Đừng nhầm lẫn giữa dị ứng thực phẩm và không dung nạp thức ăn

Cập nhập: Thứ sáu, 10/02/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Dị ứng thực phẩm là tình trạng được bắt gặp ở khoảng 5% người trưởng thành và 3% trẻ em. Nó có một số triệu chứng tiêu hóa khá tương đồng với không dung nạp thức ăn, nên dễ khiến cho nhiều người bị nhầm lẫn. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu về điểm khác biệt giữa hai vấn đề này nhé!

 

phân biệt dị ứng thực phẩm và không dung nạp thức ăn

Đừng nhầm lẫn giữa dị ứng thực phẩm và không dung nạp thức ăn

 

Dị ứng thực phẩm là gì?

   Dị ứng thực phẩm là tình trạng cơ thể tăng đáp ứng miễn dịch bất thường khi ăn một số loại thực phẩm nhất định. Điều này xảy ra là do hệ miễn dịch của cơ thể nhận nhầm một số protein hoặc chất nào đó có trong thực phẩm là chất độc hại, từ đó khởi động cơ chế bảo vệ và tạo ra kháng thể immunoglobulin E (IgE).

   Vào lần tiếp theo bạn ăn thực phẩm đó, dù chỉ là một lượng rất nhỏ, kháng thể IgE cảm nhận được nguy cơ và kích thích quá trình giải phóng các chất trung gian hóa học gây giãn mạch như histamin, serotonin và một số chất khác như: tryptase, prostaglandin, leukotriene và eosinophil. Từ đó, nó làm tăng quá mẫn tức khắc gây ra phản ứng dị ứng.

   IgE không chỉ xuất hiện trong đường tiêu hóa, mà còn có trong đường hô hấp và một số nơi khác. Do đó, nó không chỉ liên quan đến dị ứng thực phẩm, mà còn là trung tâm trong các bệnh lý dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen phế quản và viêm da dị ứng.

   Mỗi loại IgE sẽ phản ứng đặc hiệu với từng loại chất gây dị ứng khác nhau. Đây là lý do tại sao, một số người chỉ dị ứng với lông mèo. Trong khi đó, người khác lại bị dị ứng với tôm, phấn hoa, bơ đậu phộng,... Người càng có nhiều kháng thể IgE thì càng có thể bị dị ứng với nhiều chất khác.

 

Dị ứng thực phẩm có gì khác với không dung nạp thức ăn?

   Dị ứng thực phẩm và không dung nạp thức ăn có một số triệu chứng tiêu hóa khá tương đồng với nhau như: Nổi mề đay, mẩn ngứa, tiêu chảy,... Do đó, nhiều người có thể nhầm lẫn hai tình trạng này với nhau.

   Tuy nhiên, dị ứng thực phẩm và không dung nạp thức ăn có những điểm khác biệt như sau:

Khác nhau về cơ chế

   Nếu như dị ứng thực phẩm là phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch, thì không dung nạp thức ăn đa phần là do thiếu hụt các enzyme tiêu hóa cần thiết. Do đó,  một số loại thức ăn không thể chuyển hóa thành những phân tử nhỏ hơn.

   Ví dụ, người không dung nạp lactose sẽ không có đủ enzyme lactase. Khi những thức ăn này lưu lại trong đường tiêu hóa, chúng sẽ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.

    Một số nguyên nhân khác có thể kể đến là do thức ăn chứa một số chất hóa  học, chứa histamin tự nhiên, cơ thể nhạy cảm với salicylate, ngộ độc thực phẩm,... Bên cạnh đó, những bệnh đường tiêu hóa như viêm đại tràng mãn tính, hội chứng ruột kích thích, hay thường xuyên căng thẳng cũng là một yếu tố dẫn đến không dung nạp thực phẩm.

 

Thiếu hụt enzyme tiêu hóa

Thiếu hụt enzyme tiêu hóa là nguyên nhân chính gây ra không dung nạp thức ăn

 

Khác nhau về mức độ phản ứng

    Phản ứng dị ứng thường khởi phát rất nhanh sau khi ăn phải các thực phẩm gây quá mẫn, mức độ phản ứng cũng khác nhau ở mỗi người. Có người chỉ bị nổi mẩn ngứa, mề đay hay đau bụng tiêu chảy, nghẹt mũi, khó thở.

   Tuy nhiên, có những người lại phản ứng rất mạnh, thậm chí là dẫn đến sốc phản vệ, khiến đường thở bị thắt chặt, sưng nghẹn cổ họng, tụt huyết áp đột ngột, mạch nhanh, mất ý thức, có thể rơi vào hôn mê và tử vong.

   Trong khi đó, triệu chứng không dung nạp thực phẩm thường khởi phát khá lâu sau khi ăn và có thể tồn tại trong từ vài giờ đến vài ngày. Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể mất 48 giờ để xuất hiện.

   Các triệu chứng không dung nạp thức ăn đa phần là nhẹ hơn so với dị ứng thực phẩm, chủ yếu là trên đường tiêu hóa như đau bụng, co thắt bụng, nổi mề đay, tiêu chảy,...

 

Những loại dị ứng thực phẩm phổ biến nhất là gì?

   Như đã nhắc đến, dị ứng thực phẩm sẽ phụ thuộc vào độ đặc hiệu của kháng thể IgE ở mỗi người. Do đó, tình trạng dị ứng thực phẩm ở mỗi người sẽ không giống nhau. Hiện nay, một số tình trạng dị ứng thực phẩm phổ biến nhất có thể kể đến như:

Dị ứng với sữa bò

   Tình trạng này thường gặp nhất ở trẻ em, và ít ảnh hưởng đến người lớn. Tỷ lệ trẻ bị dị ứng với sữa bò rơi vào khoảng 2 - 3%. Khi bị dị ứng với sữa bò, trẻ cũng sẽ gặp phản ứng với các đồ ăn và thức uống được chế biến từ nó như: bột sữa, phô mai, bơ, sữa chua, kem,...

Dị ứng với trứng

   Đối tượng bị dị ứng với trứng nhiều nhất cũng là trẻ em, nhưng khoảng 68% trẻ sẽ khỏi khi từ 16 tuổi trở lên. Tình trạng này khá đặc biệt vì có người chỉ dị ứng với lòng trắng, nhưng vẫn ăn được lòng đỏ trứng, và ngược lại. Điều này là do lòng đỏ và lòng trắng trứng chứa các loại protein khác nhau.

Dị ứng với đậu phộng

   Dị ứng với đậu phộng xuất hiện ở khoảng 4 - 8% trẻ em và 1 - 2% người trưởng thành. Khoảng 15 - 22% trẻ em có thể hết bị dị ứng khi bước vào tuổi thiếu niên. Dị ứng đậu phộng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, nếu bị dị ứng, tốt nhất là bạn không nên ăn dù chỉ là một lượng rất nhỏ đậu phộng hay các món chế biến từ chúng.

Dị ứng với động vật có vỏ

   Các loại động vật có vỏ thường gây dị ứng gồm: tôm, cua, mực, sò điệp,... Tình trạng dị ứng này thường kéo dài suốt đời, nên tốt nhất là bạn nên loại bỏ chúng khỏi thực đơn hàng ngày.

Dị ứng với đậu nành

   Dị ứng với đậu nành ảnh hưởng tới khoảng 0,4% trẻ em và thường gặp nhất ở trẻ dưới 3 tuổi. Tuy nhiên, 70% trẻ em sẽ tự hết dị ứng khi lớn lên. Người bị dị ứng đậu nành cũng sẽ không thể uống được sữa đậu nành hay ăn mầm đậu nành. Do đó, bạn hãy đọc kỹ nhãn các sản phẩm xem có chứa đậu nành hay không.

 

dị ứng thực phẩm thường gặp

Một số loại dị ứng thực phẩm thường gặp

 

Dị ứng thực phẩm có di truyền không?

   Tương tự với các loại dị ứng khác, dị ứng thức ăn cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Nếu trẻ sinh ra trong gia đình có bố hoặc mẹ bị các chứng dị ứng thì tỷ lệ mắc là 20 - 40%.

   Nếu cả bố và mẹ cũng bị dị ứng, một anh chị em ruột cũng bị thì nguy cơ tăng lên thành 40 - 50%. Nếu cả bố và mẹ bị dị ứng cùng loại thì nguy cơ lên tới 50 - 80%. 

 

Phòng ngừa dị ứng thực phẩm như thế nào?

   Có thể nói, biện pháp tốt nhất để phòng ngừa dị ứng thực phẩm là không sử dụng các loại đồ ăn gây quá mẫn. Đối với trẻ em, bạn hãy thực hiện thêm các cách dưới đây:

  • Nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Nếu không có sữa mẹ, bạn nên sử dụng sữa công thức giảm tính dị ứng với đạm thủy phân một phần, tránh dùng sữa bò.
  • Không nên cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi. Khi ăn dặm, bạn hãy cho trẻ làm quen dần với các loại thức ăn mới từ từ, để theo dõi và tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa dị ứng thực phẩm và không dung nạp thức ăn. Nếu cần được tư vấn về chăm sóc sức khỏe, bạn vui lòng gọi lên tổng đài miễn cước 18001044 trong giờ hành chính để được các dược sĩ giải đáp chi tiết nhé!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

8 bệnh da liễu phổ biến

Làn da là cơ quan lớn nhất của cơ thể, có chức năng điều hòa thân nhiệt và bảo vệ bạn khỏi các tác nhân gây hại ngoài môi trường. Các yếu tố gây hại như chất gây dị ứng, vi khuẩn, virus,… có thể làm tổn thương cơ quan này, gây ra các bệnh da liễu.
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà