Không chỉ với suy giãn tĩnh mạch mà còn với tất cả các bệnh lý khác, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ luôn mang lại những kết quả tốt nhất. Để phát hiện bệnh sớm thì chúng ta cần phải biết và hiểu rõ về những dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé!
Dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là gì ?
Suy giãn tĩnh mạch chân và những đối tượng dễ bị bệnh
Gần 30% dân số trên thế giới từng gặp phải vấn đề liên quan đến suy giãn tĩnh mạch (theo số liệu thống kê của Tổ chức y tế thế giới WHO) đã cho thấy mức độ phổ biến của bệnh lý tim mạch này là như thế nào!
Tình trạng các tĩnh mạch ở chân bị suy yếu, giãn nở và căng phồng ra quá mức có thể gặp phải ở nhiều đối tượng khác nhau không phân biệt người già hay người trẻ, không phân biệt nam hay nữ. Tuy nhiên một số đối tượng có nguy cơ cao nhất mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là:
+ Người có tiểu sử gia đình từng mắc bệnh: cấu trúc của tĩnh mạch hay tính bền vững, độ đàn hồi của thành mạch có tính di truyền nên nếu trong gia đình bạn có nhiều người thân bị suy giãn tĩnh mạch thì nguy cơ mắc của bạn cũng sẽ rất cao.
+ Người cao tuổi: càng về già thì thành mạch càng suy yếu, tĩnh mạch dễ gặp phải các vấn đề bệnh lý, trong đó có cả bệnh suy giãn tĩnh mạch.
+ Người có thói quen đứng nhiều, ngồi nhiều: đây đều là những thói quen ảnh hưởng xấu đến hệ thống tĩnh mạch ở 2 chi dưới, làm cho áp lực trong lòng tĩnh mạch tăng cao mà gây ra bệnh.
+ Người béo phì, thừa cân: đây là những đối tượng có trọng lượng cơ thể lớn nên áp lực đè nén lên 2 chi dưới lúc nào cũng ở mức cao. Do đó họ là nhóm người rất dễ bị suy giãn tĩnh mạch chân.
+ Phụ nữ trong thai kỳ: do sự rối loạn nội tiết tố, áp lực của thai nhi trong ổ bụng và sự gia tăng của lưu lượng máu nên nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch trong thời kỳ này của chị em là rất cao.
+ Người thường xuyên đi giày cao gót, hay mặc đồ bó sát ở vùng đùi: những thói quen này khiến cho tuần hoàn lưu thông khí huyết ở 2 chân thiếu ổn định và dễ dẫn đến những tình trạng bệnh lý bất thường như suy giãn tĩnh mạch.
Đi giày cao gót thường xuyên sẽ dễ bị suy giãn tĩnh mạch chân
Các dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Trong thực tế, tình trạng suy giãn tĩnh mạch có thể chỉ xảy ra ở 1 chân nhưng cũng có thể xuất hiện ở cả 2 chân của người bệnh.
Do các tĩnh mạch bị suy yếu nên khả năng vận chuyển máu trở về tim sẽ bị suy giảm dẫn đến máu sẽ bị ứ đọng lại ở 2 chân và gây ra một số dấu hiệu đặc trưng là:
+ Đau nhức chân cùng với cảm giác nặng chân như đeo tạ hay cảm giác tê bì như có kiến bò ở trên chân… triệu chứng này sẽ khiến cho khả năng đi lại và vận động của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
+ Sưng phù chân, thường xảy ra ở vùng bắp chân và bàn chân do máu và dịch ngoại bào bị ứ đọng lại nhiều ở chân không thoát đi được. Người bệnh còn hay bị tình trạng chuột rút xảy ra vào ban đêm nữa.
+ Hiện tượng sạm da, xuất hiện những mảng bầm tím ở trên da xung quanh các tĩnh mạch bị suy giãn do máu bị tích tụ lâu ngày.
+ Hiện tượng nổi rõ những đường gân xanh tím ở trên da: triệu chứng này thường gặp ở những người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch nông ở gần da, còn trường hợp suy giãn tĩnh mạch sâu thì sẽ không có dấu hiệu này.
Triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch chân theo từng cấp độ
Tùy thuộc vào mức độ bị giãn nở ra của tĩnh mạch và những dấu hiệu hay triệu chứng lâm sàng tương ứng mà suy giãn tĩnh mạch chân thường được chia ra thành 7 cấp độ khác nhau bao gồm:
+ Độ 0: một số tĩnh mạch ở chân bắt đầu bị suy giãn nhưng do còn nhỏ (khoảng dưới 1mm) nên hầu như không có biểu hiện gì bất thường cả. Triệu chứng có chăng chỉ là thỉnh thoảng bị đau nhức chân khi đi lại nhiều hay vận động mạnh.
+ Độ 1: các tĩnh mạch đã giãn ra hơn 1mm và bắt đầu xuất hiện nhiều dấu hiệu hơn: mỏi chân, đau chân, nặng chân khi đứng lâu, ngồi nhiều, tê bì chân… tuy nhiên tần suất biểu hiện cũng không phải là nhiều nên đa phần người bệnh chưa chú ý đến.
+ Độ 2: các tĩnh mạch căng phồng ra ở mức trên 3mm. Lúc này người bệnh sẽ thường xuyên bị đau nhức chân, nặng chân khó đi lại và bắt đầu có thể thấy được tĩnh mạch nổi trên da nếu suy giãn ở tĩnh mạch nông.
+ Độ 3: ở giai đoạn này, do máu đã bị ứ đọng lâu ở chân nên người bệnh thường có hiện tượng chân sưng to, phù chân khi đứng nhiều hoặc xuất hiện vào buổi chiều tối.
+ Độ 4: các tổ chức mô và tế bào ở xung quanh các tĩnh mạch đã bị ảnh hưởng đến. Người bệnh sẽ có tình trạng da vùng chân bị sậm màu, xơ bì, sừng hóa và nếu ấn vào sẽ tạo nên vết lõm.
+ Độ 5: các triệu chứng xuất hiện ngày một nặng hơn, da bắt đầu xuất hiện những vết loét hay những tổn thương viêm nhiễm kéo dài.
+ Độ 6: người bệnh gần như mất khả năng đi lại vận động của chân, các vết loét lan tỏa ăn sâu vào trong da và rất khó lành lặn trở lại.
Biến chứng suy giãn tĩnh mạch chân
Phát hiện suy giãn tĩnh mạch muộn có nguy hiểm không?
Việc phát hiện muộn có nghĩa là bệnh đã tiến triển càng nặng. Bệnh lý suy giãn tĩnh mạch nếu để lâu mà không được chữa trị đúng cách thì sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và thậm chí là có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Tình trạng suy giãn tĩnh mạch kéo dài, máu không được đưa trở về tim trong chu trình tuần hoàn mà ứ đọng lâu ở ngoại vi sẽ dẫn đến những biến đổi về huyết động, biến dạng tổ chức mô xung quanh và gây ra một số biến chứng như: lở loét chân không lành, hoại tử da, xuất huyết trong, vỡ các tĩnh mạnh, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu...
Trong đó nguy hiểm nhất là biến chứng huyết khối. Đây là tình trạng hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Các cục máu này có thể gây tắc mạch tại chỗ hoặc nguy hiểm hơn thì sẽ di chuyển theo dòng máu và gây tắc mạch ở nhiều chỗ khác. Nếu gây tắc mạch tại phổi sẽ dẫn đến suy hô hấp, đột quỵ và tử vong.
Để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm của suy giãn tĩnh mạch chân thì chúng ta cần phải chú ý đến các dấu hiệu của bệnh để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Hiện nay, để cải thiện triệu chứng, ổn định bệnh và phòng ngừa nguy cơ biến chứng một cách hiệu quả mà lại an toàn lành tính, các nhà khoa học hàng đầu nước Mỹ đã nghiên cứu và bào chế ra viên uống thảo dược BoniVein.
Công thức toàn diện của BoniVein
BoniVein – Sản phẩm hội tụ những ưu điểm đột phá cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch
Với 100% các thành phần có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, BoniVein sẽ giúp người bệnh khắc phục suy giãn tĩnh mạch toàn diện từ gốc đến ngọn:
+ Hạt dẻ ngựa, hoa hòe, diosmin và hesperidin (là flavonoid thực vật): Tác động trực tiếp tới nguyên nhân gây bệnh, giúp làm bền thành mạch, tăng cường trương lực thành tĩnh mạch giúp tĩnh mạch luôn bền chắc, dẻo dai. Đồng thời còn làm giảm những triệu chứng của bệnh như đau nhức, nặng chân, sưng phù, tê bì, chuột rút.
+ Hạt nho, vỏ thông, lý chua đen: Đây là những thảo dược có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh, gấp 20 lần vitamin E và 50 lần Vitamin C giúp làm bền thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ thành mạch.
+ Bạch quả và cây chổi đậu: có tác dụng giúp hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu từ đó ngăn ngừa hình thành huyết khối, ngăn ngừa và làm giảm biến chứng suy giãn tĩnh mạch như tai biến, thuyên tắc mạch phổi…
Cơ chế tác dụng của BoniVein
Bên cạnh đó, BoniVein còn có nhiều ưu điểm vượt trội khác:
+ Các thảo dược trong BoniVein đều được đưa về dạng phân tử siêu nano nhờ công nghệ microfluidizer hiện đại nhất thế giới giúp độ ổn định cao, độ tinh khiết gần như tuyệt đối và khả năng hấp thu có thể lên tới 100%.
+ BoniVein được nhập khẩu nguyên lọ tại Mỹ và Canada, được sản xuất tại hệ thống nhà máy đẳng cấp thế giới Viva Group với công nghệ hiện đại, đạt chứng nhận GMP của Bộ y tế Canada, WHO, cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Chính vì vậy BoniVein đã vinh dự được nhận giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” năm 2018 do PGS.TS Trần Đáng- Chủ tịch hiệp hội thực phẩm chức năng trao tặng và được nhiều chuyên gia hàng đầu khuyên dùng như:
+ Thầy thuốc nhân dân PGS.TS Trần Quốc Bình- Nguyên giám đốc bệnh viện y học cổ truyền trung ương.
+ GS.TS Phạm Hưng Củng, Nguyên vụ trưởng vụ y học cổ truyền Việt Nam.
+ Ths.Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn- Trưởng khoa Đông Y Bệnh viện quân đội 108.
BoniVein – Hiệu quả đã được kiểm chứng trên hàng vạn bệnh nhân
Nhờ sử dụng BoniVein, hàng vạn bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân tại nước ta đã đẩy lùi được bệnh,giúp người bệnh đi lại vận động thoải mái hơn và không còn phải lo lắng về những biến chứng nguy hiểm nữa.
Dưới đây là các trường hợp bệnh nhân tiêu biểu, mời bạn đọc tham khảo:
Chú Trần Hưng Bằng - 65 tuổi, số tổ 9, khu vực 7, phường Bùi Thị Xuân, thành phố Qui Nhơn, Bình Định
Chú Trần Hưng Bằng
“Chú bị suy giãn tĩnh mạch, chân đau buốt, nhức mỏi dọc từ bắp đùi trở xuống khiến chú mất ngủ cả đêm, chân nổi các mảng thâm tím giống như màu các vết tụ máu khi bị va đập mạnh, sau đó là những đường gân ngoằn ngoèo nổi to như con giun, chú có dùng thuốc tây một thời gian nhưng không đỡ, cuối cùng chú phải đi phẫu thuật bằng laser nhưng một thời gian sau bệnh lại tái phát. Từ ngày sử dụng BoniVein không những triệu chứng đã giảm 90% mà tĩnh mạch cũng mờ đi, đến nay chú dùng BoniVein đã được 3 năm mà không hề có triệu chứng tái phát”.
Bác Trần Thị Nghiêm (70 tuổi, ở số 58, ngõ 275 đường Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, Tp Hải Phòng, điện thoại: 0332.914.239)
Bác Trần Thị Nghiêm
“Bác bị mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch, chân thường xuyên tê mỏi, đau nhức, nặng chân, đi lại khó khăn, cảm giác cực kỳ khó chịu. Tình cờ một lần bác đọc bài báo giới thiệu sản phẩm BoniVein, bác mừng quá mua ngay về dùng, đều đặn uống liều 4 viên mỗi ngày, đúng hết tháng thứ hai thì bệnh chuyển biến rõ rệt, chân đỡ đau hơn mà bác đi bộ được xa lắm, đi chợ cả mấy trăm mét vẫn chịu được. Uống thêm BoniVein nửa tháng nữa thì coi như hết đau hẳn, tê, căng, buốt không còn dấu hiệu gì nữa cả, bác đứng nấu cơm thoải mái, không phải gác chân lên cao nữa. Hiện giờ bác vẫn dùng đều đặn BoniVein liều 2 viên mỗi ngày để phòng triệu chứng tái phát”.
Anh Hoàng Duy Kha (30 tuổi ở số 124 lô 13, xã Dray Bhăng, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk)
Anh Hoàng Duy Kha
“Mới 30 tuổi mà anh đã bị suy giãn tĩnh mạch rồi, chân anh thường xuyên tê rần, đau nhức và còn bị nổi lên rất nhiều gân xanh như con giun, nhìn sợ lắm. Trước đó anh có dùng rất nhiều sản phẩm mà bệnh không đỡ, chỉ đến khi gặp BoniVein bệnh tình mới cải thiện. Anh dùng bốn lọ là tê bì chân, đau nhức, buốt, nặng chân đã giảm rõ rệt. Sau hai tháng những triệu chứng khó chịu này hết hẳn, chân anh nhẹ nhõm, đi lại như bình thường. Sau khoảng 3 tháng những đường gân xanh nổi gồ mới mờ đi rõ rệt được. Nhờ đó mà đôi chân anh nhìn đẹp lên hẳn, vợ anh thấy vậy cứ khen BoniVein mãi”.
Qua bài viết vừa rồi, chúng ta đã hiểu rõ hơn về các dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, những biến chứng nguy hiểm cũng như giải pháp vượt trội mang tên BoniVein. Nếu độc giả vẫn còn vấn đề thắc mắc muốn được giải đáp xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến tổng đài tư vấn miễn phí 1800 1044.
XEM THÊM: