Bia rượu hủy hoại sức khỏe người Việt

Cập nhập: Thứ tư, 23/11/2016

Con số gần một nửa nam giới uống rượu bia nhiều ở ngưỡng gây hại vừa được Bộ Y tế công bố cho thấy, tình trạng lạm dụng bia rượu ở Việt Nam đang ở ngưỡng báo động.

Một nửa nam giới uống bia rượu vượt ngưỡng

TS Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, kết quả điều tra quốc gia về yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015 tại Việt Nam cho thấy tình trạng lạm dụng bia rượu ở người Việt là rất phổ biến.

Theo đó, qua điều tra trên gần 3.900 người Việt từ 18-69 tuổi cho thấy có tới 77,3% số nam giới và 11,0% nữ giới hiện tại đang sử dụng rượu bia (tức là có uống trong vòng 30 ngày qua), tỷ lệ chung cho cả hai giới là 43,8% và có xu hướng tăng theo thời gian.

Ở nhóm nam giới, tỉ lệ bia rượu càng đáng ngại, khi mà có tới 44,2% số nam giới uống rượu bia ở mức nguy hại (trong 30 ngày qua có ít nhất 1 lần uống từ 6 đơn vị cồn trở lên). Con số này ở nữ giới là 1,2%.

Cũng qua điều tra này cho thấy, trong 30 ngày qua, gần một nửa (45%) trong số người đang sử dụng rượu bia đã điều khiển phương tiện cơ giới sau khi uống.

Theo thống kê, mức tiêu thụ rượu bia của người Việt tăng liên tục trong 5 năm qua. Riêng năm 2015 là gần 3,4 tỉ lít bia, tăng hơn 1 tỷ lít so với năm 2010. Cùng với số lượng bia khổng lồ, người Việt cũng uống hơn 342 triệu lít rượu. Độ tuổi sử dụng rượu bia nhiều nhất nằm trong nhóm 18-29.

Trong khi đó, rượu bia khi sử dụng ở mức độ có hại sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và là một trong 5 nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật, tử vong trên toàn cầu. Theo các số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, rượu bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh và nguyên nhân gián tiếp của 200 loại bệnh tật, chấn thương. Đặc biệt phải kể đến các nguy cơ bệnh tim mạch, tăng huyếp áp, xơ gan, ung thư gan… do rượu bia. Ngoài ra, việc lạm dụng còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ tâm thần.

Theo TS Bắc, khi say rượu, nồng độ cồn trong máu cao sẽ khiến người bệnh có các biểu hiện như hoang tưởng, ảo thị, ảo thính, co giật/động kinh, viêm đa khoa thần kinh… gây nguy hại cho sức khoẻ, dễ gây hấn, đánh nhau, lái xe không an toàn. Nồng độ cồn trong máu quá cao có thể dẫn tới hôn mê và tử vong. Về lâu dài, rượu làm thoái hóa não bộ, gây các biểu hiện như parkinson, rối loạn trí nhớ, rối loạn tâm thần...

Một số liệu của bệnh viện Tâm thần TƯ, tỷ lệ bệnh nhân tâm thần do rượu chiếm từ 5 - 6% tổng số bệnh nhân tâm thần và tỷ lệ này ngày càng có xu hướng gia tăng.

Lo ngại bia rượu người trẻ tuổi

Đặc biệt TS Bắc lo ngại về tình trạng gia tăng bia rượu ở lứa tuổi thanh niên. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, những người trẻ tuổi bắt đầu uống rượu trước tuổi 15 có thể phát sinh các vấn đề về bia rượu cao gấp 5 lần những người đợi đến 21 tuổi mới uống. Những hậu quả đó là: khả năng nghiện rượu cao gấp 4 lần, khả năng tham gia bạo lực cao gấp 6 lần, nguy cơ tai nạn giao thông cao gấp hơn 6 lần, chấn thương gấp gần 5 lần sau uống rượu, bia.

Trong khi đó tại Việt Nam, một cuộc điều tra học sinh lớp 8-12 trên toàn quốc năm 2013 cho thấy: có tới 33% học sinh nam và 18% học sinh nữ đã từng uống ít nhất một đơn vị cồn trong 30 ngày vừa qua, trong số đó: 49% học sinh nam và 38% nữ uống cốc đầu tiên khi chưa đến 14 tuổi, 31% học sinh nam và 15% học sinh nữ đã từng uống đến mức say ít nhất một lần.

Theo bà Phạm Thị Hoàng Anh, Giám đốc tổ chức HealthBridge tại Việt Nam, nguyên nhân của tình trạng nghiện bia rượu ở thanh thiếu niên (và cả người trưởng thành), một phần do tác động của quảng cáo. Một nghiên cứu ở Mỹ trên 1786 học sinh cho thấy, nếu như lớp 6 trẻ có tiếp xúc với quảng cáo rượu bia trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nguy cơ bắt đầu sử dụng rượu bia những học sinh này khi lên lớp 7 sẽ tăng cao so với các học sinh bình thường khác. Mỗi lần tiếp xúc với quảng cáo rượu bia làm tăng 1% lượng tiêu thụ rượu bia.

Trong khi đó tại Việt Nam, Luật Quảng cáo mới dừng lại cấm quảng cáo rượu từ 15 độ trở lên. Bên cạnh đó, còn một số thương hiệu đang được quảng bá với hình ảnh rượu mạnh một cách tinh vi với sự xuất hiện của các ngôi sao thể thao, ca nhạc nổi tiếng. Điều này đang góp phần ảnh hưởng đến mức tiêu thụ rượu bia ở người Việt trẻ.

Chính vì vậy quy định rõ về độ tuổi được phép mua, sử dụng rượu bia và quy định nhằm kiểm soát quảng cáo, khuyến mại rượu bia trên các phương tiện truyền thông đại chúng là các giải pháp vô cùng quan trọng trong công tác phòng, chống tác hại của sử dụng rượu bia đối với thanh thiếu niên Việt Nam.

Tổ chức Y tế thế giới quy định một đơn vị uống chuẩn chứa 10 gam cồn. Một đơn vị uống chuẩn này tương đương với 1 chén rượu mạnh (40 độ, 30ml); 1 ly rượu vang (13,5 độ, 100ml); 1 vại bia hơi (330 ml); 2/3 chai hoặc lon bia (330 ml). WHO cũng khuyến cáo không quá 3 đơn vị rượu/ngày đối với nam và không quá 2 đơn vị rượu/ngày đối với nữ. Dùng quá mức này được coi là lạm dụng.

 

Xem thêm: 

Bài viết cùng chủ đề

Những cách giải rượu hữu hiệu khi gặp tình trạng say nguội

Khi bị say nguội, các quý ông cần làm gì để giảm những triệu chứng đó? Và làm cách nào để phòng ngừa tình trạng say nguội mệt mỏi này? Mời các bạn cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Strongbow là gì? Uống strongbow có say không?

Strongbow là gì? Uống strongbow có say không? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Hỏi: Uống BoniAncol có gặp các tác dụng phụ không ? có an toàn không?

Xin hỏi BoniAncol có gây tác dụng phụ gì không để tôi yên tâm sử dụng cho chồng của mình?

Tìm lại hạnh phúc nhờ BoniAncol

Anh Nông Văn Huân, 36 tuổi ở 131A Bà Triệu, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn. 
Ý kiến bạn đọc (1)
Bài viết bổ ích cho những ai thường xuyên lạm dụng rượu bia đẻ giải quyết công việc, hoặc giao lưu
đinh xao
Trả lời

Đặt hàng online

BoniAncol+ 60V

BoniAncol

Loại: Giá: Số lượng:
BoniAncol+ 60V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi