. Cá ngừ, quả óc chó, dầu hạt lanh và hạt lanh cũng là những nguồn cung cấp axit béo omega 3 rất tốt.
Trứng
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nạp đủ chất dinh dưỡng khi bị viêm loét đại tràng, bạn hãy lựa chọn trứng. Trứng là nguồn cung cấp protein rất tốt và cũng được dung nạp khá tốt, kể cả trong khi các cơn viêm loét đại tràng bùng phát. Trứng cũng rất giàu các vitamin nhóm B là những loại vitamin có khả năng chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng. Bạn có thể làm món trứng chiên, trứng chưng với rau hoặc trứng luộc để làm món ăn nhẹ.
Các loại hạt
Dầu oliu, các loại hạt, đặc biệt là hạnh nhân và óc chó là nguồn cung cấp các chất béo không bão hòa đơn rất quan trọng và chất lượng. Ăn một ít các loại hạt như một bữa ăn nhẹ hoặc làm bánh mì bơ từ các loại hạt hay dùng ngũ cốc ăn sáng với các loại hạt là những lựa chọn không tệ. Chú ý quan trọng: khi các đợt viêm loét đại tràng đang bùng phát, bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại hạt vì hàm lượng chất xơ của các loại hạt này có thể làm triệu chứng của bạn nặng hơn.
Sốt táo
Sốt táo có thể rất tốt cho thực đơn của những người bị viêm loét đại tràng. Tuy nhiên, mặc dù táo rất giàu vitamin và khoáng chất, như kali, nhưng lượng chất xơ trong táo có thể khiến táo trở nên khó tiêu hơn, đặc biệt là khi các đợt viêm loét đại tràng bùng phát.
Bạn nên sử dụng các loại sốt táo không đường, hoặc tự làm sốt táo tại nhà bằng cách gọt vỏ và nấu chín táo. Bạn có thể tăng thêm hương vị cho sốt táo bằng hỗn hợp các loại gia vị mà bạn yêu thích, nhưng nhớ, là đừng nên cho đường.
Quả bơ
Quả bơ tốt cho người mắc viêm đại tràng
Bơ là một nguồn cung cấp các chất béo không bão hòa đơn rất tốt cho cơ thể. Nếu bạn đang bị sụt cân vì bệnh viêm loét đại tràng, thì quả bơ có thể cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể theo cách lành mạnh nhất.
Một nghiên cứu năm 2014 chỉ ra rằng, trên 85% số người bị viêm ruột cũng bị suy dinh dưỡng, và bơ là loại thực phẩm giúp bạn chống lại tình trạng dinh dưỡng kém. Bạn có thể nghiền bơ và phết bơ lên bánh mỳ giống như phết sốt mayo hoặc dùng quả bơ thay thế cho dầu ăn trong việc trộn salad hoặc làm trứng ốp lết.
Thịt nạc
Theo Hiệp hội bệnh Crohn và bệnh loét đại tràng tại Mỹ, bạn cần phải tăng lượng protein nạp vào cơ thể trong và sau các đợt bị viêm. Vì các chất béo bão hòa thường khó tiêu, nên bạn hãy lựa chọn các loại thịt nạc để có được nguồn cung cấp protein tốt nhất. Thịt gia cầm không có da, thịt lợn thăn, thịt bò thăn đều là những sự lựa chọn tốt, chứa ít chất béo.
Thực phẩm không tốt trong chế độ ăn cho người viêm đại tràng
Thực phẩm nhiều chất xơ: Bao gồm các loại đậu, trái cây khô hoặc có cùi, ngũ cốc nguyên hạt, bỏng ngô… Với bệnh nhân đang bị tiêu chảy thì chúng kích thích nhu động ruột, làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
Thịt mỡ, thịt đỏ: Ăn nhiều sẽ gây khó tiêu, đầy hơi, táo bón
Chocolate: Chứa nhiều đường và cafein. Nó có thể kích thích đường tiêu hóa gây đi ngoài liên tục.
Rau sống: Gây khó tiêu, đau bụng và có thể mang theo mầm bệnh vào trong khiến đại tràng bị nhiễm trùng nặng hơn
Bánh kẹo ngọt: Chứa nhiều đường tinh luyện gây tích nước vào ruột và dẫn đến tiêu chảy.
Thực phẩm cay: Chẳng hạn như tiêu, ớt, mù tạt… Chúng có thể kích ứng niêm mạc đại tràng và thúc đẩy bệnh nặng hơn.
Thực phẩm chứa Gluten: Những người nhạy cảm với gluten thì không nên ăn các thực phẩm như lúa mạch, lúa mì, đại mạch, bánh mì, mỳ ý…
Thực đơn mẫu cho người bị viêm đại tràng
Dưới đây là một thực đơn mẫu cho người bị viêm đại tràng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị:
– Thứ 2 & thứ 5:
Bữa sáng: 400ml cháo thịt nạc băm (gồm 50g gạo và 30g thịt bằm), 150ml sữa chua
Bữa trưa: 2 chén cơm (tương đương 120g gạo), 50g thịt nạc viên hấp chín, canh rau ngót nấu thịt bằm. Cuối cùng tráng miệng bằng 1 quả chuối tây.
Bữa xế: 200ml sữa đậu nành pha với 10g đường kính
Bữa tối: 2 bát cơm, 100g cá nục kho, 100g rau muống luộc, 1 quả táo cỡ 100g
– Thứ 3, thứ 6 & chủ nhật:
Bữa sáng: 450ml súp nấu từ khoai tây (150g) và thịt bò (30g), 150ml sữa chua
Bữa trưa: 2 bát cơm, 100g cá nục kho, canh rau cải nấu nõn tôm, xoài chín
Bữa xế: 200ml sữa chua đậu nành
Bữa tối: 2 bát cơm, đậu phụ nhồi thịt nạc hấp, canh bí xanh nấu thịt bằm, 100g nhãn
– Thứ 4 & thứ 7:
Bữa sáng: 1/2 cái bánh mì kẹp chà bông thịt nạc, 150ml sữa chua
Bữa trưa: 2 bát cơm, 100g thịt gà kho, 100g rau bắp cải luộc, 1 quả hồng xiêm chín
Bữa xế: 200ml sữa đậu nành, có thể pha với 10g đường kính hoặc uống nguyên chất
Bữa tối: 2 bát cơm, 50g thịt nạc rim nước mắm, 100g su hào luộc, 1 quả xoài ngọt
Lưu ý về thời điểm dùng bữa:
Bữa sáng: 7h
Bữa trưa: 11h
Bữa xế: 14h
Bữa tối: 18h
Để ngăn ngừa biến chứng của bệnh viêm đại tràng mạn tính, bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ, người bệnh cần sử dụng thuốc hoặc các sản phẩm hỗ trợ để hạn chế tình trạng tái đi tái lại của bệnh.
Các loại thuốc tây y chỉ điều trị triệu chứng, không có tác dụng tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, không giúp đại tràng tăng hấp thu dưỡng chất, phục hồi niêm mạc bị tổn thương cũng như việc lạm dụng thuốc tây y về lâu dài gây nhiều tác dụng phụ, bị nhờn thuốc, kháng kháng sinh, khiến đại tràng tổn thương nặng hơn.
Do đó, hiện nay xu hướng sử dụng thảo dược thiên nhiên cho bệnh đại tràng mãn tính đang ngày càng được ưa chuộng. Thảo dược thiên nhiên có thể mang lại hiệu quả cao mà lại an toàn lành tính, không gây ra các tác dụng phụ có hại như thuốc tây.
Dẫn đầu xu hướng sử dụng thảo dược thiên nhiên cho người bệnh viêm đại tràng mãn tính là sản phẩm BoniBaio của Mỹ và Canada. Sản phẩm của tập đoàn Viva Nutraceuticals này được các chuyên gia đánh giá rất cao bởi công thức thành phần toàn diện và công nghệ bào chế hiện đại bậc nhất thế giới.
BoniBaiO – Giải pháp hoàn hảo cho bệnh viêm đại tràng mãn tính
BoniBaiO – Giải pháp hoàn hảo cho bệnh viêm đại tràng mãn tính
Hiệu quả vượt trội của BoniBaio đến từ công thức thành phần toàn diện kết hợp giữa thảo dược và hàng tỷ lợi khuẩn đường ruột tự nhiên:
- 6 Tỷ lợi khuẩn đường ruột của BoniBaio rất đa dạng với 6 chủng loại khác nhau: Lactobacillus Acidophilus, Lactobacillus Plantarum, Lactobacillus Casei, Bifidobacterium Bifidum, Bifidobacterium Lactis, Bifidobacterium Longum giúp cân bằng hệ vi sinh, ổn định hoạt động tiêu hóa, tăng cường khả năng phân giải thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng.
- 9 Thảo dược trong BoniBaio bao gồm: Hạt thì là, bạch truật, hoàng liên, gừng, bạc hà, lá bài hương, đu đủ, cây du đỏ, lô hội không những cung cấp lượng chất xơ dồi dào, giúp giảm co thắt ruột, chống viêm, chống nhiễm khuẩn mà còn giúp giảm đau, làm mát gan, hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc đại tràng, giúp tăng khả năng phục hồi và tái tạo lại vùng niêm mạc bị tổn thương.
- 5-HTP giúp an thần, giảm căng thẳng thần kinh, giảm stress, giảm kích thích đại tràng gây đại tràng co thắt.
Đặc biệt ưu điểm vượt trội chỉ có ở BoniBaio chính là công nghệ đột phá của Mỹ và Canada - công nghệ Microfluidizer. Với công nghệ siêu Nano tiên tiến này, các thành phần sẽ được chiết xuất và bào chế dưới dạng các hạt phân tử kích thước siêu nhỏ (<70nm) giúp tối đa hóa khả năng hấp thu các dưỡng chất quý vào cơ thể và tăng cường hiệu quả tác dụng lên gấp hàng chục lần so với những phương pháp bào chế thông thường.
Nhờ đó BoniBaio sẽ giúp người bệnh kiểm soát và khắc phục hiệu quả tình trạng viêm đại tràng: không những giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu mà còn giúp ngăn ngừa viêm loét tiến triển, hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng.
Đánh giá của khách hàng sau khi sử dụng BoniBaiO
Sau nhiều năm có mặt tại Việt Nam, BoniBaio đã trở thành “cứu cánh” cho hàng ngàn người bệnh đại tràng nước ta. Dưới đây là chia sẻ của một số bệnh nhân đã sử dụng BoniBaio:
- Anh Trần Đức Hạnh, 37 tuổi, đt: 0905.431.381, ở số nhà 212/56/1 Nguyễn Hữu Cảnh, thành phố Vũng Tàu
Anh Trần Đức Hạnh, 37 tuổi
“Tôi bị bệnh viêm đại tràng hành hạ nhiều năm nay. Bác sĩ kê đơn thuốc, uống mấy ngày đầu thấy đỡ, nhưng sau đó chẳng nhịn được miệng, ăn vài miếng tôm hay cá là bệnh lại tái phát, còn trẻ mà phải bóp mồm bóp miệng khổ lắm. Mới chỉ có 1 tháng dùng BoniBaio thôi mà đã có những chuyển biến bất ngờ, tôi không còn đau bụng nữa, phân thành khuôn rất đẹp, không còn nhầy lẫn máu nữa, tôi ăn uống thoải mái mà không bị tái phát lại, thậm chí uống rượu bia cũng chẳng sao. Được 3 tháng tôi đi nội soi lại, niêm mạc đại tràng đã phục hồi, lành hết cả vết tổn thương.”
- Chị Nguyễn Thanh Hằng (40 tuổi, ở số 35, khu Bờ Hàng, đường 68, bến Phú Định, phường 16, quận 8, HCM, sđt 0906.231.767)
Chị Nguyễn Thanh Hằng, 40 tuổi
“Dùng BoniBaio được tròn 1 tháng, chị thấy ăn uống đã thoải mái hơn, ăn xong không bị đau bụng nữa. Hết tháng thứ 2, phân đã thành khuôn mượt mà, ngày đi 1-2 lần, bệnh giảm đã được 70-80%. Và sau 3 tháng sử dụng BoniBaio, những triệu chứng của viêm đại tràng hầu như không còn, chị ăn uống ngon miệng, ăn được nhiều hơn, những món mà trước đây chị không dám thì giờ cũng ăn được rồi, như bữa trưa nay em vừa chứng kiến đó.”
- Anh Vũ Duy Tùng ờ đội 13, xã Nghĩa Bình, Nghĩa Hưng, Nam Định, điện thoại: 097.342.6938.
Anh Vũ Duy Tùng
“Anh bị viêm đại tràng mãn tính 10 năm nay. Ngày nào cũng đi vệ sinh mấy lần, vừa đi xong lại muốn đi tiếp, lúc nào cũng đầy hơi, chướng bụng, “đánh hơi” liên tục, ăn gì đi nấy, phân sống lổn nhổn lúc như phân mèo, lúc lại nát lẫn nhầy như rỉ mũi. Anh uống BoniBaio ngày 4 viên, chia hai lần, sau khoảng 4 lọ bụng dạ đã nhẹ nhõm hẳn, tình trạng đau bụng cũng giãn ra thưa hơn, chướng bụng hay đánh hơi cũng giảm rõ. Sau 3 tháng, giờ anh có thể ăn uống thoải mái, nhậu nhẹt với bạn bè cũng chẳng lo đau bụng, đi ngoài nữa. Cái gì thích ăn là ăn thôi, chẳng phải kiêng khem hay sợ sệt gì cả.”
Việc lựa chọn thực phẩm tốt cho đại tràng và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý là vô cùng cần thiết với bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính. Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn có thêm kiến thức để có thể tự lên được thực đơn tốt, có lợi, phù hợp nhất với thể trạng, mức độ bệnh của mình. Để biết thêm thông tin, bạn vui lòng liên hệ số hotline miễn cước 18001044 trong giờ hành chính để được tư vấn trực tiếp.
XEM THÊM: