Tuyến tiền liệt là gì? Top 4 bệnh lý thường gặp ở tuyến tiền liệt

Cập nhập: Thứ ba, 19/09/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Hoạt động của tuyến tiền liệt thường diễn ra trong âm thầm, vì vậy nó thường ít được con người quan tâm. Chỉ đến khi ở cơ quan này gặp vấn đề bất thường, như phát triển khối u (lành tính hoặc ác tính), bị viêm hay vôi hóa, người bệnh mới tìm hiểu tuyến tiền liệt là gì. Và những thông tin quan trọng cũng như các bệnh lý thường gặp ở tuyến tiền liệt sẽ được chúng tôi chia sẻ đầy đủ trong bài viết ngay sau đây. Cùng theo dõi ngay nhé!

 

  Tuyến tiền liệt là gì?

Tuyến tiền liệt là gì?

 

Tuyến tiền liệt là gì?

   Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ chỉ có ở nam giới. Ở tuổi trưởng thành, kích thước của tuyến này thường nằm trong khoảng từ 15-25g và gần như không thay đổi cho đến trước tuổi 40.

    Về vị trí, tuyến này nằm ngay bên dưới bàng quang và bao quanh đoạn đầu của niệu đạo (đường dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài). Chính vì nằm ở vị trí đặc biệt như vậy nên khi có sự thay đổi về kích thước, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bài xuất nước tiểu, từ đó gây ra các triệu chứng rối loạn tiểu tiện. 

   Về cấu trúc, tuyến tiền liệt có lớp bên ngoài là một bao xơ mỏng. Dưới lớp này là các sợi cơ trơn vòng và mô sợi collagen. Nằm sâu dưới lớp này là các nhu mô tuyến tiền liệt gồm mô liên kết và các sợi cơ trơn.

   Trong cơ thể, tuyến tiền liệt có vai trò tiết ra dịch tuyến tiền liệt - là 1 phần của tinh dịch khi nam giới xuất tinh. Nó có vai trò tạo điều kiện thuận lợi giúp tinh trùng sống sót và dễ dàng tiến gần quan hệ để thụ thai. Ngoài ra, tuyến này còn đóng vai trò lớn trong việc co bóp, ngăn tinh dịch chảy ngược lên bàng quang khi quan hệ.

 

Vị trí tuyến tiền liệt

Vị trí tuyến tiền liệt

 

Các bệnh lý thường gặp về tuyến tiền liệt

Có những bệnh lý tại tuyến tiền liệt thường gặp sau đây:

Viêm tuyến tiền liệt

   Viêm tuyến tiền liệt là bệnh mà tuyến này bị viêm, nhiễm trùng, gây ra các triệu chứng như:

  • Cảm giác đau rát khi đi tiểu.
  • Tiểu nhiều lần cả ban ngày và ban đêm.
  • Cảm giác buồn tiểu liên tục.
  • Tiểu khó, nước tiểu nhỏ giọt.
  • Nước tiểu đục và/hoặc có máu.
  • Đau: Đau vùng bụng, vùng bẹn, lưng dưới, đáy chậu, đau khi xuất tinh.
  • Một số triệu chứng toàn thân: Sốt, ớn lạnh, đau cơ. 

   Các triệu chứng kể trên có thể khác nhau phụ thuộc vào tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Nhìn chung, bệnh tiến triển nhanh và cần được điều trị sớm.

    Bệnh viêm tuyến tiền liệt ảnh hưởng nhiều đến đời sống tình dục và hoạt động, sinh hoạt hàng ngày của nam giới. Nếu không được điều trị hiệu quả, bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng tiết niệu, tăng nguy cơ biến chứng trên thận, vô sinh, hiếm muộn, viêm tinh hoàn… 

 

Bệnh viêm tuyến tiền liệt

Bệnh viêm tuyến tiền liệt

 

  Tùy theo nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc (kháng sinh, thuốc chẹn alpha, thuốc chống viêm, giảm đau). Một số trường hợp, bệnh nhân cần được phẫu thuật để giải phóng bàng quang tắc nghẽn, loại bỏ mô sẹo, từ đó giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiểu tiện.

Vôi hóa tuyến tiền liệt

  Vôi hóa tuyến tiền liệt là tình trạng lắng đọng canxi ở tuyến tiền liệt. Đa số trường hợp này không gây bất kỳ triệu chứng khó chịu nào. Vì vậy, bệnh thường được phát hiện một cách tình cờ qua siêu âm hay chụp X- Quang  thấy hình ảnh nốt vôi  hoá.

   Vôi hóa tuyến tiền liệt thường xảy ra sau quá trình viêm tuyến tiền liệt. Quá trình viêm xảy ra phản ứng xơ hóa tại tuyến, từ đó hình thành các điểm vôi hóa hay do quá trình viêm làm tắc nghẽn ống tuyến tiền liệt gây tích tụ dịch dẫn đến hình thành vôi hóa hay sỏi. Ngoài ra, phì đại lành tính tuyến tiền liệt cũng làm tăng nguy cơ vôi hóa tuyến tiền liệt.

   Khi tuyến tiền liệt bị bít và nhiễm trùng do phì đại tiền liệt tuyến, viêm tuyến tiền liệt, các túi nhỏ tiết dịch vào trong niệu đạo bị ứ đọng và theo thời gian, chúng tích tụ và có thể hình thành dạng vôi, sỏi.

   Như đã nói ở trên, bệnh nhân bị vôi hóa tuyến tiền liệt thường không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên nếu tình trạng này phát triển những nốt vôi hóa to hơn, người bệnh có nguy cơ gặp phải các vấn đề như: viêm tuyến tiền liệt mạn tính,  giảm chất lượng và số lượng tinh dịch từ đó làm giảm khả năng sinh sản, nhiễm khuẩn, sỏi tiết niệu, ảnh hưởng đến chức năng thận…

   Nếu bệnh đã gây ra những triệu chứng rối loạn tiểu tiện, rối loạn tình dục và khả năng sinh sản, bệnh nhân cần được điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật. Ngoài ra, người bệnh cũng cần hạn chế đồ ăn mặn, đồ cay nóng, kiêng rượu bia, uống đủ nước, tăng cường tập thể dục, vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày.

Ung thư tuyến tiền liệt

   Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh mà có sự phát triển bất thường của các tế bào tuyến tiền liệt và hình thành khối u ác tính. Khối u ở cơ quan này có thể di căn sang các vùng khác đặc biệt là vào xương và các hạch bạch huyết, khiến người bệnh bị đau đớn, gặp khó khăn khi đi tiểu và rối loạn tình dục.

   Ung thư tuyến tiền liệt thường phát triển rất chậm và không có biểu hiện về bệnh lý ở giai đoạn đầu. Vì vậy, tỷ lệ cao các trường hợp bị ung thư tuyến tiền liệt chỉ phát hiện khi đã chuyển sang giai đoạn muộn với những biểu hiện rõ ràng.

   Trong trường hợp phát hiện sớm, người bệnh có khả năng được điều trị với hiệu quả cao và sống được nhiều năm. Còn nếu phát hiện muộn, khối u sẽ phát triển nhanh chóng và dễ gây tử vong.

 

Ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt

 

U xơ (phì đại) lành tính tuyến tiền liệt:

   Đây là bệnh mà các mô sợi trong tuyến tiền liệt tăng sinh lành tính, làm kích thước của tuyến to lên. Với vị trí bao quanh niệu đạo, sự tăng sinh này sẽ chèn ép và gây hẹp niệu đạo, từ đó gây ra các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu buốt… Nếu không được điều trị hiệu quả, kích thước tuyến tiền liệt phát triển quá lớn sẽ khiến bệnh nhân đối mặt với các biến chứng như bí tiểu hoàn toàn, sỏi tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, thậm chí là suy thận. 

    Nguyên nhân của bệnh phì đại tuyến tiền liệt là khi bước vào tuổi trung niên, cơ thể nam giới tăng tiết enzym 5 alpha reductase, xúc tác chuyển hóa testosterone thành dihydrotestosterone (DHT). Hormon này kích thích các tổ chức đệm và sợi liên kết tăng sinh, tạo ra các khối xơ khiến tuyến tiền liệt bị phì đại. 

    Để cải thiện bệnh này hiệu quả và đảm bảo an toàn, bạn nên dùng BoniMen của Canada với liều 4-6 viên/ngày. Sau 2-3 tuần, tình trạng rối loạn tiểu tiện sẽ giảm rõ rệt. Sau 3 tháng, kích thước tuyến tiền liệt sẽ giảm tốt. Vì có thành phần từ thảo dược tự nhiên nên BoniMen không gây tác dụng phụ, bạn có thể yên tâm khi sử dụng.

 

BoniMen giúp cải thiện bệnh phì đại tuyến tiền liệt

BoniMen giúp cải thiện bệnh phì đại tuyến tiền liệt

 

    Bài viết trên đã giúp bạn biết được tuyến tiền liệt là gì cùng những vấn đề thường gặp của tuyến này, đồng thời đưa ra phương pháp khắc phục hiệu quả. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Phì đại tiền liệt tuyến có nguy hiểm không? Nguyên nhân và giải pháp tốt nhất (2020)

Phì đại tiền liệt tuyến là một bệnh rất phổ biến ở nam giới ngoài 40 tuổi, càng lớn tuổi, tỷ lệ mắc càng cao. Tỷ lệ mắc phì tuyến tiền liệt ở đàn ông Việt trong độ tuổi 45-75 đang ở mức cao, từ 45%-70% và có xu hướng gia tăng, trẻ hóa so với trước đây. 
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniMen 30V

BoniMen 30V

Loại: Giá: Số lượng:
BoniMen 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi