Bạn có bao giờ thắc mắc cùng bị hội chứng ruột kích thích (IBS) nhưng có người bị táo bón, có người bị tiêu chảy, nhiều khi là thay đổi liên tục giữa hai tình trạng này? Đó là do IBS có nhiều phân nhóm khác nhau. Mỗi phân nhóm sẽ có đặc điểm riêng, phương pháp điều trị cũng có những điểm khác biệt. Cụ thể, hội chứng ruột kích thích có những phân nhóm nào? Hướng khắc phục ra sao? Đọc ngay bài viết này để tìm hiểu thêm nhé!
Các phân nhóm của hội chứng ruột kích thích là gì?
Một số thông tin cơ bản về hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là bệnh mà chức năng của đại tràng bị rối loạn tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như:
- Đau quặn bụng, thường sẽ xuất hiện cùng những lần đi cầu, sau đó, triệu chứng này giảm dần.
- Đại tiện lỏng: Phân lỏng hoặc nát, phân có thể có nhầy nhưng không có máu. Đi cầu nhiều lần trong ngày, thường là 3-5 lần nhưng có những trường hợp sẽ đi nhiều hơn. Số lần đi cầu phụ thuộc nhiều vào bữa ăn của người bệnh.
- Táo bón: Đại tiện phân rắn, lượng ít, có thể có chất nhầy lẫn trong phân. Số lần đi ngoài trong tuần giảm xuống còn 1-2 lần.
Tình trạng táo bón và đi lỏng sẽ xen kẽ với tỷ lệ khác nhau giữa từng người bệnh. Ngoài ra, có nhiều trường hợp người bệnh đi cầu lúc đầu phân táo, nhưng sau đó phân lỏng, nát sống.
Những triệu chứng khác kèm theo đó là chướng bụng đầy hơi, khó tiêu. Tình trạng chướng bụng thường nặng hơn về ban ngày, giảm về ban đêm sau khi ngủ.
Tùy vào các triệu chứng mà hội chứng ruột kích thích được chia thành nhiều phân nhóm khác nhau.
Hội chứng ruột kích thích thường gây đau bụng quặn
Các phân nhóm của hội chứng ruột kích thích
Có 4 phân nhóm chính của hội chứng ruột kích thích đó là IBS-C, IBS-D, IBS-M và IBS-A.
IBS-C
Khi bị IBS-C, người bệnh sẽ thường xuyên bị táo bón hơn so với tiêu chảy.
Một số triệu chứng khác của bệnh sẽ rõ ràng hơn như:
- Bụng đầy hơi và buồn trung tiện nhiều hơn.
- Luôn cảm giác như có một khối rắn trong ruột của bạn, đi vệ sinh nhưng không hết, vẫn còn phân trong ruột.
IBS-D
Khi bị IBS-D, người bệnh thường xuyên bị đi ngoài phân lỏng, nát hơn. Phân loại này gây ra các vấn đề gần như ngược lại so với IBS-C.
Người bệnh sẽ thấy thường xuyên bị đau bụng, cảm giác muốn đi ngoài xuất hiện nhiều lần trong ngày. Phân sống, lỏng, nát, không thành khuôn. Hiện tượng đầy hơi cũng thường xuyên xuất hiện.
IBS-M
Khi người bệnh bị IBS-M, triệu chứng táo bón và tiêu chảy sẽ xen kẽ nhau. Người bệnh thường vệ sinh gấp, đi xong vẫn còn cảm giác chưa hết phân và buồn đi tiếp. Một số triệu chứng khác là đau nhức mỏi cơ, mệt mỏi, rối loạn tình dục, rối loạn giấc ngủ.
IBS không phân loại
Đó là khi các vấn đề gặp phải của bệnh nhân không phân loại được là IBS-C, IBS-D hay IBS-M.
Cần lưu ý rằng, phân loại hội chứng ruột kích thích ở mỗi bệnh nhân là không cố định. Trong vòng 1 năm, có đến 75% bệnh nhân thay đổi từ phân nhóm này sang phân nhóm khác. Trong đó có khoảng 29% chuyển đổi giữa IBS-C và IBS-D.
Điều trị hội chứng ruột kích thích như thế nào?
Do có nhiều phân nhóm phức tạp như trên, việc điều trị hội chứng ruột kích thích cần khéo léo, không chỉ giải quyết triệu chứng mà cần khắc phục được nguyên nhân gây IBS, đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh.
Thuốc điều trị triệu chứng của hội chứng ruột kích thích
- Điều trị táo bón: Dùng các thuốc nhuận tràng như nhuận tràng thẩm thấu...
- Điều trị tiêu chảy: Dùng các thuốc chống tiêu chảy như loperamid (giúp giảm nhu động ruột), smecta.
- Điều trị đau bụng quặn: Dùng các thuốc tác động làm giảm co thắt quá mức của đại tràng. Các thuốc thường dùng là thuốc kháng cholinergic (atropin, scopolamin…), thuốc chống co thắt (mebeverine, alverine), thuốc chủ vận của thụ thể opiat, thuốc ức chế kênh calci.
Ngoài ra, người bệnh được dùng thêm men vi sinh để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa.
Tùy thuộc vào tình trạng của từng người mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Người bệnh không nên dùng lại đơn thuốc của nhau mà cần đi khám để được kê đơn cụ thể.
Thuốc tây chỉ điều trị triệu chứng và có nhiều tác dụng phụ
Chế độ ăn uống của người bị hội chứng ruột kích thích IBS
Tình trạng bệnh của người bị hội chứng ruột kích thích có mối liên hệ chặt chẽ với chế độ ăn uống. Vì vậy, người bệnh cần chú ý:
- Kiêng những đồ ăn cay nóng, kích thích, rượu bia, đồ uống có ga, cà phê.
- Khi bị tiêu chảy cần hạn chế ăn rau, những đồ ăn giàu chất xơ.
- Khi bị táo bón, nên ăn thêm nhiều rau xanh, đồ ăn giàu chất xơ.
Cần lưu ý rằng, cùng bị hội chứng ruột kích thích nhưng có người nhạy cảm với loại thức ăn này trong khi người khác lại không. Vì vậy, bạn hãy ăn uống cẩn trọng, lắng nghe cơ thể. Sau đó, bạn tự lên danh sách những thực phẩm được và không được ăn cho riêng mình.
Ngoài ra, tập những bài tập yoga, ngồi thiền, tập dưỡng sinh cũng rất tốt cho người bị IBS.
Ổn định nhu động ruột, nhiệm vụ không thể bỏ qua của người bị hội chứng ruột kích thích
Hiện tượng tiêu chảy, táo bón của hội chứng ruột kích thích IBS phụ thuộc phần lớn vào hoạt động của nhu động đại tràng.
Nhu động đại tràng bình thường sẽ có nhiệm vụ co bóp, tạo khuôn phân, vận chuyển phân về phía hậu môn để thải ra ngoài. Khi nhu động ruột bất thường cũng sẽ khiến tính chất của phân không bình thường. Cụ thể:
- Nhu động ruột quá nhanh, đại tràng co thắt nhiều. Khi đó, phân được đẩy về phía hậu môn quá nhanh mà chưa được hấp thu hết nước. Điều này gây hiện tượng phân lỏng, nát kèm theo đau bụng quặn.
- Nhu động ruột bị chậm lại sẽ khiến phân chậm được vận chuyển để thải ra ngoài, nước trong đó bị hút cạn kiệt. Từ đó khiến phân khô, cứng, gây tình trạng táo bón.
Đặc biệt, nhiều trường hợp phân lúc đầu táo, rắn, cứng nhưng sau đó lại lỏng nát. Hiện tượng này được giải thích là do ban đầu, nhu động ruột chậm gây tình trạng táo bón. Nhưng về sau, nhu động ruột lại nhanh và tăng co bóp, làm đẩy phần phân táo ra ngoài, những phần phân chưa thành khuôn sau đó cũng bị đẩy ra.
Ổn định nhu động ruột là nhiệm vụ không thể bỏ qua
Bạch truật - Bí quyết giúp ổn định nhu động ruột an toàn, hiệu quả từ thiên nhiên
Bạch truật là thảo dược giúp giảm tình trạng đi ngoài lỏng, táo bón, đầy hơi, khó tiêu, phân sống…Đó là nhờ khả năng giúp lấy lại nhịp sinh học nhu động ruột của bạch truệt.
Khi bị tiêu chảy, bạch truật có tác dụng làm giảm nhu động ruột, cầm tiêu chảy, giảm đau quặn. Trong trường hợp bị táo bón thì bạch truật lại có tác dụng nhuận tràng rất hiệu quả.
Tác dụng điều tiết hai chiều đó của bạch truật có ý nghĩa rất lớn đối với bệnh nhân IBS.
Bạch truật là thảo dược không thể thiếu đối với người bị hội chứng ruột kích thích
Sử dụng bạch truật là cần thiết với người bị hội chứng ruột kích thích nhưng chưa đủ. Điều quan trọng nhất đó là phải khắc phục được nguyên nhân gốc rễ của bệnh. Đó là tình trạng căng thẳng, stress.
Hiện nay, một sản phẩm toàn diện từ Mỹ, có thành phần giúp ổn định nhu động ruột, giảm triệu chứng và đặc biệt giúp khắc phục nguyên nhân căng thẳng, stress đó là BoniBaio + .
Sản phẩm BoniBaio + dành cho người bị hội chứng ruột kích thích
BoniBaio + đã trở thành cứu tinh cho hàng vạn người bị hội chứng ruột kích thích
Sản phẩm BoniBaio + đã giúp hàng vạn người bị hội chứng ruột kích thích cải thiện bệnh một cách hiệu quả, an toàn.
Chú Nguyễn Trọng Hải (khu Thị An, TT. Hưng Nhân, H. Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, số điện thoại: 0983.131.548)
Chú Nguyễn Trọng Hải
“Chú bị cả bệnh viêm đại tràng mãn tính và hội chứng ruột kích thích hành hạ suốt 20 năm nay. Chú chỉ cần ăn bất kỳ thứ gì vào là bụng lại đau quặn lên, nổi cuồn cuộn. Chú đi ngoài không bao giờ phân bình thường, đa số là sẽ lỏng, nát, sống, hoa cà hoa cải. Nhưng cũng có khi chú bị táo bón, cả tuần liền chú chỉ đi ngoài có 1-2 lần thôi. Khổ lắm. Vì bệnh mà chú bị tụt huyết áp liên tục, có khi đo chỉ còn 90/60”.
“Cuối cùng chú cũng tìm ra được giải pháp cho mình đó là sản phẩm BoniBaio + của Mỹ. Chú dùng BoniBaio + với liều 4 viên/ngày thì chỉ sau 2 lọ là chú đi ngoài phân đã thành khuôn rồi. Tình trạng cứ tốt dần lên từng ngày, cho đến nay thì chú không còn bất kỳ triệu chứng gì nữa. Ăn được ngủ được nên chú đã tăng hẳn 4 cân chứ không gầy rộc người như trước. Còn huyết áp thì lúc nào cũng đẹp, chú mừng lắm”.
Cô Mai Thị Dung, 45 tuổi ở xóm 2, thôn Nham Lang, xã Tân Tiến, Hưng Hà, Thái Bình, điện thoại: 039.918.5143 - 084.946.1563
Cô Mai Thị Dung, 45 tuổi
“Sức khỏe của cô bị hao mòn và ngày càng yếu vì hội chứng ruột kích thích nhiều năm nay. Cô ăn gì vào cũng bị đau bụng đi ngoài. Một ngày cô ra vào nhà vệ sinh không dưới 10 lần. Lần nào bụng cũng đau quặn lại và nổi lên thành cục cứng. Phân thì sống, nát lẫn thêm nhầy và bọt. Cô cứ uống thuốc tây thì đỡ mà chỉ cần ngừng là triệu chứng lại tái phát. Cô cảm thấy vô cùng mệt mỏi vì căn bệnh này”.
“Giờ thì mỗi ngày cô chỉ đi ngoài 1 lần, phân thành khuôn rồi, không táo cũng không lỏng. Cô cũng không bị đau bụng lần nào nữa, cô còn thoải mái ăn những gì cô thích nữa cơ. Tất cả là nhờ BoniBaio + của Mỹ đấy. Chỉ sau 2 lọ với liều 4 viên là cô thấy bệnh cải thiện rõ rệt, và khi dùng đủ liệu trình 3 tháng thì tình trạng của cô đã tốt như hiện giờ đó. Cô cảm ơn BoniBaio + rất nhiều”.
Bài viết trên đây trình bày chi tiết về những phân loại của hội chứng ruột kích thích. Hy vọng qua bài viết bạn đã biết được nhiều thông tin hữu ích và có thêm giải pháp hiệu quả mang tên BoniBaio +. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe.
XEM THÊM:
- Sự khác nhau giữa hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng mãn tính
- Đau bụng sau khi uống rượu bia