Nhiều người bị mất ngủ đã tìm tới thuốc ngủ để hy vọng ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm, nhưng thuốc ngủ có nhiều tác dụng phụ như: gây đau đầu, chóng mặt, nôn nao, gây buồn nôn, suy giảm trí nhớ, tăng men gan, tim đập mạnh, khó thở … và nguy hiểm nhất là gây nghiện. Việc sử dụng thuốc ngủ thường xuyên, lâu ngày có thể khiến bạn bị nghiện. Sau đây là 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang bị nghiện thuốc ngủ và các phương pháp để bệnh nhân không gặp phải tình trạng này.
Thuốc ngủ có nhiều tác dụng phụ, trong đó nguy hiểm nhất là gây nghiện.
Bạn đang phải tăng dần liều lượng thuốc ngủ
Theo Viện Quốc gia về Lạm dụng Ma túy (NIDA), đây là một dấu hiệu thường thấy của hầu hết các chứng nghiện. Theo thời gian, liều thuốc bạn được kê đơn giảm tác dụng và bạn phải tăng liều để đạt được tác dụng tương tự như liều cũ.
Một báo cáo trên Tạp chí Thực hành Tổng quát của Anh năm 2019 đã nói rằng, loại thuốc ngủ benzodiazepine (như seduxen, valium, lexomil,…) đã được chứng minh là có khả năng gây nghiện cao.
Bạn đã dùng thuốc ngủ nhiều năm và không thể bỏ thuốc
Nếu bạn không thể bỏ thuốc dù đã cố gắng rất nhiều thì đó cũng là một dấu hiệu khác cho thấy bạn có thể bị nghiện thuốc ngủ. Để tránh lệ thuộc vào thuốc ngủ, bạn không nên dùng thuốc ngủ lâu dài ở bất kỳ liều lượng nào. Thuốc ngủ chỉ là một biện pháp mang tính hiệu quả tức thời, không có tác dụng lâu dài cũng không thể trị dứt điểm bệnh mất ngủ.
Không thể bỏ thuốc ngủ cũng là dấu hiệu của việc bị nghiện thuốc ngủ.
Bạn gặp nhiều bác sĩ hơn để lấy đơn thuốc
Với những loại thuốc ngủ kê đơn chỉ có thể mua trong bệnh viện, bị quản lý nghiêm ngặt như Seduxen,.. bạn bắt đầu phải đi khám nhiều bác sĩ để có thể mua được nhiều thuốc. Đây là một dấu hiệu nghiện thuốc ngủ.
Bạn gặp hội chứng cai nghiện
Nếu bạn uống thuốc ngủ liều cao trong một thời gian dài, đặc biệt là loại benzodiazepine thì khi dừng thuốc hoặc giảm liều, bạn có thể gặp các triệu chứng của hội chứng cai nghiện.
Các triệu chứng của hội chứng cai nghiện rất dữ dội và khác biệt ở từng cá nhân, bao gồm thèm thuốc, khó ngủ, bồn chồn, lo lắng, run rẩy, các vấn đề về tuần hoàn như tăng huyết áp và tăng nhịp tim và các triệu chứng về thần kinh như lú lẫn, trầm cảm, bị ảo giác. Một số triệu chứng thậm chí có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị bởi chuyên gia y tế.
Bệnh nhân có thể bồn chồn, lo lắng, thèm thuốc khi dừng thuốc.
Nhiều người trải qua chứng mất ngủ hồi phục khi bỏ thuốc ngủ. Chứng mất ngủ hồi phục xảy ra do cơ thể người dùng trở nên phụ thuộc vào thuốc để đi vào giấc ngủ; nếu họ ngừng dùng thuốc, chứng mất ngủ của họ sẽ quay trở lại hoặc "dội lại", thường tồi tệ hơn trước. Theo Tiến sĩ Cosmo Hallström, Đại học Tâm thần Hoàng gia cho biết: “Chứng mất ngủ hồi phục giống như bị mất ngủ gấp đôi. Cơ thể - vốn không thể ngủ ngay từ đầu đã thích nghi với việc cần một viên thuốc ngủ để ngủ; và khi bị ngừng thuốc, chứng mất ngủ càng trở lên phức tạp hơn”.
Bạn bắt đầu bỏ qua các nghĩa vụ và sở thích
Những bệnh nhân bị nghiện thuốc ngủ sẽ bắt đầu bỏ qua những việc thường làm như công việc, học tập hoặc duy trì các mối quan hệ xã hội. Bệnh nhân cũng không còn quan tâm đến sở thích và cơ thể từ chối làm mọi thứ.
Nếu bạn thấy mình đang mắc phải một hay nhiều triệu chứng trên thì bạn có khả năng đang bị nghiện thuốc ngủ. Bạn không nên tự ý dừng thuốc ngay lập tức, hãy gặp các bác sĩ để được tư vấn cách giảm thuốc một cách an toàn.
Các giải pháp giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, lấy lại giấc ngủ sâu ngon, trọn giấc mà không gây lệ thuộc vào thuốc:
- Đảm bảo căn phòng của bạn phù hợp cho giấc ngủ: căn phòng mát mẻ, yên tĩnh và tối. Tắt hết các thiết bị điện tử.
- Không ăn quá no trước khi đi ngủ. Ăn khuya khiến cho dạ dày phải hoạt động hết công suất, làm cho cơ thể rất khó ngủ. Nếu bạn cảm thấy đói về khuya hãy uống một cốc sữa ấm, không nên ăn những đồ ăn cay nóng hoặc nước giải khát có ga.
- Hạn chế rượu bia, cà phê, thuốc lá trước khi ngủ: Rượu có thể khiến bạn buồn ngủ nhưng giấc ngủ chập chờn hơn bình thường, khiến bạn thường xuyên thức dậy vào giữa đêm.
- Bổ sung sản phẩm BoniHappy + của Mỹ: Nếu bạn bị mất ngủ mãn tính thì BoniHappy+ sẽ là một sự lựa chọn hợp lý dành cho bạn. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng ở những người mất ngủ mãn tính, cơ thể thường thiếu hụt hormone tăng trưởng HGH (một hormon được tiết ra bởi tuyến yên có tác dụng giúp tái tạo giấc ngủ sinh lý tự nhiên). Với các thành phần L-Arginine, GHRP-2, Shilajit P.E, BoniHappy + tăng cường bổ sung hormone HGH trong cơ thể giúp:
+ An dịu thần kinh, tạo giấc ngủ ngon.
+ Phòng ngừa suy nhược thần kinh.
+ Giải tỏa lo âu, căng thẳng, stress
BoniHappy được chiết xuất từ tự nhiên nên rất an toàn, không gây bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng.
Sản phẩm đã được kiểm nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông bởi các bác sĩ tại bệnh viện. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy những người khó ngủ, mất ngủ sử dụng BoniHappy trong vòng 2 tháng có hiệu quả giúp cải thiện giấc ngủ lên đến 86,7%.
Bệnh nhân có thể sử dụng BoniHappy để hỗ trợ giảm liều thuốc ngủ như sau: Bạn dùng thuốc ngủ kết hợp với BoniHappy. Khi nào giấc ngủ cải thiện, ngủ sâu, ngủ dậy không thấy mệt mỏi có thể xin ý kiến bác sĩ để giảm dần liều thuốc ngủ. Sau đó tiếp tục theo dõi, giấc ngủ vẫn ổn định thì tiếp tục xin ý kiến bác sĩ để giảm tiếp liều thuốc ngủ cho đến khi bỏ hẳn.
BoniHappy là sản phẩm thảo dược hỗ trợ giấc ngủ an toàn, hiệu quả, không gây lệ thuộc.
Mong rằng, bài viết này đã giúp các bạn biết thêm được 5 dấu hiệu nhận biết bệnh nhân đang bị nghiện giấc ngủ và các cách cải thiện tình trạng mất ngủ mà không gây lệ thuộc vào thuốc. BoniHappy là một sản phẩm hiệu quả để cải thiện tình trạng mất ngủ mãn tính mà không bị lệ thuộc. Với mọi thắc mắc về bệnh mất ngủ, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được tư vấn cụ thể. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
XEM THÊM:
- Nên ngủ trưa bao lâu để có thể ngủ ngon vào buổi tối?
- Thực phẩm chức năng hỗ trợ giấc ngủ nào tốt nhất hiện nay ?