Ngộ độc rượu methanol

Cập nhập: Thứ hai, 09/10/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Rượu methanol là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc rượu phổ biến ở Việt Nam. Bệnh nhân ngộ độc loại rượu này có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về tình trạng ngộ độc rượu methanol, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa hiệu quả. Mời bạn đọc theo dõi!

 

 Đâu là dấu hiệu nhận biết ngộ độc rượu methanol?

Đâu là dấu hiệu nhận biết ngộ độc rượu methanol?

 

Rượu methanol là gì?

   Methanol là một loại cồn công nghiệp, có công thức hóa học là CH3OH. Methanol thường được dùng để làm sơn, làm dung môi như sơn, dung dịch tẩy rửa, chất chống đông lạnh.

   Rượu methanol được lên men từ nguyên liệu có chứa cellulose (gỗ), không giống như ethanol được lên men từ tinh bột như ngũ cốc, các loại củ chứa tinh bột hoặc đường.

 

Tại sao methanol lại gây ngộ độc rượu?

   Methanol là một chất có độc tính thấp. Tuy nhiên, sau khi được đưa vào cơ thể, methanol sẽ bị oxy hóa tạo thành formaldehyde. Sau đó, chất này tiếp tục bị oxy hóa tạo thành acid formic.

   Acid formic tích tụ trong huyết thanh và gây độc. Sự tích tụ của acid formic trong huyết thanh gây nên tình trạng toan chuyển hóa. Acid formic tích tụ trong võng mạc gây tổn thương võng mạc, tổn thương thần kinh thị giác, dẫn đến mù lòa. Acid formic còn gây tổn thương não bộ, có thể dẫn đến tử vong.

 

Các dấu hiệu nhận biết tình trạng ngộ độc rượu methanol

   Các triệu chứng nhiễm độc cồn Methanol công nghiệp thường xuất hiện trong vòng 30 phút sau khi uống nhưng cũng có thể xuất hiện muộn hơn. Những triệu chứng thường gặp ở người bị ngộ độc cồn Methanol gồm:

  • Thần kinh: Bệnh nhân thường tỉnh táo nhưng rất đau đầu, chóng mặt. Sau đó, bệnh nhân có thể bị bồn chồn, lẫn lộn, ngủ lịm, hôn mê, co giật,... Nếu bị ngộ độc nặng, người bệnh bị xuất huyết hoặc nhồi máu nhân bèo, tụt não,...
  • Thị giác: Ban đầu, bệnh nhân nhìn bình thường. Sau 12 - 24 giờ, bệnh nhân có triệu chứng nhìn mờ, nhìn đôi, sợ ánh sáng, đau mắt, suy yếu hoặc mất thị lực, ảo thị. Nếu bị ngộ độc nặng, đồng tử của bệnh nhân sẽ có phản ứng kém với ánh sáng.
  • Tim mạch: Tụt huyết áp, giãn mạch, suy tim.
  • Hô hấp: Bệnh nhân thở yếu, ngừng thở. Nếu có nhiễm toan chuyển hóa, bệnh nhân thở nhanh và sâu.
  • Di chứng thần kinh: Rối loạn ý thức, bệnh lý đa dây thần kinh, hôn mê, hội chứng Parkinson, thiếu hụt nhận thức, viêm tủy cắt ngang,...;
  • Tiêu hóa: Viêm dạ dày xuất huyết, tiêu chảy, đau thượng vị, nôn ói. Bệnh nhân bị ngộ độc trung bình hoặc nặng có thể bị thay đổi chức năng gan;

 

 Nhiều người bị xuất huyết tiêu hóa do ngộ độc rượu.

Nhiều người bị xuất huyết tiêu hóa do ngộ độc rượu.

 

  • Thận: Suy thận cấp với biểu hiện tiểu ít, vô niệu, nước tiểu màu đỏ hoặc sẫm màu nếu bị tiêu cơ vân;
  • Triệu chứng khác: Đau lưng, cứng cơ, đau người, vã mồ hôi, cứng gáy, da lạnh, ...

   Các triệu chứng ngộ độc rượu do methanol xảy ra rất nhanh và rất dễ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, nếu thấy bệnh nhân có các triệu chứng trên, hãy đưa họ đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

 

Cách phòng ngừa ngộ độc rượu methanol

   Bạn có thể phòng ngừa ngộ độc rượu methanol bằng các phương pháp sau:

  • Hạn chế sử dụng rượu, bia: Rượu bia dù là loại nào cũng đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người uống.Vì thế bạn chỉ nên uống rượu với lượng nhỏ, không nên uống quá nhiều, tránh say xỉn. Trong trường hợp nghiện rượu thì bạn nên tham khảo sản phẩm BoniAncol+ của Mỹ để bỏ rượu được hiệu quả hơn.

 

Sản phẩm BoniAncol+ của Mỹ giúp bỏ rượu.

Sản phẩm BoniAncol+ của Mỹ giúp bỏ rượu.

 

  • Chỉ mua rượu tại các địa chỉ uy tín, có thông tin nguồn gốc rõ ràng, không uống rượu tự pha chế, tự ngâm với lá, rễ cây, động vật,... mà không rõ thành phần, xuất xứ hay công dụng;
  • Không uống rượu khi đang sử dụng các loại thuốc như: Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương, thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương, thuốc hạ huyết áp, thuốc hạ đường huyết, các nhóm kháng sinh Cephalosporin, nhóm Phenicol (Chloramphenicol), nhóm Azol (như Metronidazol), thuốc kháng viêm không steroid như Diclofenac, Ibuprofen,...;
  • Nhận biết sớm các dấu hiệu nhiễm độc methanol để kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu tại các cơ sở y tế.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc nắm được các dấu hiệu nhận biết ngộ độc rượu methanol và cách phòng ngừa. Rượu nào cũng có hại đối với sức khỏe, ngay cả những loại rượu đạt chất lượng sản xuất theo quy định. Do đó, hạn chế uống rượu là biện pháp phòng ngừa ngộ độc rượu tốt nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Chủ đề: ngộ độc rượu

Bài viết cùng chủ đề

Các triệu chứng thường gặp khi ngộ độc rượu bạn cần lưu ý

Các triệu chứng thường gặp khi ngộ độc rượu là gì? Giải pháp nào giúp uống rượu an toàn, không lo ngộ độc? Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết ngay sau đây, mời các bạn đón đọc!

Uống cả lít rượu, người đàn ông có máu đục như sữa

Uống cả lít rượu, người đàn ông có máu đục như sữa
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniAncol+ 60V

BoniAncol

Loại: Giá: Số lượng:
BoniAncol+ 60V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Glutathione là gì? Có tác dụng ra sao?

Glutathione là gì? Có tác dụng ra sao?

Chúng ta thường gặp cụm từ glutathione trong những bài quảng cáo sản phẩm làm đẹp. Vậy glutathione là gì? Tác dụng ra sao? Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi