Người bệnh trĩ nên tập thể dục như thế nào?

Cập nhập: Thứ hai, 04/03/2024

Mục lục [Ẩn]

 

   Với bệnh trĩ, muốn kiểm soát tốt, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống tập luyện phù hợp. Trong đó, một số bài tập sẽ có ích cho tình trạng bệnh, góp phần cải thiện triệu chứng nhanh hơn. Ngược lại, nếu bạn lựa chọn bài tập không phù hợp, tình trạng sa búi trĩ ngày càng tồi tệ. Vậy đối tượng này nên tập thể dục như thế nào?

 

 

Người bệnh trĩ nên tập thể dục như thế nào?

Người bệnh trĩ nên tập thể dục như thế nào?

 

Những thông tin chung về bệnh trĩ

   Bệnh trĩ là do các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn ra quá mức, tạo thành các búi trĩ. Theo thời gian, các búi trĩ sẽ tăng dần lên về kích thước, gây nhiều triệu chứng khó chịu như đau rát hậu môn, đi ngoài ra máu, sa búi trĩ… Chúng không đe dọa ngay lập tức đến tính mạng người bệnh nhưng lại gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

   Dựa vào vị trí của búi trĩ, các chuyên gia chia bệnh này thành 3 loại bao gồm:

  • Trĩ ngoại: Búi trĩ ở dưới đường lược.
  • Trĩ nội: Búi trĩ ở dưới đường lược. Tùy vào mức độ sa búi trĩ, trĩ nội lại được phân thành các cấp độ khác nhau:
  • Độ 1: Búi trĩ chưa sa ra ngoài.
  • Độ 2: Búi trĩ sa ra lúc rặn mạnh và tự co được.
  • Độ 3: Búi trĩ sa ra ngay cả khi rặn nhẹ, không tự co được, phải đẩy lên.
  • Độ 4: Búi trĩ sa ra hoàn toàn, đẩy cũng không lên được nữa.
  • Trĩ hỗn hợp: Người bệnh xuất hiện cả trĩ ngoại và trĩ nội.

   Các yếu tố gia tăng khả năng nguy cơ mắc bệnh trĩ gồm táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính, người hay ngồi lâu, thường xuyên lao động nặng, chế độ ăn ít chất xơ, mang thai, béo phì.

   Điểm chung của các yếu tố trên là gây nhiều áp lực lên ổ bụng. Khi đó, sự lưu thông máu từ tim đến các tĩnh mạch ở hậu môn sẽ bị cản trở. Theo thời gian, tình trạng này sẽ khiến tĩnh mạch bị suy yếu chức năng, mất độ đàn hồi, dần hình thành các búi trĩ. Bởi vậy, khi người bệnh có hoạt động tạo áp lực xuống hậu môn trực tràng, tình trạng bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

 

Tác động của việc tập thể dục với bệnh trĩ là gì?

Tác động của việc tập thể dục với bệnh trĩ là gì?

 

Tác động của việc tập thể dục với bệnh trĩ 

   Tùy tính chất mỗi bài tập thể dục, tác động của nó sẽ khác nhau, cụ thể:

Tác động tích cực

  • Hỗ trợ quá trình lưu thông máu, giảm ứ máu ở hậu môn trực tràng, hạn chế tình trạng sưng to búi trĩ.
  • Giảm cân và giảm áp lực lên hậu môn: Một trong những yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc làm cho trĩ nặng hơn là thừa cân, béo phì. Việc tập thể dục giúp giảm cân, giảm mỡ cơ thể. Với người chưa mắc bệnh, vận động thể chất sẽ giúp hạn chế nguy cơ phải đối mặt với trĩ. Với người đang bị bệnh này, tập thể dục giúp cải thiện tốt hơn.
  • Tăng co bóp của nhu động ruột, hạn chế tình trạng táo bón, tránh tạo thêm áp lực xuống hậu môn trực tràng.
  • Giúp cơ hậu môn đàn hồi tốt hơn: Những bài tập thể dục phù hợp sẽ tác động tích cực đến cơ co thắt hậu môn. Theo đó, chúng được thư giãn, tăng khả năng đàn hồi, giảm nguy cơ ứ máu và sưng phù ở người bệnh trĩ.

Tác động tiêu cực

   Nếu người bệnh lựa chọn bài tập có cường độ vận động mạnh, vô tình họ sẽ tạo thêm áp lực xuống hậu môn trực tràng. Tình trạng này khiến triệu chứng bệnh trĩ dễ tái phát và ngày càng nặng hơn. Để tránh điều đó xảy ra, bạn nên chọn những bài tập thể dục phù hợp.

 

Người bệnh trĩ nên tập thể dục như thế nào?

Người bệnh trĩ nên tập thể dục như thế nào?

 

Người bệnh trĩ nên tập thể dục như thế nào?

   Các động tác tập luyện người bệnh nên tránh khi mắc bệnh trĩ là nâng tạ và gập bụng. Chúng đều làm tăng áp lực rất lớn xuống bụng và hậu môn trực tràng khiến bệnh nặng thêm. Ngoài việc khiến búi trĩ sa ra ngoài nhiều hơn, gập bụng còn tăng nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng.  

   Còn với tập tạ, người bệnh cũng nên hạn chế. Nếu vẫn muốn tập động tác này, bạn không nên nâng tạ có khối lượng quá ⅓ trọng lượng cơ thể. Đồng thời, bạn nên tập ở tư thế nằm ngửa, tránh tư thế ngồi hoặc đứng.

   Trong hoạt động thể dục hằng ngày, người bệnh trĩ cần chú ý không nên chạy cự ly dài hoặc chạy nhanh. Nó đều khiến bụng căng cứng, gây áp lực lên tĩnh mạch nhiều gấp 2-3 lần so với bình thường. Theo đó, nguy cơ búi trĩ sa ra ngoài sẽ tăng cao. Đồng thời, trong quá trình chạy nhanh, ma sát lên búi trĩ thường rất lớn, dễ gây viêm nhiễm nặng.

   Bên cạnh đó, ngồi thiền nhiều giờ cũng không được khuyến khích đối với người bệnh trĩ. Mặc dù điều này có thể mang đến một vài lợi ích cho sức khỏe nhưng lại dễ khiến máu ứ đọng nhiều ở hậu môn. Các tĩnh mạch tại đây cũng sẽ bị căng giãn nhiều hơn.

 

Ngồi thiền không được khuyến khích cho người bệnh trĩ

Ngồi thiền không được khuyến khích cho người bệnh trĩ

 

   Những bài tập được khuyến khích cho người bệnh trĩ bao gồm:

  • Bài tập Kegels: Nó giúp tăng cường cơ sàn chậu, cơ hậu môn và hỗ trợ quá trình lưu thông máu, ngăn ngừa bệnh tăng nặng.
  • Tư thế đứng trên vai: Giúp lưu thông máu từ chân xuống đầu dễ dàng, ngăn ngừa máu ứ trệ ở hậu môn trực tràng, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Cách thực hiện tư thế đứng trên vai như sau:
  • Bạn nằm ngửa, nâng chân, mông và lưng lên, trụ bằng vai, chống tay sau lưng.
  • Khép hai khuỷu tay lại, chống tay gần bả vai, ép khuỷu tay xuống sàn, ép mạnh tay vào lưng để giữ cho thân và chân thẳng. Trọng lượng cơ thể dồn vào vai và cánh tay trên, không phải đầu và cổ.
  • Giữ chặt chân, giơ hai chân lên, duỗi thẳng, mũi bàn chân hướng thẳng lên trời.
  • Ép cằm vào xương ức, không ép cổ xuống sàn.
  • Hít thở sâu, giữ tư thế trong 30-60 giây.
  • Nếu thấy đau hay căng cổ thì không thực hiện tư thế nữa.

   Một số bài tập khác như động tác con mèo, động tác cái cung, động tác xả hơi… cũng được khuyến khích cho người bệnh trĩ.

   Ngoài ra, để kiểm soát tốt căn bệnh trĩ, bạn nên lưu ý kết hợp chế độ ăn uống phù hợp bằng cách:

  • Không sử dụng đồ cay nóng như ớt, tiêu, quế, rượu bia…
  • Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi để hạn chế tình trạng táo bón.
  • Uống đủ mỗi ngày 2 lít nước.

   Điều quan trọng nhất là bạn sử dụng sản phẩm BoniVein + của Mỹ để tăng cường sức bền tĩnh mạch hậu môn trực tràng, co nhỏ búi trĩ.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết người bệnh trĩ nên tập thể dục như thế nào. Khi lựa chọn được bài tập phù hợp, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện tốt và ngược lại. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, mời bạn liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1044 giờ hành chính, các dược sĩ đại học sẽ tư vấn cho bạn.

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: bệnh trĩ

Bài viết cùng chủ đề

Điểm danh các cách điều trị bệnh trĩ phổ biến hiện nay và hướng đi tốt nhất dành cho bạn

hiện nay có rất nhiều cách điều trị bệnh trĩ khác nhau. Vậy cụ thể những phương pháp đó là gì? Đâu là hướng đi tốt nhất dành cho bạn? 

Xuất hiện cục thịt thừa ở hậu môn có phải bị trĩ không?

Xuất hiện cục thịt thừa ở hậu môn có phải bị trĩ không? 

Cách giảm tình trạng đau rát hậu môn do trĩ

Với người bệnh trĩ, họ vô cùng khổ sở bởi tình trạng đau rát hậu môn. Mỗi khi ngồi hoặc đi đại tiện, tình trạng này càng khiến họ đau đớn, khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống.

BoniVein - Bí kíp vàng chiến thắng bệnh trĩ

Anh Bùi Văn Thái (40 tuổi ở thôn Cầu Chét, xã Phi Điền, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang)

Táo bón và bệnh trĩ có mối liên hệ chặt chẽ như thế nào?

Người bệnh trĩ lại rất thường bị táo bón kéo dài, ngược lại táo bón thúc đẩy bệnh trĩ tiến triển theo hướng trầm trọng hơn. Để tìm hiểu rõ về vấn đề này, mời các bạn cùng đón đọc bài viết dưới đây nhé!  
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

BoniVein

Loại: Giá: Số lượng:
BoniVein+ 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi