Với người bị phì đại tuyến tiền liệt, họ có thể đã nghe nhiều về tác dụng vượt trội của các thảo dược như cây cọ lùn, vỏ anh đào châu phi, nam việt quất… nhưng ít người biết được sự cần thiết của việc bổ sung kẽm để cải thiện bệnh. Và bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm được vai trò của nguyên tố vi lượng này với người bị phì đại tuyến tiền liệt, cách bổ sung và giải pháp hiệu quả nhất để đẩy lùi bệnh, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Vì sao người bị phì đại tuyến tiền liệt cần bổ sung kẽm?
Sơ lược về bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt là một tuyến nằm trong khoang chậu của người đàn ông, phía sau xương mu. Nó nằm trước trực tràng và dưới bàng quang, bao quanh đoạn đầu tiên của niệu đạo ngay dưới cổ bàng quang.
Mặc dù kích thước của tuyến tiền liệt thay đổi theo độ tuổi, nhưng ở nam giới trẻ và khỏe mạnh, kích thước bình thường của tuyến vào khoảng 3×3×5cm (thể tích 25ml) và nặng từ 15 đến 25 g. Thông thường, kích thước này được duy trì ổn định cho đến khi nam giới bước sang tuổi 40, độ tuổi mà một loạt các thay đổi mô học xảy ra. Biểu mô và cơ trơn khiến tuyến tiền liệt phát triển, chèn ép lên niệu đạo và bàng quang, gây khó tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu gấp,... Đây chính là bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt. Lúc này, kích thước của tuyến sẽ lớn hơn 30g, nhiều trường hợp có thể lên đến 80g, thậm chí là 100g.
Tuyến tiền liệt bình thường và tuyến tiền liệt bị phì đại
Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh lý liên quan đến tuổi tác thường gặp ở nam giới. Thống kê cho thấy, có đến 50-60% nam giới ở độ tuổi 60 bị phì đại tuyến tiền liệt, và tỉ lệ này tăng lên 80-90% ở độ tuổi 70 và 80.
Về bản chất, phì đại tuyến tiền liệt là do cùng với quá trình lão hóa của cơ thể nam giới, hormone testosterone dưới xúc tác của enzym 5-alpha reductase sẽ chuyển thành hormone dihydrotestosterone (DHT). DHT sẽ kích thích khiến tuyến tiền liệt tăng sinh và phì đại. Phương pháp phẫu thuật chỉ loại bỏ được khối u hiện có, không ngăn chặn được quá trình testosterone chuyển thành DHT nên sau phẫu thuật bệnh sẽ vẫn tái phát trở lại.
Vai trò của bổ sung kẽm với người bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Nghiên cứu chỉ ra rằng, tuyến tiền liệt là một trong những cơ quan có nồng độ kẽm cao nhất, gấp nhiều lần so với nồng độ chất này trong máu. Đồng thời, nếu chỉ kiểm tra kẽm trong máu thì sẽ không phản ánh được nồng độ kẽm trong tuyến tiền liệt. Cụ thể, trong một nghiên cứu, người ta đã đo được:
- Tuyến tiền liệt bình thường: Mức độ kẽm trong đó là 744 microgam.
- Lượng kẽm trong tuyến tiền liệt bị phì đại nhẹ là 486 microgam, một nghiên cứu khác đã chỉ ra trong mô tuyến tiền liệt bị phì đại, nồng độ kẽm giảm hơn 50% so với bình thường.
- Lượng kẽm trong viêm tuyến tiền liệt mạn tính là 470 microgam
- Lượng kẽm trong tuyến tiền liệt bị ung thư là 273 microgam
Các giả thiết được đặt ra đó là phì đại tuyến tiền liệt hoặc các bệnh lý khác như viêm, ung thư tuyến tiền liệt có liên quan đến sự thay đổi các thông số sinh hóa như giảm mức kẽm mô, kẽm huyết tương và tăng bài tiết kẽm qua nước tiểu. Điều này đặt ra yêu cầu cần bổ sung đủ kẽm cho người bệnh mắc phì đại tuyến tiền liệt.
Vai trò của bổ sung kẽm với người bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Nguyên nhân thiếu kẽm ở nam giới trung và cao tuổi
Các nhà khoa học cũng đã đánh giá toàn diện và thống kê những tác nhân gây thiếu kẽm ở nam giới trung và cao niên. Dựa vào đây, người bệnh có thể khắc phục những nguyên nhân mình đang gặp phải để cải thiện nồng độ kẽm trong cơ thể của mình. Các lý do thường gặp đó là:
- Yếu tố bệnh lý:
+ Các bệnh lý kích thích tăng cường bài tiết kẽm: Tiêu chảy cấp nghiêm trọng hoặc tiêu chảy mạn tính, viêm ruột, bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, bệnh gan do rượu, bệnh thận mạn tính.
+ Các bệnh lý cản trở hấp thu kẽm: Hội chứng kém hấp thu, bệnh celiac, hội chứng ruột ngắn, ung thư đường tiêu hóa.
Người bị suy gan do rượu dễ bị thiếu kẽm
- Các yếu tố ngoại sinh:
+ Do chế độ ăn: Thiếu kẽm ở nam giới trung và cao niên có thể do hạn chế trong lựa chọn và cách thức ăn uống, thường xuyên ăn thực phẩm nghèo kẽm. Ngoài ra, việc thường xuyên bổ sung các thực phẩm có chứa acid phytic (như lúa mì, yến mạch, đậu đen, đậu nành, đậu phộng, quả óc chó, hạnh nhân, hạt vừng, khoai tây, củ cải) cũng sẽ làm giảm khả năng hấp thu kẽm của cơ thể.
+ Do thuốc: Một số thuốc sẽ làm giảm hấp thu kẽm như omeprazole và các thuốc ức chế bơm proton khác, kháng sinh (tetracycline, quinolon), các chất tạo phức kim loại như penicillamine, diethylenetriamine, pentaacetate (DTPA), thuốc chống co giật (natri valproate).
Ví dụ, một người đàn ông thường xuyên uống rượu sẽ phải đối mặt với bệnh gan do rượu, nếu bị viêm loét dạ dày sẽ phải dùng thuốc omeprazole hoặc các thuốc ức chế bơm proton khác, như vậy họ đã có ít nhất 2 yếu tố nguy cơ khiến cơ thể bị thiếu kẽm.
Khi nắm được các nguyên nhân khiến cơ thể mình bị thiếu kẽm, bạn nên tìm phương pháp khắc phục, hoặc ít nhất là hạn chế tác động của nó với nồng độ kẽm của cơ thể. Ngoài ra, bạn cần có phương pháp bổ sung kẽm cho cơ thể hiệu quả.
Người bệnh phì đại tuyến tiền liệt bổ sung kẽm bằng cách nào?
Bạn có thể bổ sung kẽm từ nguồn thực phẩm như:
- Thịt đỏ, đặc biệt là thịt bò (100 gram thịt bò chứa 4,8 mg kẽm, chiếm 44% lượng kẽm mà cơ thể chúng ta cần mỗi ngày).
- Động vật có vỏ: hàu, cua, sò, hến, đặc biệt là hàu (6 con hàu trung bình cung cấp 32 mg kẽm, tương đương 291% nhu cầu kẽm của cơ thể mỗi ngày).
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Kẽm có trong sữa và phô mai có tính khả dụng cao, có nghĩa là hầu hết kẽm trong các loại thực phẩm này có thể được cơ thể hấp thụ tối đa.
- Trứng: Mặc dù có hàm lượng kẽm thấp hơn so với các thực phẩm kể trên nhưng trứng cũng là nguồn bổ sung kẽm khá tốt cho cơ thể. 1 quả trứng lớn chứa khoảng 5% nhu cầu kẽm của cơ thể mỗi ngày.
Thịt bò là nguồn cung cấp kẽm dồi dào
Để giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu kẽm, việc bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể là rất quan trọng. Bạn nên tăng cường ăn những thực phẩm giàu probiotic như dưa bắp cải, sữa chua Kefir, kim chi hoặc uống sản phẩm bổ sung lợi khuẩn.
Hoặc để bổ sung đủ kẽm cho cơ thể hiệu quả và đơn giản hơn, bạn nên sử dụng các sản phẩm chuyên biệt dành cho người bệnh phì đại tuyến tiền liệt có thành phần kẽm.
Bổ sung kẽm liệu đã đủ với người bệnh phì đại tuyến tiền liệt?
Bổ sung kẽm cho cơ thể là điều quan trọng với người bị phì đại tuyến tiền liệt. Như đã trình bày ở đầu bài viết, nguyên nhân của bệnh phì đại tuyến tiền liệt đó là do tăng nồng độ hormone DHT khi nam giới bước vào tuổi trung niên. Lúc này, việc quan trọng cần làm đó là bổ sung các thảo dược giúp ức chế hình thành hormon này, điển hình là quả cọ lùn.
Cây cọ lùn (Tên khoa học là Serenoa repens) có nguồn gốc từ miền Đông Nam nước Mỹ. Trong quả của loài cây này có chứa phytosterols hoặc sitosterols giúp ức chế enzym 5α-reductase, làm giảm sản xuất DHT. Nhờ tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh nên chiết xuất cọ lùn rất hiệu quả trong việc giúp co nhỏ kích thước tuyến tiền liệt.
Không chỉ vậy, quả cọ lùn còn giúp giãn cơ trơn tuyến tiền liệt và cổ bàng quang. Nhờ vậy, tình trạng tắc nghẽn niệu đạo sẽ được khắc phục, các triệu chứng như tiểu khó, tiểu bí... cũng được cải thiện tốt.
Quả cọ lùn - Khắc tinh lớn nhất của bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Tác dụng của cây cọ lùn đã được chứng minh qua thử nghiệm lâm sàng được thực hiện bởi tiến sĩ John Neuhaus, tiến sĩ Esther S. Hudes, bác sĩ Stephen Bent, bác sĩ Christopher Kane công tác tại đại học California, San Francisco, diễn ra từ tháng 7/2001 đến tháng 5/2004. Kết quả cho thấy:
- Tất cả các triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt (tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu yếu, tiểu gấp…) ở bệnh nhân dùng quả cọ lùn đều được cải thiện rõ rệt sau khoảng 2 tuần sử dụng.
- Kích thước tuyến tiền liệt giảm 50% ở nhóm dùng quả cọ lùn so với nhóm dùng giả dược (kích thước tuyến tiền liệt tăng 10% sau 2 tháng).
- Các bệnh nhân tham gia thử nghiệm đều không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.
Nhận thấy tác dụng tuyệt vời của quả cọ lùn, các nhà khoa học Canada thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals đã kết hợp thảo dược này với nhiều thảo dược quý và dưỡng chất thiết yếu khác, bổ sung thêm lượng kẽm cần thiết, tạo ra công thức đột phá mang tên BoniMen, giúp cải thiện bệnh phì đại tuyến tiền liệt một cách toàn diện nhất.
Sản phẩm BoniMen
BoniMen - Công thức thiên nhiên toàn diện cho người bệnh phì đại tuyến tiền liệt
BoniMen được nhập khẩu nguyên lọ từ Canada, là giải pháp tối ưu từ tự nhiên dành cho bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa dầu quả cọ lùn với nhiều thành phần khác, bao gồm:
- Vỏ anh đào châu phi, dầu hạt bí đỏ: Với tác dụng tương tự như dầu quả cọ lùn, các thảo dược này cũng giúp khắc phục nguyên nhân phì đại tuyến tiền liệt nhờ tác dụng ức chế enzym 5α-reductase, từ đó giúp làm giảm kích thước tuyến tiền liệt bị phì đại, cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Cây tầm ma, bồ công anh, Uva Ursi, Cranberry, lá buchu: Các thảo dược này vừa giúp lợi tiểu, ức chế vi khuẩn bám dính vào thành niệu đạo, ngăn ngừa biến chứng viêm đường tiết niệu, vừa giúp làm giãn cơ trơn thành mạch tuyến tiền liệt và cổ bàng quang, do đó giúp làm giảm các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt...
- Kẽm, Vitamin E, Vitamin B6, Đồng, Selen: Giúp cải thiện và tăng cường chức năng tuyến tiền liệt, bảo vệ tuyến tiền liệt trước những tác nhân oxy hóa, đồng thời giúp cải thiện chức năng sinh lý nam giới, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nhờ có thành phần toàn diện như trên, BoniMen giúp:
- Giảm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện của bệnh phì đại tuyến tiền liệt như tiểu nhiều, tiểu đêm, tiểu yếu, tiểu khó,... sau 2-3 tuần sử dụng.
- Co nhỏ kích thước tuyến tiền liệt sau khoảng 3 tháng sử dụng.
- Phòng ngừa biến chứng viêm đường tiết niệu và các biến chứng khác ở bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt, ngăn ngừa triệu chứng bệnh tái phát.
Thành phần và tác dụng toàn diện của BoniMen
Mong rằng bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc hiểu rõ về vai trò của bổ sung kẽm ở người bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, mời quý bạn đọc nhấc máy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM:
- Kích thước tiền liệt tuyến bình thường là bao nhiêu, khi bị phì đại là bao nhiêu?
- Chuyên gia giải đáp: Phì đại tuyến tiền liệt kiêng ăn uống gì?