Vì sao phì đại tuyến tiền liệt gây tiểu nhiều lần trong ngày?

Cập nhập: Thứ hai, 01/08/2022

 

   Khi bước vào độ tuổi trung niên, nam giới sẽ bắt đầu phải đối mặt với không ít những căn bệnh vô cùng khó chịu. Một trong số đó chính là phì đại tuyến tiền liệt. Căn bệnh này sẽ đem đến vô vàn rắc rối và trở ngại cho người bệnh trong cuộc sống hàng ngày. Một vấn đề mà hầu như người bệnh nào cũng gặp phải đó là phải đi tiểu nhiều, đi tiểu liên tục. Vậy, vì sao phì đại tuyến tiền liệt lại gây tiểu nhiều lần trong ngày? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây.

 

Phì đại tuyến tiền liệt thường gây tiểu nhiều lần trong ngày

Phì đại tuyến tiền liệt thường gây tiểu nhiều lần trong ngày

 

Phì đại tuyến tiền liệt là căn bệnh như thế nào?

   Phì đại tuyến tiền liệt là một bệnh mãn tính đặc trưng bởi sự gia tăng kích thước bất thường bởi sự xuất hiện của những khối u xơ lành tính ở tuyến này. Căn bệnh này chỉ có ở nam giới và có tỷ lệ mắc tăng mạnh theo tuổi tác.

   Nếu như tỷ lệ này chỉ khoảng 18% ở tuổi 40, thì đến tuổi 50, tỷ lệ mắc đã là 63% và ở tuổi 80 là khoảng 90%. Nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lý này được biết đến là do sự mất cân bằng giữa testosterone và sản phẩm chuyển hóa của nó là dihydrotestosterone - DHT.

   Cụ thể, khi tuổi tác càng cao, chức năng của tinh hoàn và tuyến thượng thận của nam giới càng bị suy giảm. Từ đó, nồng độ testosterone sẽ giảm đi đáng kể. Theo ước tính, nam giới đã mất đi khoảng 30% lượng testosterone ở độ tuổi 40.

    Việc thiếu hụt testosterone sẽ kích thích cơ thể tạo ra enzyme 5-alpha reductase. Enzyme này sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi testosterone thành DHT. Với hoạt tính mạnh gấp 5 lần testosterone, DHT sẽ giúp đảm bảo một số chức năng sinh lý của testosterone.

   Tuy nhiên, nồng độ DHT tăng cao lại ảnh hưởng đến những tế bào tuyến tiền liệt. DHT sẽ thúc đẩy sự phân chia của chúng, từ đó gây nên bệnh lý tăng sản lành tính tuyến tiền liệt.

   Lúc này, kích thước tuyến tiền liệt sẽ tăng lên do sự hình thành những khối u. Từ đó, nó sẽ gây ra những triệu chứng rối loạn tiểu tiện như: Tiểu khó, tiểu không hết, hay phổ biến nhất là tiểu nhiều lần trong ngày. Vậy, vì sao sự tăng kích thước này lại gây ra tình trạng tiểu nhiều lần trong ngày?

 

DHT là tác nhân gây phì đại tuyến tiền liệt

DHT là tác nhân gây phì đại tuyến tiền liệt

 

Vì sao phì đại tuyến tiền liệt gây tiểu nhiều lần trong ngày?

    Hầu hết mỗi người đi tiểu trung bình từ 6 - 8 lần mỗi ngày. Việc đi tiểu nhiều hơn 8 lần có thể được gọi là tiểu nhiều lần. Tuy nhiên, con số này cũng chỉ mang tính chất tương đối, vì trên thực tế, một người khỏe mạnh vẫn có thể đi tiểu khoảng 10 lần/ngày.

   Do đó, để xác định mức độ tiểu nhiều lần ở người bệnh phì đại tuyến tiền liệt, người ta sẽ sử dụng khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu. Theo đó, người bệnh sẽ được hỏi về việc có thường xuyên phải đi tiểu trong khoảng thời gian chưa đến 2 tiếng hay không.

    Ở bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt, kích thước tuyến lớn sẽ chèn ép vào những cơ quan xung quanh như niệu đạo và bàng quang. Điều này khiến người bệnh đi tiểu một cách khó khăn và không thể tiểu hết trong một lần. Việc tiểu không hết sẽ khiến nước tiểu bị dồn lại bên trong bàng quang.

   Bàng quang lại chỉ chứa được một lượng nước tiểu nhất định. Khi đã chứa đủ nước, nó sẽ thông báo lại cho hệ thần kinh phó giao cảm và nhận lại tín hiệu để thải nước tiểu ra ngoài. Do nước tiểu còn sót lại bên trong, nên bàng quang sẽ đầy lại nhanh hơn bình thường.

 

Nước tiểu tồn dư trong bàng quang sẽ gây đi tiểu nhiều lần

Nước tiểu tồn dư trong bàng quang sẽ gây đi tiểu nhiều lần

 

   Từ đó, việc đi tiểu sẽ diễn ra thường xuyên hơn và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Vậy, những ảnh hưởng từ tình trạng tiểu nhiều lần trong ngày là gì?

 

Tiểu nhiều lần trong ngày ảnh hưởng gì đến người bệnh?

   Những ảnh hưởng của tình trạng tiểu nhiều lần trong ngày với người bệnh phì đại tuyến tiền liệt có thể kể đến như:

- Cảm giác buồn tiểu luôn chực chờ, vừa đi tiểu xong lại muốn đi tiểu tiếp khiến người bệnh đứng ngồi không yên, gián đoạn công việc và sinh hoạt thường ngày. Điều này sẽ đặc biệt bất tiện với những người thường xuyên phải di chuyển.

- Buồn tiểu gấp, cảm giác không thể nhịn tiểu có thể khiến người bệnh không dám đi quá xa khỏi nhà vệ sinh.

- Tiểu nhiều lần vào ban đêm sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của người bệnh. Trên thực tế, có nhiều người bệnh bị đi tiểu đến cả 4 - 5 lần mỗi đêm, khiến họ mất ngủ thường xuyên, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

- Tiểu khó, tiểu yếu sẽ khiến người bệnh không thoải mái trong mỗi lần đi tiểu. Sự khó chịu này sẽ lặp lại thường xuyên khi người bệnh phải đi tiểu nhiều lần trong ngày.

 

Tiểu đêm nhiều khiến người bệnh mất ngủ

Tiểu đêm nhiều khiến người bệnh mất ngủ

 

   Bên cạnh đó, tình trạng rối loạn tiểu tiện nói chung còn có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho người bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Nó sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu,... Vậy, người bệnh cần làm gì để khắc phục tình trạng này?

  

Biện pháp khắc phục những ảnh hưởng từ việc tiểu nhiều lần trong ngày

   Những biện pháp giúp khắc phục tình trạng tiểu nhiều lần do bệnh lý phì đại tuyến tiền liệt có thể kể đến như:

Về lối sống

- Uống nước đều trong ngày, nhưng nên hạn chế uống vào buổi tối để tránh gây tiểu đêm.

- Không sử dụng rượu bia, hay những đồ uống có cồn khác.

- Luyện tập và vận động các cơ có chức năng điều hoà khi đi tiểu như: Cơ hoành, cơ thành bụng,...

Sử dụng thuốc tây

- Thuốc giúp giảm kích thước tuyến tiền liệt, giảm sự chèn ép vào niệu đạo và bàng quang như Dutasteride và Finasteride. Tuy nhiên, những thuốc này có thể gây dị ứng, phát ban, giảm ham muốn,...

- Các thuốc giúp người bệnh đi tiểu dễ dàng hơn, giảm ứ đọng nước tiểu như: Alfuzosin, doxazosin, tamsulosin hoặc terazosin,... Một số tác dụng phụ có thể bắt gặp của nhóm này là: Chóng mặt, rối loạn cương dương,...

Phẫu thuật ngoại khoa

   Phẫu thuật là biện pháp giúp giảm kích thước tuyến tiền liệt một cách cơ học bằng cách cắt bỏ hoặc tiêu hủy bằng nhiệt. Mặc dù được coi là biện pháp giúp giải quyết các vấn đề rối loạn tiểu tiện nhanh chóng, nhưng nó cũng tồn tại nhiều nhược điểm như: Ảnh hưởng đến việc đi tiểu và quá trình xuất tinh, hoặc tái phát sau một thời gian.

Sử dụng thảo dược tự nhiên

   Hiện nay, nhiều loại thảo dược khác nhau đã được chứng minh là có khả năng giúp giảm tình trạng rối loạn tiểu tiện do phì đại tuyến tiền liệt. Hạt bí đỏ chính là một trong số đó.

  Dầu hạt bí đỏ có chứa nhiều dưỡng chất như: Tryptophan, kẽm, acid béo, vitamin và chất chống oxy hóa. Dầu hạt bí đỏ có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, trong đó có tác dụng giúp ngăn chặn sự phì đại của tuyến tiền liệt.

   Nghiên cứu của Tiến sĩ Heeok Hong và Tiến sĩ Chun-Soo Kim, tại đại học Sangmyung, Seoul, Hàn Quốc trên người bệnh bị phì đại tuyến tiền liệt cho thấy, các bệnh nhân sử dụng 320mg dầu hạt bí đỏ /ngày đã giảm rõ rệt về rối loạn tiểu tiện sau 1 tháng, đồng thời giúp giảm kích thước tuyến tiền liệt sau 3 tháng.

 

Hạt bí đỏ giúp giảm rối loạn tiểu tiện và kích thước tuyến tiền liệt

Hạt bí đỏ giúp giảm rối loạn tiểu tiện và kích thước tuyến tiền liệt

 

    Hiện nay, BoniMen chính là sản phẩm có chứa dầu hạt bí đỏ và nhiều thành phần khác giúp giảm triệu chứng, cũng như kích thước tuyến tiền liệt hiệu quả.

 

BoniMen – Bí quyết giúp khắc phục hiệu quả tình trạng tiểu nhiều lần trong ngày

   Bên cạnh dầu hạt bí đỏ, BoniMen còn có sự góp mặt của quả cọ lùn và vỏ cây anh đào châu Phi. Hai thảo dược này đã được ứng dụng tại nhiều quốc gia từ rất lâu trước đây trong việc giảm kích thước và triệu chứng rối loạn tiểu tiện do phì đại tuyến tiền liệt.

   Ngoài ra, BoniMen còn đem lại nhiều lợi ích khác như:

- Giúp phòng ngừa viêm đường tiết niệu nhờ có tầm ma, bồ công anh, uva ursi, cranberry, lá Buchu.

- Giúp nâng cao sức khỏe sinh lý, tăng cường tác dụng bảo vệ tuyến tiền liệt với kẽm, selen, đồng, vitamin E, vitamin B6, lycopene.

 

Thành phần và công dụng của sản phẩm BoniMen

Thành phần và công dụng của sản phẩm BoniMen

 

   Bên cạnh đó, các thành phần của BoniMen còn được bào chế bằng công nghệ Microfluidizer hiện đại, tạo thành các phân tử Nano (kích thước dưới 70 nm), giúp loại bỏ các tạp chất, tăng thời gian sử dụng và khả năng hấp thu.

 

Chia sẻ của khách hàng về BoniMen

   Với công thức toàn diện, BoniMen mang cuộc sống bình thường trở lại với nhiều người bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Một trong số nhiều người bệnh đã sử dụng và cho hiệu quả tốt chính là: Chú Đỗ Tiến Đậm (65 tuổi), tại số nhà 269, đường Hoàng Hữu Nam, phường Tân Phú, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.

   Chú Đậm chia sẻ: “Cách đây 5- 6 năm, chú đi khám thì phát hiện mình bị phì đại tuyến tiền liệt, kích thước cũng khá lớn nhưng chú không để ý lắm. Mãi đến năm 2019, sức khỏe của chú yếu hẳn, mỗi đêm chú đi tiểu 5, 6 lần, ban ngày còn nhiều hơn. Dòng tiểu nhỏ, dặn mãi mới ra được, còn tiểu buốt, tiểu rắt nữa. Chú đi khám lại thì kích thước lên 60 gam rồi, chú phải dùng thuốc tây mà không có cải thiện gì nhiều.”

  “Sau đó, chú đọc được thông tin về BoniMen, chú mua uống thử, uống hết 3 lọ thấy tiểu đêm còn có 3 lần thôi, đỡ tiểu buốt hơn, người nhẹ nhõm, khỏe mạnh hơn. Chú tiếp tục dùng, đến đầu năm 2020 chú đo lại, kích thước chỉ còn 36 gam thôi, chuyện tiểu tiện trở lại bình thường. Bây giờ, chú muốn đi đâu cũng được, không phải loanh quanh cái nhà vệ sinh suốt ngày nữa rồi.”

 

Chia sẻ của chú Đỗ Tiến Đậm về quá trình sử dụng BoniMen

 

    Hy vọng, bài viết trên đây đã giải đáp được thắc mắc của quý độc giả về câu hỏi: “Vì sao phì đại tuyến tiền liệt gây tiểu nhiều lần trong ngày?”. BoniMen chính là giải pháp toàn diện nhất giúp người bệnh lấy lại được cuộc sống bình thường, không phải quá lo lắng về bệnh lý này. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì khác, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn các bạn!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

BoniMen - Cách chiến thắng phì đại tiền liệt tuyến của cụ ông 80 tuổi, ai cũng cần học hỏi

Bác Trần Xuân Khai (80 tuổi, ở số 10 ngõ 89 đường Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội)

Người bệnh viêm đại tràng mãn tính nên và không nên ăn gì?

Người bệnh viêm đại tràng mãn tính nên và không nên ăn gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Tuổi nghỉ hưu khỏe mạnh, không lo tiểu đêm, tiểu khó nhờ BoniMen

Chú Nguyễn Viết Thắng, 66 tuổi trú tại thôn Hiền Đa, xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

Gút - không chỉ là bệnh của nam giới

Có đến 90% bệnh nhân gút là nam giới. Tức là cứ 10 người bị gout thì 9 người là các anh các chú. Vì ít khi thấy phụ nữ bị gút nên người ta thường lầm tưởng, thậm chí mặc định bệnh gút chỉ nam giới mới gặp. Chính vì vậy, phụ nữ thường chủ quan trước bệnh gút hơn so với đàn ông.

Khát và uống nước liên tục- Dấu hiệu bệnh tiểu đường không thể bỏ qua

Khát và uống nước liên tục- Dấu hiệu bệnh tiểu đường không thể bỏ qua.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniMen 30V

BoniMen 30V

Loại: Giá: Số lượng:
BoniMen 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi