Với người bệnh tiểu đường, nếu đường huyết không được duy trì ổn định ở ngưỡng an toàn, các biến chứng sẽ xuất hiện. Trong đó, họ sẽ nhận thấy sớm nhất là biến chứng mắt với biểu hiện nhìn mờ, suy giảm thị lực. Vậy cụ thể, biến chứng mắt của bệnh tiểu đường là gì? Cách phòng ngừa như thế nào?
3 biến chứng mắt của bệnh tiểu đường là gì?
3 biến chứng mắt của bệnh tiểu đường
Thống kê của Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam năm 2021 cho biết, có hơn 3,5 triệu người mắc đái tháo đường với hơn 55% người bệnh đang có biến chứng.
Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa với đặc điểm lượng đường tăng cao trong máu. Chính việc kiểm soát kém nồng độ glucose là nguyên nhân gây ra các biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh.
Đối với biến chứng mắt của bệnh tiểu đường, người bệnh sẽ phải đối mặt với các bệnh lý bao gồm:
Võng mạc là lớp mô thần kinh của mắt, có vai trò giúp chuyển năng lượng ánh sáng thành thị lực, gửi thông tin về não qua những dây thần kinh thị giác.
Đường huyết tăng cao hoặc dao động lên xuống thất thường sẽ làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc. Theo đó, tính thấm thành mạch cũng tăng cao làm thoát huyết tương vào võng mạc gây phù nề.
Hơn nữa, khi mao mạch bị phá hủy, lượng máu đến võng mạc sẽ bị thiếu hụt. Ngay lập tức cơ thể phát triển các mạch máu mới để thay thế. Tuy nhiên, những mạch máu mới này rất mỏng, dễ vỡ, nguy cơ cao gây biến chứng xuất huyết, bong võng mạc. Đây là nguyên nhân gây mất thị lực phổ biến nhất ở người bệnh đái tháo đường.
Bệnh võng mạc là nguyên nhân gây mất thị lực phổ biến nhất
Đục thủy tinh thể (cườm khô)
Thủy tinh thể có vai trò như một thấu kính trong suốt của mắt. Nó điều tiết, cho ánh sáng đi qua và hội tụ chúng tại võng mạc. Nhờ có thủy tinh thể mà con người có thể nhìn thấy mọi vật.
Đường huyết không ổn định trong thời gian dài làm tăng nguy cơ tích tụ các chất cặn bã và biến đổi cấu trúc trong suốt của thủy tinh thể. Từ đó, bệnh đục thủy tinh thể sẽ xuất hiện.
Người bệnh có các biểu hiện suy giảm thị lực như nhìn mờ như có màn sương mù phía trước, lóa mắt khi đi nắng…
Tăng nhãn áp (cườm nước)
Lượng đường trong máu tăng cao làm thủy dịch trong mắt lưu thông kém, gây tăng áp lực lên mắt, hình thành bệnh tăng nhãn áp. Ngoài ra, áp lực này còn gây tắc nghẽn các mạch máu nuôi dưỡng võng mạc và chèn ép vào dây thần kinh thị giác, khiến cho tầm nhìn của người bệnh giảm dần.
Tăng nhãn áp là biến chứng mắt của bệnh tiểu đường gây mù lòa không hồi phục nếu chẩn đoán muộn.
Phòng ngừa biến chứng mắt của bệnh tiểu đường như thế nào?
Các biến chứng mắt của bệnh tiểu đường xảy ra do nồng độ đường huyết tăng cao hoặc dao động lên xuống thất thường. Vì vậy, để phòng ngừa chúng, bệnh nhân cần kiểm soát tốt chỉ số đường huyết mỗi ngày bằng cách:
Trong chế độ sinh hoạt
- Tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
- Kiểm tra đường huyết thường xuyên và ghi chép kết quả cẩn thận. Định kỳ thăm khám chỉ số HbA1c. Khi thấy chỉ số đường huyết có những thay đổi bất thường (quá cao hoặc quá thấp) cần thông báo ngay với bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Người bệnh tiểu đường cần thăm khám định kỳ
- Kiểm soát tốt huyết áp và điều trị rối loạn lipid máu (nếu có).
- Khám mắt định kỳ mỗi năm 1 lần.
- Tập thể dục điều độ 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Giảm cân nếu thừa cân.
Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường về mắt như:
- Nhìn mờ hay nhìn thấy hai hình (nhìn đôi hay song thị).
- Có triệu chứng ruồi bay trước mắt, nhìn hay bị chói.
- Có các đốm đen hay quầng tối khi nhìn vào mặt phẳng trắng (ví dụ bức tường).
- Ấn nhẹ vào mắt gây cảm giác đau.
- Giảm hay mất thị lực đột ngột.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
- Hạn chế các đồ ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, hoa quả ngọt như chuối, mít, na…
- Giảm thực phẩm nhiều tinh bột như cơm, miến, ngô,..., các đồ ăn chiên rán, mỡ động vật…
- Không uống rượu, bia, không hút thuốc lá.
- Tăng cường bổ sung chất xơ từ rau xanh và hoa quả ít đường như súp lơ, cải bắp, bơ, các loại đậu đỗ,... và tăng cường protein từ các loại cá, thịt gia cầm bỏ da trong khẩu phần ăn.
Sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên giúp kiểm soát đường huyết
Thuốc tây y điều trị bệnh tiểu đường thường chỉ có tác dụng hạ đường huyết, không giữ ổn định chỉ số này ở ngưỡng an toàn. Hơn nữa, chúng còn gây nhiều tác dụng phụ như hạ đường huyết quá mức, ảnh hưởng đến chức năng gan thận.
Do đó, người bệnh tiểu đường nên sử dụng thêm sản phẩm từ thiên nhiên như BoniDiabet + của Mỹ để duy trì nồng độ glucose ở ngưỡng an toàn.
Sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ
BoniDiabet + là sản phẩm duy nhất hiện nay có đầy đủ các nguyên tố vi lượng (magie, chrom, kẽm, selen) kết hợp với thảo dược tự nhiên giúp hạ đường huyết hiệu quả (dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội).
Với các thành phần này, BoniDiabet + giúp tác động toàn diện lên quá trình hấp thu, phân bố và chuyển hóa đường trong cơ thể, giúp hạ và ổn định đường huyết.
Bên cạnh đó, BoniDiabet + còn chứa acid alpha lipoic giúp bảo vệ vi mạch cầu thận và đáy mắt, phòng ngừa hiệu quả biến chứng mắt của bệnh tiểu đường cũng như các biến chứng khác hiệu quả.
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết các biến chứng mắt của bệnh tiểu đường. Để bảo vệ đôi mắt trước căn bệnh này, bạn cần kiểm soát tốt đường huyết ở ngưỡng an toàn. Và BoniDiabet + sẽ giúp bạn điều đó. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM: