Tiểu đêm không chỉ gây mất ngủ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Và thật không may mắn khi tình trạng này lại thường xảy ra ở đối tượng người cao tuổi. Vậy vì sao người cao tuổi hay bị tiểu đêm? Cách khắc phục là gì? Mời các bạn tìm hiểu đáp án ở bài viết ngay dưới đây!
Vì sao người cao tuổi hay bị tiểu đêm?
Tiểu đêm và những hệ lụy nghiêm trọng với người cao tuổi
Thông thường, tình trạng tiểu đêm xuất hiện phổ biến ở độ tuổi từ 50 trở đi. Đến độ tuổi ngoài 70, có hơn 90% người cao tuổi phải thức dậy một hoặc vài lần trong đêm để đi tiểu. Thậm chí có người chỉ sau 30 phút hay 1 tiếng đồng hồ là đã có nhu cầu cần vào nhà vệ sinh.
Theo đó, giấc ngủ của họ càng lúc càng chập chờn, thời gian ngủ ngắn và không sâu. Người cao tuổi vốn đã khó ngủ lại phải dậy đi tiểu đêm, lâu dần sẽ hình thành bệnh mất ngủ. Đây là bệnh lý bào mòn cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, gây suy giảm trí nhớ, giảm tỉnh táo vào ban ngày. Đồng thời, mất ngủ còn làm xuất hiện tâm lý lo âu, cảm giác mệt mỏi kéo dài, thậm chí là bị rối loạn tâm thần.
Chưa dừng lại ở đó, tình trạng tiểu đêm còn làm tăng nguy cơ té ngã, chấn thương, gãy xương. Bởi lẽ, họ phải trở dậy đi vệ sinh trong điều kiện thiếu ánh sáng, người chưa tỉnh ngủ hẳn, sự thăng bằng và độ tỉnh táo của cơ thể suy giảm. Đặc biệt, các nghiên cứu cho thấy tình trạng tiểu đêm đã làm tăng 1,5 lần nguy cơ bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não và tử vong ở người cao tuổi.
Tiểu đêm làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não
Vì sao người cao tuổi hay bị tiểu đêm?
Những nguyên nhân gây tiểu đêm ở người cao tuổi bao gồm:
- Bàng quang tăng hoạt (OAB): Bệnh lý này là do các cơ bàng quang hoạt động quá mức gây ra.
- Suy thận mạn: Giai đoạn đầu của suy thận mạn gây tình trạng giảm chức năng cô đặc nước tiểu, từ đó xuất hiện chứng tiểu đêm ở người già.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): Xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập bàng quang qua niệu đạo.
- Sỏi thận và các dị vật đường tiết niệu: Sự xuất hiện của sỏi hoặc một số dị vật sẽ cọ xát gây kích thích cổ bàng quang nên có hiện tượng tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm. Ngoài số lần tiểu tăng lên, bệnh này còn gây tiểu khó, tiểu buốt, đau lưng và có thể có máu trong nước tiểu…
- Ung thư bàng quang: Khối u phát triển sẽ gây chèn ép hoặc gây chảy máu bàng quang dẫn đến đi tiểu nhiều lần.
- Bệnh phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới: Đây bệnh lý phổ biến nhất gây hội chứng tiểu đêm ở nam giới ngoài 40 tuổi trở lên.
Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh lý phổ biến nhất gây tiểu đêm ở nam giới cao tuổi
Tuyến tiền liệt là bộ phận nhỏ ở ngay dưới bàng quang và bao quanh niệu đạo. Bình thường, kích thước tuyến chỉ khoảng 15-25 gam. Tuy nhiên, khi có tuổi, cơ thể nam giới tăng tiết hormone Dihydrotestosterone (DHT). DHT sẽ kích thích các tổ chức đệm và sợi mô liên kết trong tuyến tiền liệt phát triển ồ ạt, từ đó làm tăng kích thước tuyến và gây bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Kích thước tuyến tiền liệt tăng lên sẽ gây chèn ép vào niệu đạo và bàng quang, khiến người bệnh bị tiểu đêm và hàng loạt các triệu chứng khác như tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu buốt…
Ngoài ra, tâm lý căng thẳng, stress gây mất ngủ hay một số thói quen xấu như: Uống nhiều nước, ăn canh vào buổi tối, sử dụng các đồ uống có chất kích thích như rượu bia, cafe... cũng là nguyên nhân gây tiểu đêm ở người cao tuổi. Vậy có cách nào khắc phục tình trạng này hay không?
Cách khắc phục tình trạng tiểu đêm ở người cao tuổi
Để khắc phục chứng tiểu đêm, người gặp tình trạng này nên thực hiện các biện pháp sau đây:
- Hạn chế uống nước vào buổi tối, nên chia lượng nước uống nhiều vào ban ngày.
Người cao tuổi nên uống nước vào ban ngày, tránh uống nhiều vào buổi tối
- Không uống các loại đồ uống có cồn (rượu, bia), hạn chế uống nước có gas, nước chè, cà phê.
- Ngủ đúng giờ giấc, tránh thức khuya.
- Tập thói quen đi tiểu đúng giờ vào ban ngày kể cả khi không buồn đi tiểu.
- Không sử dụng thuốc gây lợi tiểu vào buổi tối.
- Đi khám sớm để bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tiểu đêm. Nếu do bệnh lý nào đó, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Trong số các bệnh lý gây tiểu đêm ở người cao tuổi, phì đại tuyến tiền liệt là bệnh lý phổ biến nhất. Đây còn là bệnh mãn tính, phải dùng thuốc lâu dài. Do đó, phương pháp điều trị bằng thuốc tây y sẽ không phải là giải pháp tối ưu, nhất là với người cao tuổi.
Vì thế sử dụng thảo dược thiên nhiên đã và đang giải pháp an toàn và hiệu quả được nhiều khoa học hướng tới. Cụ thể, TS.BS Nguyễn Chí Bình, Bệnh viện Lão khoa Trung ương chia sẻ như sau:
“Nguyên nhân chính gây phì đại tuyến tiền liệt là do cơ thể nam giới tăng tiết dihydrotestosterone (DHT). Vì vậy để cải thiện toàn diện bệnh này, điều quan trọng nhất cần làm đó là ngăn chặn DHT, giải quyết nguyên nhân gây bệnh. Xu hướng của y học hiện đại ngày nay là sử dụng các thảo dược tự nhiên bởi tính an toàn và tác dụng vượt trội. Những thảo dược như vỏ cây anh đào châu Phi, quả cọ lùn và hạt bí đỏ giúp làm giảm nồng độ DHT, khắc phục nguyên nhân gây phì đại tuyến tiền liệt, co nhỏ tuyến tiền liệt và giảm tiểu đêm và các triệu chứng rối loạn tiểu tiện khác rất hiệu quả.”
“Dẫn đầu xu hướng đó, các nhà khoa học hàng đầu Canada đã nghiên cứu kết hợp các thảo dược trên với nhiều thảo dược khác cùng các vi chất thiết yếu tạo ra công thức toàn diện BoniMen, mang đến hiệu quả toàn diện cho người bệnh phì đại tuyến tiền liệt.”
TS.BS Nguyễn Chí Bình chia sẻ giải pháp khắc phục bệnh phì đại tuyến tiền liệt
BoniMen - Giải pháp hữu hiệu giúp vượt qua bệnh phì đại tuyến tiền liệt
BoniMen được nhập khẩu nguyên lọ từ Canada. Sản phẩm có công thức toàn diện kết hợp các loại thảo dược quý cùng với các vitamin và nguyên tố vi lượng, giúp tác động đến mọi khía cạnh của bệnh phì đại tuyến tiền liệt, cụ thể là:
- Nhóm thảo dược giúp tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây bệnh đó là cây cọ lùn, hạt bí đỏ, vỏ anh đào Châu Phi. Các loại thảo dược này đều có tác dụng giúp ức chế sản sinh DHT, khi phối hợp với nhau chúng sẽ hiệp đồng tác dụng giúp co nhỏ kích thước tuyến tiền liệt, giảm các triệu chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu khó… nhanh chóng.
- Nhóm thảo dược giúp chống viêm đường tiết niệu nhờ tính kháng viêm mạnh đó là: Bồ công anh, cây tầm ma.
- Nhóm thảo dược giúp ức chế vi khuẩn bám dính vào thành niệu đạo, lợi tiểu, tăng đào thải vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu: Uva ursi, Cranberry, lá Buchu.
- Nhóm vitamin và nguyên tố vi lượng: Vitamin E, B6, Zn, Cu, Se,… giúp cải thiện và tăng cường chức năng tuyến tiền liệt, tăng cường sức đề kháng cho phái mạnh.
Công thức ưu việt của BoniMen
Các thành phần trên kết hợp với nhau mang đến tác dụng toàn diện: Vừa giúp co nhỏ kích thước tuyến tiền liệt (nhờ tác động trực tiếp vào nguyên nhân), vừa giúp giảm tiểu đêm và các triệu chứng rối loạn tiểu tiện khác. Qua đó, các biến chứng của bệnh như bí tiểu hoàn toàn, sỏi thận, suy thận… được phòng ngừa hiệu quả. Chất lượng cuộc sống của người bệnh được nâng cao.
BoniMen - Cứu tinh của người cao tuổi bị tiểu đêm do phì đại tuyến tiền liệt
Nhờ hiệu quả vượt trội của BoniMen, hàng vạn bệnh nhân ở nước ta đã kiểm soát tốt bệnh phì đại tuyến tiền liệt, không còn phải lo lắng, chịu đựng nỗi khổ sở do bệnh này gây ra.
Bác Hoàng Văn Vạn, 75 tuổi, ở số 61 Văn Cao, P. Tân Lợi, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
Bác Hoàng Văn Vạn, 75 tuổi
“Ban đầu, bác dậy đi tiểu đêm 2-3 lần thôi, đến 2 năm gần đây, số lần đi tiểu đêm tăng đột biến, có tối bác tiểu đến 25-26 lần. Mỗi lần tiểu, bác phải rặn một hồi lâu, tiểu xong rồi nước tiểu lại rỉ ra quần, rất mất vệ sinh. Bác đi khám thì biết mình bị phì đại tuyến tiền liệt, kích thước tuyến đã lên tới 44gr. Bác sĩ kê thuốc tây cho bác nhưng tiểu đêm vẫn tái lại mãi!”
“May thay bác đọc báo thấy sản phẩm BoniMen của Canada. Bác uống được 1 tháng thì việc đi tiểu đã dễ dàng hơn trước, không phải rặn nữa. Số lần tiểu đêm cũng giảm phân nửa rồi. Sau khoảng 4 tháng bác đi kiểm tra lại thì kích thước tuyến chỉ còn 25g thôi, bác không còn tình trạng tiểu khó, tiểu lâu nữa, dòng tiểu to, đi ào cái là xong, không bị rỉ nước tiểu ra quần nữa. Hay nhất là tình trạng tiểu đêm hết hẳn, bác ngủ ngon cả đêm, thi thoảng lắm mới phải dậy đi 1 lần thôi!’’
Bác Lê Ngọc Chiêu (78 tuổi, ở thôn 5, xã Hoàng Xuyên 2, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) chia sẻ:
Bác Lê Ngọc Chiêu
“Già rồi mà bác còn bị căn bệnh phì đại tuyến tiền liệt hành hạ. Kích thước tuyến to lắm, hơn 70g nên nó làm bác phải đi tiểu liên tục, ngày thì cứ nửa tiếng là đi 1 một lần. Đến đêm, bác cũng dậy trên dưới chục lần, mỗi lần tiểu phải rặn mãi. Có đợt, bác phải thông tiểu vì không đi được. Khổ quá, bác đi mổ nội soi nhưng về sau bệnh lại tái phát, kích thước tuyến lại tăng lên 50g.”
“May mắn bác biết tới sản phẩm BoniMen. Chỉ sau 3 tuần sử dụng, số lần tiểu đêm đã giảm, mỗi đêm bác chỉ còn đi 5-6 lần thôi, mà bác đi tiểu cũng nhanh, dòng tiểu to, đi dễ hơn. Kiên trì dùng thêm 3 tháng thì khoản tiểu tiện của bác đã bình thường trở lại, không còn tiểu nhiều, tiểu đêm hay tiểu khó nữa. Cứ thế, bác uống BoniMen miết, kích thước tuyến gần nhất chỉ còn 23 gam thôi.”
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết vì sao người cao tuổi hay bị tiểu đêm. Đối với trường hợp do bệnh lý phì đại tuyến tiền liệt, BoniMen của Canada sẽ giúp bạn kiểm soát căn bệnh này hiệu quả, không còn khổ sở phải dậy đi tiểu ban đêm nữa. Chúc các bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Tuyến tiền liệt nằm ở đâu và có chức năng gì?
- Chuyên gia giải đáp: Phì đại tuyến tiền liệt kiêng ăn uống gì?