Tác hại của rượu bia với dạ dày: Hiểu để phòng ngừa!

Cập nhập: Thứ bảy, 16/09/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Nói về tác hại của rượu bia, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ tới tình trạng tăng men gan, viêm gan, xơ gan… Thực tế còn nguy hiểm hơn rất này, cồn trong rượu bia còn có thể làm rối loạn hoạt động của dạ dày, gây kích ứng, đau đớn. Vậy cụ thể, rượu bia gây hại tới dạ dày như thế nào? Phải làm sao để phòng ngừa? 

 

Tác hại của rượu bia với dạ dày là gì?

Tác hại của rượu bia với dạ dày là gì?

 

Thực trạng sử dụng rượu bia ở nước ta

   Các chuyên gia của Cục Y tế dự phòng, Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức HealthBridge đều nhấn mạnh: Tình trạng sử dụng rượu bia tại Việt Nam đang gia tăng ở mức báo động, đặc biệt là giới trẻ.

   Mức tiêu thụ rượu, bia ở người từ 15 tuổi tại nước ta tăng dần qua các năm. Nếu như năm 2005, mức tiêu thụ là 2,9 lít cồn nguyên chất/người/ năm, thì đến năm 2018 và 2019, con số này đã tăng lên 7.9 lít.

   Các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, Việt Nam xếp thứ hai trong các nước khu vực Đông Nam Á và xếp thứ 3 châu Á về mức tiêu thụ bình quân rượu bia/người. Tình trạng uống quá độ đến mức nguy hại cũng đang rất phổ biến ở người trưởng thành.

   Cụ thể, năm 2015, có đến 44,2% nam giới uống nhiều bia rượu, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2010 (25,1%). Đến năm 2021, có tới 64% nam giới và 10% nữ giới uống rượu bia.

   Có thể thấy, tỷ lệ tiêu thụ rượu bia ở nước ta ngày càng cao. Kèm theo đó, số người mắc bệnh do chất cồn cũng tăng lên. Chuyên gia cho biết, rượu/bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh, chấn thương và là nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh tật nằm trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế.

   Đặc biệt, rượu bia là yếu tố nguy cơ xếp thứ 2 trong 10 nguy cơ gây tàn tật và tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Nó xâm nhập vào cơ thể đến đâu sẽ gây hại đến đó, chẳng hạn như:

  • Ở miệng, họng làm tăng nguy cơ ung thư.
  • Ở dạ dày gây kích ứng, viêm, rối loạn hệ tiêu hóa.
  • Ở tuần hoàn làm giãn mạch máu, hạ huyết áp.
  • Ở gan gây tăng men gan, xơ gan, viêm gan.

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về tác hại của rượu bia với dạ dày nhé!

 

Tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nước ta ngày càng tăng cao

Tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nước ta ngày càng tăng cao

 

Tác hại của rượu bia với dạ dày

   Sau khi vào cơ thể từ miệng, rượu bia sẽ đến dạ dày, ruột non rồi thẩm thấu vào trong hệ tuần hoàn, theo máu đến não, thận, phổi và gan.

   Tại dạ dày, thành phần cồn trong bia rượu kích thích tăng tiết axit, gây kích ứng niêm mạc bộ phận này. Theo đó, hiện tượng viêm loét, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn… xuất hiện.

   Nếu bạn uống bia rượu liên tục trong thời gian dài, niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng sẽ dẫn đến đau dạ dày, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày…

   Với những người tiền sử bị viêm loét dạ dày trước đó, loại đồ uống này sẽ làm tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

   Không chỉ vậy, rượu bia còn tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa. Hậu quả là mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây đau bụng, tiêu chảy, chán ăn, giảm hấp thu. Bởi thế mà người uống nhiều rượu thường gầy gò, suy dinh dưỡng.

   Thực tế, bản thân người uống cũng biết ít nhiều về tác hại của rượu bia. Tuy nhiên vì công việc, các mối quan hệ xã hội, họ rất khó tránh các bữa nhậu. Vậy phải làm sao để hạn chế những tác hại đó?

 

Phải làm sao để phòng ngừa tác hại của rượu bia với dạ dày?

Phải làm sao để phòng ngừa tác hại của rượu bia với dạ dày?

 

Cách phòng ngừa tác hại của rượu bia với dạ dày

   Để hạn chế tác hại của rượu bia với dạ dày, bạn nên:

  • Lót dạ trước khi uống bia rượu: Dạ dày rỗng sẽ dễ bị kích ứng, tổn thương hơn. Do đó, bạn nên ăn lót dạ trước khi nhậu bằng những thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, cơm, bún, miến, phở…
  • Uống rượu đừng quên uống thêm nước lọc: Nước lọc sẽ làm loãng chất cồn ra, giảm bớt tác hại của rượu bia hơn. Thêm nữa, việc uống đủ nước còn tránh nguy cơ bị mất nước do bia rượu.
  • Uống từ từ: Uống lai rai, uống chậm, uống xen kẽ với trò chuyện, ăn kèm thức ăn sẽ giúp cản trở quá trình hấp thu rượu, hạn chế chất cồn tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc dạ dày.
  • Nên chọn loại rượu có nồng độ cồn thấp: Nồng độ cồn càng cao, tác hại của chúng càng nhiều. Do đó, bạn nên lựa chọn loại rượu nồng độ cồn thấp như rượu vang sẽ tránh được phần nào tác hại của chúng.
  • Tránh uống rượu bia chung với đồ uống hay thực phẩm có caffeine và các loại nước có ga khác.
  • Dùng thuốc kháng axit: Nếu việc uống bia rượu gây đau dạ dày mà bạn lại không thể tránh được, bạn có thể sử dụng thuốc kháng axit trước khi nhậu. Tuy nhiên muốn dùng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên đi thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết nhất!

   Có thể thấy, tác hại của rượu bia rất nhiều và nghiêm trọng, trong khi đó tỷ lệ tiêu thụ loại đồ uống này ngày càng tăng cao. Để hạn chế những tác hại của chúng, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức nhậu an toàn ở bài viết trên, chúc các bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Tác hại của rượu bia với làn da

Trong bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu cụ thể tác hại của rượu bia với làn da và cách phòng ngừa nhé.

Tác hại của rượu bia lên phổi

Các tác hại của rượu bia lên phổi là: Rượu bia làm tổn thương lớp lông mao trong phổi, tăng nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn,...

Rượu bia tàn phá lá gan bằng cách nào? Bảo vệ lá gan của bạn trước khi quá muộn!

Cụ thể rượu bia tàn phá lá gan bằng cách nào? Làm cách nào để bảo vệ gan trước tác hại của rượu bia? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé! 

Tác hại của rượu bia đối với hệ thần kinh có thể bạn chưa biết!

Để hiểu rõ hơn về những tác hại của rượu bia đối với hệ thần kinh và biết cách hạn chế tối đa những tác hại đó, mời các bạn đọc bài viết ngay dưới đây!

Tìm hiểu tác hại của rượu bia với tim mạch

Rượu bia tác động như thế nào đến hệ tim mạch? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác nhất ở bài viết ngay dưới đây! 
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniAncol+ 60V

BoniAncol

Loại: Giá: Số lượng:
BoniAncol+ 60V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi