Khi nhắc đến tác hại của rượu bia, người ta thường nghĩ đến ảnh hưởng của nó đến gan hay hệ thần kinh. Tuy nhiên, rượu bia cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh phổi ở người, gây nguy hiểm tới sức khỏe của người sử dụng. Trong bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu tác hại của rượu bia lên phổi và cách phòng ngừa.
Tác hại của rượu bia lên phổi
Tác hại của rượu bia lên phổi như thế nào?
Rượu bia có thể gây những tác hại sau lên phổi:
- Làm tổn hại các lông mao trong phổi. Đây là bộ phận giúp làm sạch chất nhầy và các sinh vật truyền nhiễm. Từ đó, khả năng làm sạch chất nhầy bị suy giảm, ngăn phổi duy trì đường thở khỏe mạnh.
- Người uống rượu trong thời gian dài, chất cồn trong rượu sẽ làm mất đi chất chống oxy hóa quan trọng trong phổi, khiến phổi có nguy cơ cao nhiễm các vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae, Klebsiella pneumoniae, trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis,...Những vi khuẩn này có thể gây viêm phổi.
- Tác dụng gây say của rượu cũng có thể làm giảm phản xạ ho và nôn của một người, điều này cũng làm tăng nguy cơ tổn thương phổi.
- Người nghiện rượu thường bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Căn bệnh này sẽ làm trào ngược dịch vị dạ dày từ dạ dày lên thực quản và vào phổi của người. Những dịch ở dạ dày đó khi di chuyển lên đã mang theo rất nhiều vi khuẩn ( do uống rượu thường xuyên nên các pH trong dịch vị không đủ khả năng diệt vi khuẩn gây bệnh) cùng với dịch acid tiến vào đường hô hấp gây viêm phổi.
- Người nghiện rượu có hệ miễn dịch kém hơn, những vi khuẩn đã xâm nhập vào cơ thể dễ dàng tấn công phổi và gây bệnh viêm phổi cho người bệnh.
Theo thống kê từ Bộ y tế, nguy cơ viêm phổi ở người nghiện rượu thường cao gấp 3 - 4 lần so với người bình thường. Hơn nữa, viêm phổi ở người nghiện rượu thường nặng hơn, tỷ lệ tử vong cũng cao hơn tới 20%.
Nhiều nghiên cứu phản ánh tiêu thụ nhiều rượu làm tăng tỷ lệ mắc hội chứng suy hô hấp cấp tính, tăng khả năng tử vong liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Cách phòng ngừa tác hại của rượu bia lên phổi
Để phòng ngừa tác hại của rượu bia lên phổi, bạn nên:
- Thực hiện các bài tập thở để tăng cường lượng không khí vào phổi, làm giảm các triệu chứng khó thở, nâng cao sức khỏe. Bài tập thở mím môi giúp người tập thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng, muộn phiền, cải thiện chức năng hô hấp. Thở bằng bụng có thể giúp sử dụng cơ hoành đúng cách.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên.
- Chú ý đến một số dấu hiệu sớm của viêm phổi ở người nghiện rượu như đang uống rượu tự nhiên bỏ rượu, mệt mỏi, tức ngực, sốt ngây ngấy... để nhanh chóng đưa bệnh nhân đi khám tìm ra nguyên nhân gây bệnh viêm phổi và điều trị kịp thời.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ăn uống đủ chất, vận động nhiều để giảm nguy cơ viêm phổi.
- Biện pháp tốt nhất chính là không sử dụng rượu và cai rượu khi đã nghiện rượu. Bạn có thể tham khảo sản phẩm BoniAncol+ của Mỹ để bỏ rượu.
BoniAncol+ - Bí quyết bỏ rượu hiệu quả từ Mỹ
BoniAncol+ là sản phẩm được nhập khẩu từ Mỹ, giúp bỏ rượu một cách dễ dàng, nhẹ nhàng nhờ các thành phần sau:
- L-glutamine: Đây là một acid amin, giúp những người nghiện rượu giảm cảm giác thèm rượu và các thói quen gây nghiện khác.
- N - Acetyl cystein: Làm giảm cảm giác thèm rượu, cảm giác bồn chồn, bứt rứt, khó chịu trong quá trình bỏ rượu.
- Rễ cây Kava: giúp giải tỏa lo âu, giảm ức chế, từ đó giảm các triệu chứng trong quá trình bỏ rượu, giúp người bệnh bỏ rượu nhẹ nhàng hơn. Không chỉ vậy, rễ cây Kava còn có tác dụng làm tăng cường sự tỉnh táo và tập trung, giúp người bệnh kiểm soát được hành vi của mình.
- Magie và vitamin B6: Người nghiện rượu lâu năm sẽ bị thiếu hụt Magie và vitamin B6. Chính vì vậy, bổ sung Magie và vitamin B6 là điều cần thiết, giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp và đột quỵ ở người nghiện rượu.
Với công thức toàn diện như trên, BoniAncol+ là lựa chọn tuyệt vời cho người muốn bỏ rượu.
Sản phẩm BoniAncol+ của Mỹ.
Mong rằng bài viết này giúp bạn hiểu được tác hại của rượu bia ảnh hưởng đến phổi thế nào. Cách tốt nhất để phòng tránh các tác hại này là hạn chế tối đa hoặc bỏ hẳn rượu bia. BoniAncol+ là sự lựa chọn tối ưu giúp bạn bỏ rượu dễ dàng hơn. Nếu cần tư vấn, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM: