Bên cạnh tiểu són và tiểu không tự chủ, tiểu đêm nhiều lần ở nam giới là một trong những triệu chứng rối loạn tiểu tiện khá phổ biến hiện nay. Tình trạng này kéo dài gây ra rất nhiều phiền toái cho đấng mày râu. Vậy tiểu đêm báo hiệu bệnh gì ở nam giới và có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe cũng như chất lượng sống? Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Tiểu đêm là gì
Thông thường, một người khỏe mạnh sẽ đi tiểu khoảng 8 lần/ngày, trong đó có 7 lần vào ban ngày và 1 lần vào ban đêm với lượng nước tiểu mỗi lần tương đương 300 ml. Nếu phải tiểu tiện nhiều lần vào ban đêm gây gián đoạn giấc ngủ thì được gọi là hội chứng tiểu đêm bệnh lý.
Hội chứng rối loạn tiểu tiện ở nam giới nhìn chung có những biểu hiện như sau:
• Đi tiểu nhiều hơn 7 lần trong ngày và 1 lần trong đêm;
• Phải thức dậy nhiều lần để đi tiểu về đêm làm gián đoạn giấc ngủ;
• Có cảm giác buồn tiểu gấp, khó nhịn tiểu;
• Nước tiểu són, rơi ra ngoài sau khi đã đi vệ sinh;
• Tiểu không kiểm soát, không tự chủ được tiểu tiện.
Các chuyên gia niệu học cho rằng tiểu đêm ở nam giới trung niên trở đi có thể là triệu chứng của một số bệnh lý, bao gồm:
• Bàng quang tăng hoạt (OAB):
Bàng quang bị kích thích hoặc hoạt động quá mức được xem là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn tiểu tiện ở cả nam giới, xuất hiện vào ban ngày và ban đêm. Đối tượng dễ mắc bàng quang tăng hoạt phổ biến là nam giới độ tuổi lão hóa; rối loạn chức năng bàng quang sau khi chữa trị tăng sản tuyến tiền liệt; những người béo phì; hoặc thường hay gặp căng thẳng, stress trong cuộc sống, đêm mất ngủ, lạm dụng rượu bia và hút thuốc lá, ...
Ngoài gây kích thích bàng quang như OAB, phì đại tuyến tiền liệt còn làm chèn ép ống niệu đạo và cản trở dòng nước tiểu. Đây là nguyên nhân chính của hiện tượng tiểu đêm nhiều lần ở nam giới.
• Nhiễm trùng đường tiết niệu:
Nhiễm trùng đường tiết niệu khiến cho bàng quang bị kích thích, dẫn đến tình trạng tiểu tiện liên tục nhiều lần, ngoài ra còn kèm theo đau rát, nước tiểu đục, đôi khi còn có máu và mùi hôi...
• Một số nguyên nhân khác:
Tiểu đêm nhiều ở nam giới còn có thể là do suy giảm chức năng thận, đái tháo đường, sỏi tiết niệu, suy tim hoặc bệnh Parkinson ở người lớn tuổi.
Các cách để khắc phục chứng tiểu đêm
Tiểu đêm có thể được khắc phục nếu tìm ra nguyên nhân gốc rễ và điều trị sớm, vì vậy người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi nên khám định kỳ thường xuyên để xác định được nguyên nhân của nó.
Những phương pháp đơn giản đến từ lối sống và cách sinh hoạt của bản thân có thể khắc phục được chứng tiểu đêm gồm có:
• Hạn chế ăn canh rau có tính lợi tiểu, hạn chế uống nước quá nhiều, nhất là bia rượu vào buổi tối
• Không nên hút thuốc, uống trà, cà phê trước khi đi ngủ, đi tiểu trước khi đi ngủ, tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ để có một giấc ngủ sâu và ngon giấc
• Uống các thuốc lợi tiểu cách xa thời gian ngủ vào ban đêm
Phì đại tuyến tiền liệt: nguyên nhân chính dẫn đến tiểu đêm
Phì đại tiền liệt tuyến là sự gia tăng kích thước của tuyến tiền liệt ở độ tuổi 40 trở ra, tuyến tiền liệt phì đại sẽ chèn ép vào niệu đạo và bàng quang gây ra rối loạn tiểu tiện như: tiểu khó, bí tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu ngập ngừng, tiểu không hết và các biến chứng như nhiễm trùng tiết niệu, suy giảm chức năng thận,… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Phì đại tiền liệt tuyến bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi 30 tuy nhiên sau độ tuổi 50 mới xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Một số ít xuất hiện ở người trẻ tuổi. Bệnh ngày càng gia tăng theo độ tuổi, hơn 50% nam giới trên 50 tuổi mắc bệnh này.
Nam giới có thể đến các trung tâm y tế để chẩn đoán bệnh phì đại tiền liệt tuyến. Hiện nay có một số phương pháp được sử dụng để đánh giá bệnh như: thăm dò trực tràng, siêu âm tuyến tiền liệt…
Dầu hạt bí đỏ - Khắc tinh của chứng tiểu đêm do phì đại tiền liệt tuyến
Trong dầu hạt bí đỏ có chứa chất delta 7 -phytosterol đặc hiệu có tác dụng:
Ngăn ngừa xơ vữa động mạch, làm giãn cơ trơn thành mạch tuyến tiền liệt và cổ bàng quang, do đó làm giảm tắc nghẽn niệu đạo do phì đại tiền liệt tuyến, làm giảm số lần đi tiểu ban đêm, giảm thể tích nước tiểu tồn dư, cải thiện tình trạng tiểu buốt, tiểu són, khó tiểu, làm dịu tình trạng kích thích quá mức của bàng quang.
Nghiên cứu lâm sàng về tác dụng trên bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt của hạt bí đỏ:
- Tác giả:
Tiến sĩ Heeok Hong và Tiến sĩ Chun-Soo Kim, công tác tại khoa thực phẩm và dinh dưỡng, đại học Sangmyung, Jongro-gu, Seoul 110-743, Hàn Quốc
Tiến sĩ Sungho Maeng, công tác tại khoa thực phẩm và dinh dưỡng, đại học Chung-Ang, 72-1 Ne-ri, Daeduk-myun, Anseong, Kyunggi 456-756, Hàn Quốc.
- Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân bị phì đại lành tính tuyến tiền liệt, độ tuổi trung bình 53,3 tuổi, điểm triệu chứng lâm sàng quốc tế trên 8.
- Cách thức thực hiện: Nhóm A được sử dụng giả dược ( dùng tinh bộ khoai lang, 320 mg/ngày). Nhóm B được sử dụng dầu hạt bí đỏ ( 320 mg/ngày). Nhóm C được sử dụng dầu quả cọ lùn ( 320mg/ngày ). Nhóm D được sử dụng cả dầu hạt bí đỏ và dầu quả cọ lùn ( 320 mg/ngày)
- Thời gian thực hiện: 12 tháng
- Kết quả:
+ Các triệu chứng lâm sàng về rối loạn tiểu tiện giảm rõ rệt sau 1 tháng ở nhóm B,C,D.
+ Kích thước tuyến tiền liệt giảm rõ rệt sau 3 tháng ở nhóm B,C,D
Dầu hạt bí đỏ sẽ phát huy được công dụng hiệu quả nếu phối hợp thêm với những thành phẩn thảo dược khác như cây cọ lùn, vỏ cây anh đào châu phi, cây tầm ma, lycopen, bồ công anh... sẽ giúp giải quyết không những tình trạng tiểu đêm, tiểu khó của nam giới mà còn giúp cải thiện cả những triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt, co nhỏ kích thước tiền liệt tuyến phì đại. Hiện nay trên thị trường mới chỉ có duy nhất sản phẩm BoniMen của Canada và Mỹ có chứa đầy đủ những thành phần trên, vì thế BoniMen không những được đánh giá là hiệu quả mà còn rất an toàn, không tác dụng phụ.
BoniMen là sản phẩm chất lượng do công ty Botania phân phối, năm 2018, BoniMen đã vinh dự được nhận giải thưởng "Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng" do chủ tịch hiệp hội thực phẩm chức năng trao tặng.
Trên đây là những chia sẻ về chứng tiểu đêm ở nam giới và bệnh phì đại tiền liệt tuyến. Để được tư vấn thêm vui lòng gọi tới số 18001044 để được giải đáp. Hy vọng bài viết trên đây có ích với bạn.
XEM THÊM:
- Đừng để phì đại tuyến tiền liệt đẩy bạn tới suy thận
-
3 giai đoạn phát triển của phì đại tuyến tiền liệt