Đi ngoài ra máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không và làm sao để khắc phục?

Cập nhập: Thứ ba, 19/09/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Đi ngoài ra máu có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như trĩ, rò ống tiêu hóa, viêm túi thừa, viêm đại tràng, nứt kẽ hậu môn… Máu có thể lẫn trong phân hoặc người bệnh đi ngoài ra máu ở cuối bãi. Nó có thể màu đỏ tươi, đỏ thẫm hoặc thâm đen tùy theo nguyên nhân gây ra. Ngay sau đây sẽ là một số bệnh lý thường gặp gây ra hiện tượng này và phương pháp cải thiện bệmh, cùng tìm hiểu ngay nhé!

 

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?

 

Bệnh trĩ - nguyên nhân thường gặp tình trạng đi ngoài ra máu

    Trĩ là bệnh lý mạn tính, hình thành do đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị suy yếu và giãn quá mức, tạo thành các búi trĩ. Thành tĩnh mạch bị giãn và dễ bị vỡ, gây tình trạng chảy máu hậu môn, đặc biệt là khi đi vệ sinh. Thời gian đầu, máu chảy kín đáo, chỉ xuất hiện trên phân hoặc dính trên giấy vệ sinh. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, máu sẽ chảy nhỏ thành từng giọt, thậm chí có thể bắn thành tia.

    Ngoài tình trạng đi ngoài ra máu, người bệnh trĩ còn có các triệu chứng khác như đau rát, ngứa ngáy hậu môn và có búi trĩ (sa hoặc không sa ra ngoài). 

 

Đi ngoài ra máu có thể là biểu hiện của bệnh trĩ

Đi ngoài ra máu có thể là biểu hiện của bệnh trĩ

 

    Để cải thiện bệnh trĩ hiệu quả và an toàn, bạn nên dùng BoniVein của Mỹ với liều 4-6 viên/ngày. Sau 2-3 tuần, tình trạng đau, rát, chảy máu đã cải thiện rõ rệt. Sau 3 tháng, thành tĩnh mạch bền chắc, búi trĩ co nhỏ dần. Ngoài ra, bạn cũng lưu ý tránh ngồi lâu một chỗ, hạn chế bê vác đồ nặng, kiêng rượu bia và đồ ăn cay nóng, cải thiện tốt tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy (nếu có), đồng thời giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress.

 

Rò ống tiêu hóa

    Do chấn thương vùng bụng chậu, nhiễm trùng, phẫu thuật hoặc một số tình trạng viêm mà ống tiêu hóa bị rò làm rò rỉ mủ, dịch tiêu hóa, thậm chí là máu ra ngoài cơ thể. Nếu lỗ rò này xuất hiện ở vùng hậu môn, trực tràng, đại tràng thì sẽ gây hiện tượng đi ngoài có phân lẫn máu.

    Với bệnh lý này, bệnh nhân cần được thăm khám, chẩn đoán chính xác và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, phương pháp điều trị sẽ cần kết hợp giữa phẫu thuật và sử dụng kháng sinh. 

 

Đi ngoài ra máu có thể do viêm túi thừa

    Túi thừa đại tràng là những cấu trúc dạng túi nhỏ, phát triển trong thành của đại tràng. Với hình dạng như một chiếc túi, 1 phần phân sẽ bị mắc kẹt ở đây, đóng chắc lại, khiến vi khuẩn phát triển và gây viêm.  Cục phân cứng trong túi thừa có thể làm vỡ mạch máu, gây chảy máu túi thừa, khiến người bệnh bị đi ngoài ra máu.

    Để biết tình trạng đi ngoài ra máu của bạn có phải do viêm túi thừa hay không, bạn cần đi khám, nội soi hoặc chụp X-Quang để xác định vị trí chảy máu và điều trị bệnh hiệu quả. 

 

Đi ngoài ra máu có thể do viêm túi thừa

Đi ngoài ra máu có thể do viêm túi thừa

 

Viêm đại tràng cấp và mạn tính

    Khi ăn uống không hợp vệ sinh, đồ ăn ôi thiu, khó tiêu, kết hợp một số yếu tố khác như lạm dụng kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột, tuổi tác, căng thẳng, stress sẽ gây hại cho niêm mạc đại tràng, gây tình trạng viêm. Nếu viêm đại tràng không được điều trị hiệu quả và người bệnh vẫn tiếp tục có những yếu tố nguy cơ kể trên thì bệnh dễ chuyển sang thể mạn tính.

   Với viêm đại tràng cấp, người bệnh có biểu hiện đau bụng kéo dài, cơn đau giảm sau khi đi vệ sinh, phân lỏng, đi nhiều lần trong ngày, phân có thể lẫn máu hoặc nhầy, người mệt mỏi, sụt cân. Bệnh nhân cần đi khám, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

   Với viêm đại tràng mạn tính, người bệnh cũng bị rối loạn đại tiện như đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, nát, có thể kèm theo máu, chán ăn, mệt mỏi…  Với bệnh này, bạn nên đi khám, đồng thời dùng thêm BoniBaio + của Mỹ để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, cải thiện triệu chứng, tăng cường sức khỏe đại tràng, từ đó giúp cải thiện bệnh hiệu quả. 

 

Sản phẩm BoniBaio + giúp cải thiện bệnh viêm đại tràng mạn tính hiệu quả

Sản phẩm BoniBaio + giúp cải thiện bệnh viêm đại tràng mạn tính hiệu quả

 

Nứt kẽ hậu môn - Nguyên nhân đi ngoài ra máu đỏ tươi

    Nứt kẽ hậu môn là tình trạng có vết rách ở niêm mạc hậu môn gây đau, chảy máu màu đỏ tươi, thường xảy ra sau khi người bệnh bị táo bón, phân cứng và cố rặn khi đi vệ sinh. Đây là một trong những bệnh lý thường gặp gây tình trạng đi ngoài ra máu kèm theo đau rát hậu môn. Người bệnh cũng thường có da thừa và nhú hậu môn phì đại gần vị trí vết nứt.

    Nứt kẽ hậu môn thường lành trong vài tuần nếu người bệnh giữ cho phân mềm và điều trị táo bón hay tiêu chảy. Tuy nhiên nếu vết nứt không lành trong 6 đến 8 tuần, người bệnh cần được điều trị bằng thuốc hoặc thậm chí phải phẫu thuật.    

    Vì vậy, khi bị bệnh này, bệnh nhân lưu ý cần bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn, uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên, nên ngâm nước ấm 10-20 phút nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau khi đi ngoài để giảm nguy cơ phải phẫu thuật và dùng thuốc.

 

Polyp đại tràng có thể gây tình trạng đi ngoài ra máu

   Polyp đại tràng là một khối u nhỏ hình thành ở niêm mạc đại tràng và đa số là vô hại. Tuy nhiên, theo thời gian, một số polyp có thể chuyển thành khối u ác tính (ung thư đại tràng).

    Hầu hết các polyp đại tràng không có triệu chứng. Bác sĩ có thể phát hiện nó khi đang kiểm tra định kỳ hoặc cố gắng để chẩn đoán một bệnh khác. Người có polyp đại tràng có thể bị đi ngoài ra máu, kèm theo một số triệu chứng như táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài. Một số rất ít trường hợp có thêm tình trạng đau, buồn nôn hoặc nôn.  

    Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể sẽ cắt bỏ tất cả các polyp khi phát hiện. Trong hoặc sau khi cắt một vài ngày, bệnh nhân có thể bị chảy máu. Sau khi cắt polyp đại tràng, bệnh nhân cần ăn nhiều rau quả để bổ sung chất xơ, ăn thêm thực phẩm nhiều calci, tránh ăn đồ dầu mỡ, hạn chế rượu bia và thuốc lá, giảm cân (nếu thừa cân, béo phì).

 

Polyp đại tràng có thể gây tình trạng đi ngoài ra máu

Polyp đại tràng có thể gây tình trạng đi ngoài ra máu

 

Đi ngoài ra máu - coi chừng ung thư đại tràng

   Đi ngoài ra máu có thể là triệu chứng của ung thư đại tràng. Người bệnh đi ngoài có kèm theo máu đỏ tươi, nhỏ giọt và phủ lên phân. Một số trường hợp, ở giai đoạn cuối, bệnh nhân còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, số lần đại tiện tăng lên, táo bón hoặc tiêu chảy, phân mỏng, hẹp so với bình thường. Ở bệnh nhân mắc ung thư trực tràng thường xuất huyết dưới dạng máu lẫn với nhầy vì máu chảy ở niêm mạc vùng ung thư có thể bị viêm nên tiết nhầy.

   Tuy nhiên, đi ngoài ra máu cũng có thể do táo bón và sẽ tự hết khi bạn bổ sung nhiều nước, chất xơ trong bữa ăn hàng ngày. Nếu táo bón do các bệnh lý khác (ví dụ như hội chứng ruột kích thích), hoặc do thuốc, bổ sung sắt… bạn cần có phương pháp khắc phục nguyên nhân này để giảm tình trạng đi chảy máu hậu môn.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Top 6 tác dụng của chất xơ đối với sức khỏe

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu về những lợi ích mà chất xơ mang lại để có thêm niềm “yêu thích” với nhóm thực phẩm này nhé!

Lựa chọn thực phẩm tốt cho người bị viêm đại tràng

Viêm đại tràng mạn là bệnh rất hay gặp ở nước ta. Bệnh xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh vật ở ruột, bệnh mạn tính có từng đợt tiến triển. Ngoài ra, viêm đại tràng mạn còn có thể do yếu tố tâm thần kinh do xúc động tâm lí và những lo lắng, stress ảnh hưởng tới sự điều tiết của hệ thống thần kinh thực vật gây tăng tiết ra các chất axit làm loét ruột. Bệnh gặp nhiều ở lứa tuổi trung và cao tuổi. Việc thay đổi thói quen ăn uống, chế độ dinh dưỡng là một yếu tố cấp thiết trong việc điều trị căn bệnh này.

Viêm đại tràng là bệnh gì ? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị như thế nào (2020)

Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn không biết viêm đại tràng là bệnh gì, nguyên nhân do đâu, dấu hiệu nhận biết và cách trị như thế nào… thì bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất dành cho bạn !

Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không? Giải pháp tối ưu từ thiên nhiên

Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không? Biện pháp nào giúp cải thiện hiệu quả tình trạng này? Qua bài viết dưới đây, Thảo Dược Bốn Phương sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó. Các bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Bí quyết giúp anh Tùng chiến thắng bệnh đại tràng

Nhìn to béo là thế nhưng anh Vũ Duy Tùng ờ đội 13, xã Nghĩa Bình, Nghĩa Hưng, Nam Định, đt: 097.342.6938 đã là bệnh nhân có thâm niên bị căn bệnh đại tràng co thắt hành hạ.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBaio+ 30V

BoniBaio

Loại: Giá: Số lượng:
BoniBaio+ 30V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi