Suy giãn tĩnh mạch và những biến chứng nguy hiểm

Cập nhập: Thứ sáu, 22/11/2019

biến chứng suy giãn tĩnh mạch

 

 

Tỷ lệ người bị suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt là tỷ lệ suy giãn tĩnh mạch chi dưới ở Việt Nam đang ngày càng tăng cao. Việc trang bị những kiến thức cơ bản nhất về căn bệnh này là rất cần thiết, bởi suy giãn tĩnh mạch nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nặng nề. Chúng ta cùng tìm hiểu về các biến chứng do suy giãn tĩnh mạch gây ra và các biện pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch trong bài viết dưới đây nhé: 

 

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Trong cơ thể, động mạch giúp chuyển máu giàu oxy từ tim đến các cơ quan và tĩnh mạch sẽ đưa máu từ các cơ quan trở về tim. Do ngược chiều trọng lực, các tĩnh mạch thường khó đẩy máu về tim, chính vì vậy mà tĩnh mạch có các van (van tĩnh mạch) để giúp dòng máu chảy theo 1 chiều về tim được thuận lợi và không bị kéo xuống do tác động của trọng lực.

Khi các van tĩnh mạch này hoạt động không đúng cách, bị suy yếu hoặc bị hỏng, máu trong tĩnh mạch sẽ bị chảy dồn ngược lại và ứ đọng tại tĩnh mạch ngoại vi, gây ra giãn tĩnh mạch hay còn được gọi là suy giãn tĩnh mạch.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch nếu không được điều trị sẽ trở nên nặng hơn và trở thành mạn tính.

Theo thống kê, suy giãn tĩnh mạch thường gặp ở người trưởng thành và gặp ở 70% nữ giới. Bệnh suy giãn tĩnh mạch ngày càng có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt là ở đối tượng nhân viên văn phòng…

 

 

 

 

Biến chứng suy giãn tĩnh mạch

Tiến triển và biến chứng

Tiến triển

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng dần. Theo mức độ tiến triển trên lâm sàng, có thể chia ra 3 thời kỳ như sau:

  • Thời kỳ còn bù

Bệnh nhân có cảm giác tức, nặng chân và mỏi ở chi dưới trong tư thế đứng lâu. Thỉnh thoảng xuất hiện phù nề nhẹ ở cẳng và bàn chân cuối ngày làm việc, khi nghỉ ngơi thì hết phù nề. Các tĩnh mạch nông ở chân giãn chưa nhiều, lúc giãn lúc không.

  • Thời kỳ gần mất bù:

Các biến chứng của thời kỳ còn bù phát triển nặng lên. Khi đi lại, xuất hiện cảm giác đau nhiều ở cẳng chân. Cẳng chân và mu chân có hiện tượng nề, tím, các hiện tượng này không mất đi khi bệnh nhân nghỉ ngơi. Các tĩnh mạch nông giãn to thường xuyên.

  • Thời kỳ mất bù:

Thường xuyên có cảm giác tê chân, ngứa da vùng tổn thương. Đau nhiều ở chân khi đi bộ. Hiện tượng chân bị phù nề, tím... không mất đi khi nghỉ ngơi. Xuất hiện các rối loạn dinh dưỡng và các biến chứng ở chân tổn thương như: viêm da, xơ cứng da, loét...

 

Biến chứng

Nếu không được điều trị tốt, bệnh có thể gây ra các biến chứng sau:

  • Thiểu dưỡng chân bị giãn tĩnh mạch nông: dẫn tới viêm da, loét, nhiễm trùng, chảy máu tại ổ loét... làm mất khả năng lao động của bệnh nhân, thậm chí phải cắt cụt chân.

  • Viêm nghẽn tĩnh mạch sâu (do hậu quả của loét thiểu dưỡng và nhiễm trùng ổ loét ở chân): làm cho bệnh diễn biến nặng hơn, có trường hợp tạo nên cục tắc di chuyển lên gây tắc động mạch phổi, dẫn tới tử vong đột ngột, cục máu đông di chuyển tới não sẽ gây nhồi máu não, tới tim có thể gây nhồi máu cơ tim gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.

 

Điều trị

Tùy từng bệnh nhân cụ thể mà có thể sử dụng riêng hoặc kết hợp các phương pháp điều trị sau:

  • Băng ép tĩnh mạch nông chi dưới bằng băng thun:

Có tác dụng làm giảm quá trình tiến triển của bệnh và cải thiện được cảm giác chủ quan của bệnh nhân. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhiều bất tiện cho bệnh nhân, nhất là khi phải thường xuyên băng éo như vậy, và chỉ giải quyết tạm thời, khi bỏ băng ép tĩnh mạch tình trạng quay lại như ban đầu.

  • Gây xơ cứng các tĩnh mạch nông bị giãn:

Có thể dùng các thuốc có tác dụng gây đông máu và xơ hóa để tiêm trực tiếp vào các tĩnh mạch giãn hoặc dùng dòng điện tác dụng lên các tĩnh mạch giãn để làm máu trong các tĩnh mạch này đông lại. Nhờ đó làm các tĩnh mạch giãn bị xơ hóa và không hoạt động nữa. Phương pháp này chỉ giải quyết các tĩnh mạch đã giãn quá mức, những tĩnh mạch thường vẫn có khả năng sa giãn gây tái phát bệnh trở lại.

  • Phẫu thuật:

Có thể sử dụng các phương pháp mổ sau:

  • Loại trừ hiện tượng dồn ngược máu từ Tĩnh mạch đùi ra Tĩnh mạch hiển trong: thường dùng phương pháp Trendelenburg: buộc để bịt lại. Tĩnh mạch hiển trong ở chỗ nó chui qua cân sàng ngay dưới nếp bẹn để đổ vào tĩnh mạch đùi.

  • Cắt bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn:

+ Phương pháp Madelung: rạch dọc theo các tĩnh mạch giãn và cắt bỏ chúng

+ Phương pháp rút bỏ Tĩnh mạch (Bebkok)

+ Khâu buộc các Tĩnh mạch qua da

Phương pháp phẫu thuật cũng chỉ giải quyết những tĩnh mạch giãn quá mức rồi, nếu không có biện pháp sử dụng các sản phẩm phòng ngừa thì chắc chắn bệnh sẽ tái phát lại.

 

Lời khuyên cho người bị suy giãn tĩnh mạch

Việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng cho tác động tốt trong giảm nhẹ tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Người bị suy giãn tĩnh mạch, có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Chế độ ăn uống

Đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày đủ vitamin và các chất dinh dưỡng.

Chế độ ăn đủ chất xơ như trái cây, rau quả tươi, ngũ cốc... để tránh bị táo bón

Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày (nhu cầu nước mỗi ngày cho cơ thể một người lớn là 2 lít nước)

  • Chế độ sinh hoạt

  • Béo phì là một yếu tố làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch, vì vậy, nếu quá béo hãy thực hiện chế độ ăn uống và tập luyện để giảm trọng lượng.

  • Tập thể dục thể thao đều đặn: Nên tập và chơi những môn thể thao có động tác nhịp nhàng và nhẹ nhàng như, đi bộ, bơi lội, xe đạp, khiêu vũ... Không nên chơi những môn thể thao phải cử động mạnh và chuyển hướng đột ngột gây chấn động lên hệ tĩnh mạch chân như bóng đá, nhảy cao, nhảy xa, chạy nhanh…

  • Nâng chân lên cao khi ngồi và tránh đứng một chỗ trong thời gian dài.

  • Không nên mặc loại quần áo chật, đặc biệt là quần chật bó sát ở vùng chậu hông và chân

  • Tránh mang vác, khiêng xách nặng vì sẽ làm cho máu dồn xuống chân nhiều hơn và làm cho tĩnh mạch càng bị quá tải.

  • Mang vớ y tế mỗi ngày

  • Hãy đi khám bác sĩ nếu thấy tình trạng nặng nề hơn hoặc biểu hiện khác thường. Đi khám bác sĩ nếu gần tĩnh mạch bị giãn có chỗ u nóng và đau khi chạm và đó có thể là một huyết khối nguy hiểm (viêm tĩnh mạch).

  • Sử dụng các sản phẩm phòng bệnh và hỗ trợ điều trị từ thảo dược thiên nhiên để giải quyết triệu chứng cũng như phòng bệnh tái phát hiệu quả.

 

      Suy giãn tĩnh mạch ở chi dưới là căn bệnh gây khá nhiều biến chứng và có thể gây ra tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Hy vọng qua bài viết trên quý bạn đọc đã có thêm những thông tin về biến chứng và một số phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về căn bệnh này, hãy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn phí 18001044 để được hỗ trợ.

 

XEM THÊM:

 

 

Bài viết cùng chủ đề

Nghệ An: Giải pháp vàng giúp đẩy lui biến chứng suy giãn tĩnh mạch

cô Nguyễn Thị Trâm Anh ở Khối 16, Phường Hương Bình, Tp Vinh, tỉnh Nghệ An

Bị nặng chân là bệnh gì? Điều trị ra sao?

Bị nặng chân là bệnh gì? Điều trị ra sao?

Những bài tập đơn giản, hữu ích cho người bệnh trĩ

Những bài tập đơn giản, hữu ích cho người bệnh trĩ. Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Hồ Chí Minh: Đang khổ sở vì suy giãn tĩnh mạch thì tôi may mắn gặp được BoniVein

Cô Phạm Ngọc Lan tại chung cư Richmond city, 207c Nguyễn Xí, phường 26, Q. Bình Thạnh, HCM

Chiến thắng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nhờ thảo dược

Cô Nguyễn Thị Chiến 66 tuổi, tổ 15, ấp Tây Minh, xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

BoniVein

Loại: Giá: Số lượng:
BoniVein+ 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi