5 loại thuốc gây nguy hiểm khi uống cùng rượu

Cập nhập: Thứ năm, 11/01/2024

 

   Có nhiều người khi sử dụng thuốc thì thắc mắc rằng không biết uống loại thuốc này thì có uống được rượu không, nếu uống rượu thì có nguy hại gì không? Trên thực tế, rượu có thể làm thuốc kém hiệu quả hơn hoặc làm tăng nồng độ thuốc gây độc cho cơ thể. Vậy những loại thuốc nào gây nguy hiểm khi uống cùng rượu? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây!

 

Thuốc nào không nên được uống cùng rượu?

Thuốc nào không nên được uống cùng rượu?

 

Một số tác hại có thể gặp phải nếu uống rượu bia khi đang sử dụng thuốc

Nếu uống rượu bia khi đang sử dụng thuốc, bạn có thể gặp phải một số tác hại sau:

  • Gây tổn thương gan: Uống rượu khiến gan phải hoạt động nhiều hơn, có thể gây quá tải cho gan. Lúc này, nếu bạn sử dụng các loại thuốc cũng được chuyển hóa tại gan hoặc có khả năng gây độc cho gan thì sẽ làm tổn thương gan.
  • Làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc: Rượu có thể khiến một số loại thuốc bị giảm tác dụng, việc điều trị của bệnh nhân không còn hiệu quả nữa. Một số bệnh nhân phải tăng lượng thuốc nhiều hơn bình thường để đạt được hiệu quả mong muốn, điều này sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, thận của người bệnh.
  • Có thể gây quá liều thuốc: Rượu có thể tương tác với một số loại thuốc làm tăng nguy cơ quá liều, từ đó làm tăng độc tính của thuốc, dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn.

 

5 loại thuốc gây nguy hiểm khi uống cùng rượu

Dưới đây là 5 loại thuốc có thể gây nguy hiểm nếu được dùng cùng rượu:

Thuốc hạ huyết áp

   Khi bệnh nhân uống rượu, các mạch máu sẽ giãn ra và gây hạ huyết áp. Nếu bệnh nhân uống rượu chung với các thuốc hạ huyết áp (như thuốc ức chế men chuyển, ức chế thụ thể AT1, thuốc chẹn beta,...) có thể gây hạ huyết áp quá mức. Bệnh nhân có các triệu chứng như chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu. Ngược lại, một số người khi uống rượu lại bị tăng huyết áp kèm tăng nhịp tim.

Thuốc điều trị tiểu đường type 2

   Bạn không nên uống rượu khi sử dụng các thuốc điều trị tiểu đường như glibenclamid, glipizid, glimepirid, metformin… Nguyên nhân do rượu có tác dụng hạ đường huyết nên khi dùng chung với thuốc sẽ hiệp đồng làm tụt đường huyết đột ngột, gây hôn mê.

Thuốc kháng sinh

 Các loại thuốc kháng sinh như metronidazol, tinidazol, cephalosporin và trimethoprim – sulfamethoxazole,... được cảnh báo bệnh nhân phải kiêng rượu khi sử dụng. Bởi uống rượu khi đang uống những loại kháng sinh này có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, ói mửa và khó thở.

 

Lưu ý không nên uống rượu khi đang sử dụng kháng sinh

Lưu ý không nên uống rượu khi đang sử dụng kháng sinh

 

   Vì vậy, các bác sĩ đã đưa ra lời khuyên rằng người bệnh không nên uống rượu trong thời gian dùng những loại thuốc này và chỉ được dùng sau khi ngưng thuốc ít nhất 72 giờ đồng hồ.

Thuốc giảm đau

   Những người đang sử dụng thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs không nên uống rượu. Bởi những thuốc giảm đau (như naproxen, ibuprofen,...) làm tăng nguy cơ loét và chảy máu dạ dày. Nếu người bệnh sử dụng thêm rượu sẽ làm cho những tác dụng không mong muốn này nặng nề hơn.

   Với thuốc giảm đau paracetamol có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến gan nên khi uống thêm rượu thì sẽ khiến gan phải đối diện với nguy cơ bị tổn thương do phải làm việc quá sức.

Thuốc cảm cúm và cảm lạnh

Các loại thuốc chữa cảm cúm, cảm lạnh thường có chứa pseudoephedrine, thuốc kháng histamin và thuốc thông mũi khác nhau. Sử dụng chung với rượu sẽ khiến các tác dụng phụ của các thuốc này (như buồn ngủ, chóng mặt) trở nên nghiêm trọng hơn.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc nắm được 5 loại thuốc có thể gây tương tác với rượu. Để nắm được biện pháp bỏ rượu thành công, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: bỏ rượu

Bài viết cùng chủ đề

Tổng quan về nghiện rượu: Nguyên nhân, hậu quả, cách bỏ rượu hiệu quả và an toàn

Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng nghiện rượu, từ đó giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất để trở lại cuộc sống của những ngày chưa có rượu.

Chuyên gia và người sử dụng đánh giá BoniAncol ?

Sản phẩm BoniAncol của Mỹ và Canada – viên uống hỗ trợ cai rượu bia dễ dàng chỉ sau 1 liệu trình

Nghiện rượu 10 năm, chú Hợi đã bỏ rượu sau 3 tháng

Tưởng chừng như gia đình chú Nguyễn Văn Hợi ở thôn Bằng Lai, xã Ngũ Phúc, Kinh Thành, Hải dương tan nát bởi vì chú bị nghiện rượu

Giải pháp bỏ rượu, bia an toàn và hiệu quả

Theo thống kê ở Việt Nam, năm 2017, sản lượng bia chạm mốc 4 tỷ lít, rượu là 188 triệu lít. Và Việt Nam cũng là nước đứng thứ 2 ở Đông Nam Á, đứng thứ 10 châu Á và đứng thứ 29 thế giới về sản lượng tiêu thụ bia rượu. 

Lạng Sơn: Cách bỏ rượu dễ dàng của người con xứ Lạng

Bác Hoàng Văn En, 69 tuổi khu 6, Na Dương, Lộc Bình, Lạng Sơn
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniAncol+ 60V

BoniAncol

Loại: Giá: Số lượng:
BoniAncol+ 60V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi