Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, con người đã sống dựa vào thiên nhiên và những sản vật từ thiên nhiên. Thiên nhiên đã cung cấp nhiều loại thực phẩm và nhiều loại thảo dược quý giá được sử dụng từ ngàn xưa. Trong đó, Phytosterol- một loại sterol thực vật – được biết đến như một chất có tác dụng phòng ngừa nhiều bệnh lý mạn tính có biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu, Phytosterol có tác dụng gì đối với bệnh phì đại tuyến tiền liệt nhé!
Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh phì đại tuyến tiền liệt nhé!
Tuyến tiền liệt thuộc tuyến sinh dục nam, có hình dáng và kích thước như hạt dẻ, to, dẹt, chỉ có ở nam giới. Tuyến tiền liệt nằm trước trực tràng, ngay dưới bàng quang và bao quanh ống niệu đạo.
Bệnh phì đại tuyến tiền liệt là một bệnh lý phổ biến ở nam giới từ sau tuổi 50 với nhiều triệu chứng khó chịu. Ở độ tuổi 70, tỷ lệ mắc phì đại tuyến tiền liệt là 70% và tăng lên 90% khi nam giới bước sang tuổi 80.
Bệnh lý này hình thành do sự gia tăng số lượng của các tế bào mô đệm và biểu mô tuyến tiền liệt ở xung quanh niệu đạo. Ngoài ra, chính lối sống của các quý ông cũng ảnh hưởng đến sự phát triển nhanh của bướu tuyến tiền liệt như: hút thuốc lá, uống rượu bia, ít vận động, béo phì…
Hút thuốc lá làm tuyến tiền liệt phát triển nhanh hơn
Cơ chế gây bệnh phì đại tuyến tiền liệt là gì?
Ở nam giới, Testosterone và Dihydrotestosterone (DHT) đóng vai trò quan trọng trong phát triển giới tính. Thiếu hụt enzyme 5-alpha reductase là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển giới tính của nam giới trước khi sinh và trong tuổi dậy thì.
Tuy đóng vai trò quan trọng, DHT và enzyme 5-alpha reductase luôn được cơ thể giữ ở mức ổn định. Nếu nồng độ DHT tăng cao sẽ gây ra một số vấn đề bệnh lý như rụng tóc hay phì đại tuyến tiền liệt.
Bệnh phì đại tuyến tiền liệt có liên quan mật thiết đến vấn đề tuổi tác ở nam giới. Khi bước sang tuổi trung niên, cơ thể nam giới sẽ tăng tiết một loại enzyme có tên là 5-alpha reductase, enzyme này xúc tác chuyển đổi testosterone thành dihydrotestosterone (DHT). DHT sẽ kích thích tế bào tuyến tiền liệt tăng sinh và gây nên bệnh phì đại tuyến tiền liệt.
Quá trình chuyển hóa của Testosterone thành DHT
Triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Những triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt thường không đến cùng lúc mà xuất hiện từ từ và có thể không tỷ lệ với kích thước khối u. Một số trường hợp có triệu chứng kín đáo tuy nhiên kích thước khối u đã lớn gây nhầm lẫn cho bệnh nhân vì vậy bệnh nhân cần được kiểm tra để phát hiện sớm.
Người mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt thường gặp những triệu chứng điển hình như : tiểu nhiều lần trong ngày đặc biệt là vào ban đêm, tiểu khó, tiểu không hết, bí tiểu,… Khi mắc bệnh lâu năm, người bệnh còn có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như: bí tiểu hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, tổn thương bàng quang, tổn thương thận, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đi tiểu có máu,…
Phytosterol có tác dụng gì cho bệnh phì đại tuyến tiền liệt?
Phytosterol là một nhóm sterol thực vật có cấu trúc tương tự Cholesterol, bao gồm: β-Sitosterol, Campesterol, Stigmasterol và Cycloartenol. Trong đó, β-Sitosterol là Phytosterol dồi dào nhất, tiếp theo là Campesterol.
Tác dụng làm giảm Cholesterol - giảm nguy cơ mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Từ những năm 1953, khả năng làm giảm mức Cholesterol của Phytosterol đã được chứng minh. Sau đó, Phytosterol đã được bán trên thị trường như một dược phẩm dưới tên Cytellin, được sử dụng để điều trị tăng Cholesterol từ năm 1954 - 1982. Trong lòng ruột, Phytosterol thay thế Cholesterol từ các micelle (chất hoạt động bề mặt) và ức chế hấp thụ Cholesterol. Ở người, mức tiêu thụ 1,5 - 1,8g/ngày của sterol thực vật làm giảm hấp thụ cholesterol từ 30 - 40%.
Những người tiêu thụ nhiều đồ ăn giàu chất béo là một trong số những đối tượng nguy cơ của bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Sử dụng Phytosterol sẽ làm giảm lượng Cholesterol hấp thụ vào cơ thể. Điều này có thể làm giảm nguy cơ mắc phải bệnh phì đại tuyến tiền liệt hoặc hạn chế những biến chứng nguy hiểm của những người không may mắc phải bệnh lý này.
Cholesterol cao ảnh hưởng xấu đến bệnh lý phì đại tuyến tiền liệt
Khả năng ức chế enzyme 5-alpha reductase - nguyên nhân gây phì đại tuyến tiền liệt.
Ngoài khả năng làm giảm mức Cholesterol, Phytosterol còn được biết đến như một hợp chất ức chế enzyme 5-alpha reductase. Bằng việc ức chế enzyme này, người mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt sẽ kiểm soát được nồng độ DHT, làm giảm ảnh hưởng của DHT lên các tế bào tuyến tiền liệt. Từ đó, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt và giảm kích thước tuyến tiền liệt bị phì đại.
Khả năng làm giảm nguy cơ ung thư ở người phì đại tuyến tiền liệt và các loại ung thư khác.
Trong một nghiên cứu vào năm 2005, Vivancos và Moreno đã báo cáo rằng β-Sitosterol làm tăng hoạt động của các enzyme chống oxy hóa (superoxide dismutase và glutathione peroxidase) trong các đại thực bào, có thể bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương bởi các loại phản ứng oxy hóa. Nghiên cứu này cho thấy Phytosterol giảm sự phát triển ung thư bằng cách giảm sản xuất chất gây ung thư.
Phytosterol dường như ức chế sự phát triển của các loại ung thư khác nhau chủ yếu bằng cách ức chế sản xuất chất gây ung thư, ức chế tế bào ung thư tăng trưởng, xâm lấn và di căn, thúc đẩy quá trình chết các tế bào ung thư bằng cách kích hoạt các enzyme caspase có vai trò trong quá trình chết tế bào.
Như vậy, chúng ta có thể thấy, Phytosterol cũng giúp nam giới trung niên và cao tuổi giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cũng như những bệnh ung thư khác.
Phytosterol thúc đẩy quá trình chết của tế bào ung thư
Thực phẩm giàu Phytosterol mà người phì đại tuyến tiền liệt cần biết!
Trích một báo cáo vào năm 2006 của Ryan và cộng sự, nguồn phong phú Phytosterol gồm các loại đậu hạt như vừng, đậu xanh, đậu lăng và đậu Hà Lan; các loại ngũ cốc như lúa mì, ngô, kê, lúa mạch đen và lúa mạch; dầu thực vật bao gồm dầu ngô ; và các loại hạt như hồ đào, thông, hạt hồ trăn, đậu phộng, hạt điều và hạnh nhân.
Cùng tìm hiểu 3 loại thực phẩm giàu Phytosterol nhé!
Gạo nguyên cám
Gạo nguyên cám hay còn gọi là gạo lứt, là loại gạo khi vừa gặt xong, chỉ tiến hành xay tuốt trấu không qua khâu đánh bóng và làm trắng hạt gạo. Điều này giúp hạt gạo giữ lại được lớp vỏ cám quý giá. Hàm lượng Phytosterol lên tới 1670mg/100g gạo nguyên cám đem lại nhiều lợi ích cho người mắc phì đại tuyến tiền liệt.
Gạo lứt chứa hàm lượng Phytosterol cao
Hạt ngô (hạt bắp)
Hạt ngô là loại ngũ cốc vô cùng quen thuộc với mỗi người, được sử dụng để làm thực phẩm từ xa xưa. Ngô không những là nguồn bổ sung tinh bột dồi dào mà còn chứa một lượng lớn Phytosterol (1260 mg/100g ngô) . Đây là nguồn bổ sung không nhỏ cho người mắc phì đại tuyến tiền liệt.
Hạt bắp chứa nhiều Phytosterol
Hạt mè (hạt vừng)
Hàm lượng Phytosterol lên tới 1310mg/100g hạt mè. Ngoài ra, hạt mè còn chứa Kẽm – nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng đối với tuyến tiền liệt. Thiếu Kẽm là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến phì đại và viêm tuyến tiền liệt.
Hạt mè chứa Phytosterol, Kẽm, vitamin E
Sử dụng thảo dược giúp cải thiện tình trạng phì đại tuyến tiền liệt
Mặc dù có nhiều loại thực phẩm chứa Phytosterol, tuy nhiên, lượng Phytosterol từ nguồn này chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu của người bình thường. Đối với người bị phì đại tuyến tiền liệt, lượng Phytosterol cần thiết để co nhỏ được kích thước tuyến tiền liệt phải cao hơn nhiều. Vì vậy, việc bổ sung Phytosterol từ các sản phẩm thảo dược là điều cần thiết..
Dưới đây là một số loại thảo dược có hàm lượng Phytosterol cao giúp người bệnh cải thiện tình trạng phì đại tuyến tiền liệt.
Quả cọ lùn (Saw Palmetto).
Trong một nghiên cứu mù đôi (phương pháp được coi tiêu chuẩn vàng trong nghiên cứu khoa học bởi tính khách quan) thực hiện bởi H.V.Sudeep, Jestin.V.Thomas, K.Shyamprasad, các đối tượng từ 40-65 tuổi mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt có triệu chứng được chọn ngẫu nhiên để sử dụng 500mg dầu cọ lùn được làm giàu β-Sitosterol ( 1 loại phytosterol) , dầu cọ thường và giả dược dưới dạng viên nang trong vòng 12 tuần.
Kết quả thu được cho thấy, nhóm sử dụng dầu cọ lùn được làm giàu β-Sitosterol có kết quả khả quan với chỉ số IPSS (điểm triệu chứng tuyến tiền liệt quốc tế) giảm đáng kể, giảm thể tích tuyến tiền liệt, giảm PSA (chỉ số giúp sàng lọc, chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt) và giảm nồng độ enzyme 5-alpha reductase sau 12 tuần điều trị so với giả dược.
Đồng thời, kết quả cũng cho thấy sự gia tăng đáng kể về tốc độ dòng nước tiểu tối đa và trung bình, nồng độ Testosterone tự do trong huyết thanh của những đối tượng được điều trị bằng dầu cọ đã được làm giàu so với giả dược.
Quả cọ lùn
Vỏ anh đào châu Phi (Pygeum Africanum Bark).
Vỏ cây anh đào châu Phi chứa hàm lượng cao β-Sitosterol đã được các bộ tộc Nam Phi sử dụng qua hàng ngàn năm nay và trở nên phổ biến tại Châu Âu. Tại Pháp, người ta dùng cao Pygeum để chống lại phì đại tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt đạt hiệu quả 80% mà không cần phẫu thuật.
Vỏ anh đào Châu Phi
Hạt bí đỏ (Pumpkin Seed Powder).
Nghiên cứu của Tiến sĩ Heeok Hong và Tiến sĩ Chun-Soo Kim, tại đại học Sangmyung, Seoul, Hàn Quốc trên bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt (tuổi trung bình 53,3), có điểm triệu chứng lâm sàng quốc tế trên 8 cho kết quả khả quan.
Các bệnh nhân được chia thành 3 nhóm: nhóm A sử dụng giả dược (320 mg tinh bột khoai lang/ngày), nhóm B sử dụng dầu hạt bí đỏ (320mg/ngày), nhóm C sử dụng dầu quả cọ lùn (320mg/ngày), nhóm D sử dụng cả dầu hạt bí đỏ và dầu quả cọ lùn (320mg/ngày).
Sau 12 tháng, kết quả thu được cho thấy các triệu chứng lâm sàng về rối loạn tiểu tiện giảm rõ rệt sau 1 tháng và kích thước tuyến tiền liệt giảm rõ rệt sau 3 tháng ở nhóm B,C,D.
Hạt bí đỏ
BoniMen – Sản phẩm từ Canada cho bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Sử dụng BoniMen có thành phần gì mà lại giúp cải thiện bệnh phì đại tuyến tiền liệt? Cùng tìm hiểu về các thành phần có trong BoniMen nhé!
Ứng dụng các công trình nghiên cứu khoa học, BoniMen được sản xuất với thành phần chính là 3 loại thảo dược: hạt bí đỏ, vỏ anh đào Châu Phi, quả cọ lùn có tác dụng co nhỏ kích thước tuyến tiền liệt. Để tăng hiệu quả, các nhà khoa học của tập đoàn dược phẩm Viva Group đã phối hợp thêm những thảo dược khác và các vitamin, nguyên tố vi lượng giúp phòng ngừa biến chứng của bệnh cũng như tăng cường sức khỏe cho nam giới.
Các thành phần trong BoniMen được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm thứ nhất gồm quả cọ lùn, dầu hạt bí đỏ, vỏ anh đào Châu Phi, đây là 3 loại thảo dược đã được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả trong co nhỏ kích thước tuyến tiền liệt và giảm triệu chứng của bệnh.
- Nhóm thứ hai gồm tầm ma, bồ công anh, uva ursi, buchu, cranberry là các loại thảo dược có tác dụng chống viêm, lợi tiểu, kháng khuẩn, giảm các triệu chứng như tiểu bí, tiểu rắt, tiểu nhỏ giọt, tiểu đêm và ngăn ngừa biến chứng viêm đường tiết niệu.
- Nhóm các vitamin và nguyên tố vi lượng thiết yếu nhằm tăng cường đề kháng, cải thiện chức năng snh lý nam giới như Zn, Se, Cu, vitamin E, vitamin B6.
Ngoài ra, BoniMen còn có chứa một hợp chất đặc biệt là Lycopene. Lycopene là một carotenoid có khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp làm chậm phát triển của u xơ tuyến tiền liệt và giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
BoniMen được sản xuất tại nhà máy J&E INTERNATIONAL CORP - thuộc tập đoàn VIVA NUTRACEUTICALS là nhà máy sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng hàng đầu thế giới, đạt chứng nhận GMP của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Tổ chức y tế thế giới (WHO).
Sản phẩm BoniMen từ Canada
BoniMen giúp nâng cao chất lượng cuộc sống ở người phì đại tuyến tiền liệt
Cùng lắng nghe chia sẻ của chú Đỗ Tiến Đậm (65 tuổi), tại số nhà 269, đường Hoàng Hữu Nam, phường Tân Phú, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh; điện thoại 0919.321.698.
“Cách đây 5. 6 năm, chú đi khám thì phát hiện mình bị phì đại tuyến tiền liệt, kích thước cũng khá lớn nhưng chú không để ý lắm. Mãi đến năm 2019, sức khỏe của chú yếu hẳn, mỗi đêm chú đi tiểu 5, 6 lần. Dòng tiểu nhỏ, dặn mãi mới ra được, còn tiểu buốt, tiểu rắt nữa. Chú đi khám lại thì kích thước lên 60 gam rồi, chú phải dùng thuốc tây mà không hợp.”
“Sau đó, chú đọc được thông tin về BoniMen, chú mua uống thử, uống hết 3 lọ thấy tiểu đêm còn có 3 lần thôi, đỡ tiểu buốt hơn, người nhẹ nhõm, khỏe mạnh hơn. Chú tiếp tục dùng, đến đầu năm 2020 chú đo lại, kích thước chỉ còn 36 gam thôi, chuyện tiểu tiện trở lại bình thường. Bây giờ, chú muốn đi đâu cũng được, không phải loanh quanh cái nhà vệ sinh suốt ngày nữa rồi.”
Chia sẻ của chú Đỗ Tiến Đậm về quá trình sử dụng Bonimen.
Chuyên gia đầu ngành chia sẻ về sản phẩm BoniMen
Cùng theo dõi những chia sẻ của Tiến sĩ – Bác sĩ Phạm Hưng Củng (Nguyên vụ trưởng vụ Y học cổ truyền Bộ Y tế, Phó chủ tịch – Tổng thư ký hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam) chia sẻ về bệnh phì đại tuyến tiền liệt và sản phẩm BoniMen nhé!
Chia sẻ của Tiến sĩ – Bác sĩ Phạm Hưng Củng về bệnh phì đại tuyến tiền liệt và sản phẩm BoniMen.
Phytosterol mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt mà còn nhiều bệnh lý mạn tính khác. Chúng ta có thể bổ sung Phytosterol từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Bên cạnh đó, BoniMen là một sự lựa chọn hoàn hảo với nguồn Phytosterol dồi dào được chắt lọc từ các loại thảo dược tự nhiên an toàn và không có tác dụng phụ. BoniMen sẽ giúp người bệnh phì đại tuyến tiền liệt có cuộc sống thoải mái hơn. Chúc quý độc giả luôn khỏe mạnh và vui vẻ bên gia đình!
XEM THÊM: