Uống rượu bia dễ mắc bệnh đường hô hấp

Cập nhập: Thứ năm, 23/11/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Chúng ta đều biết uống rượu bia nhiều sẽ hại đến gan. Tuy nhiên thực tế, việc này còn tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác, chẳng hạn như bệnh đường hô hấp. Nó làm giảm khả năng thở, gây ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ… Để hiểu rõ hơn về các tác hại của rượu bia với đường hô hấp, mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

 

Uống rượu bia dễ mắc bệnh hô hấp

Uống rượu bia dễ mắc bệnh hô hấp

 

Uống rượu bia dễ mắc bệnh đường hô hấp

   Khi vào cơ thể, rượu bia làm chậm nhịp thở, khiến hơi thở nông hơn, suy giảm khả năng thở của người nhậu. Hơn nữa, khi qua vùng cổ họng, chất cồn làm các cơ ở khu vực này giãn ra so với mức bình thường.

   Theo đó, đường dẫn khí bị hẹp lại, cản trở lưu thông khí. Dân nhậu sẽ phải thở gắng sức hơn. Luồng khí đi qua làm rung các mô mềm, gây tình trạng ngủ ngáy.

   Mặt khác, việc lạm dụng rượu bia còn ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc viêm phổi. Tại đường tiêu hóa, chất cồn gây rối loạn tiêu hóa, khiến người uống phải đối mặt với các bệnh như viêm tụy, viêm loét dạ dày tá tràng… Khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng đều giảm, dẫn đến suy dinh dưỡng, sức đề kháng cũng kém hơn.

   Ngoài ra, việc uống rượu bia còn làm thay đổi hệ vi sinh vật hầu họng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gram âm xâm nhập vào cơ thể. Đồng thời, chất cồn làm giảm chức năng hệ thần kinh, ức chế phản xạ ho. Theo đó, khả năng làm sạch đường thở, đào thải tác nhân có hại cũng bị suy yếu.

   Khi cơ chế bảo vệ của cơ thể bị suy giảm, người uống rượu bia dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn gram dương, gram âm, hiếu khí, kỵ khí, mycobacteria, nấm và virus. Nếu họ đang có bệnh nền viêm phổi, nhậu sẽ làm tình trạng bệnh tồi tệ hơn.

   Nhiều người còn có thói quen uống rượu bia để làm ấm cơ thể trong mùa lạnh. Thực tế, chất cồn trong các loại đồ uống này làm giãn mạch máu ngoại vi, tăng tưới máu đến da và cơ, khiến bạn nóng lên nhưng chỉ trong thời gian ngắn.

   Ngay sau đó, nhiệt lượng của cơ thể thoát ra ngoài khiến thân nhiệt giảm. Nếu gặp không khí lạnh đột ngột, mạch máu nhanh chóng co lại, dễ gây tăng huyết áp, nguy cơ đột quỵ não.

 

Uống rượu bia tăng nguy cơ đột quỵ não

Uống rượu bia tăng nguy cơ đột quỵ não

 

Một số tác hại khác của việc uống rượu bia

   Khoa học hiện đại đã phát hiện ra, việc uống rượu bia còn gây ra rất nhiều tác hại khác trên sức khỏe. Chúng đều do các thành phần chuyển hóa của bia rượu trong cơ thể gây ra, điển hình là acetaldehyde.

Tại gan

   Gan là nơi chuyển hóa chủ yếu chất cồn từ rượu, bia trong cơ thể thành chất độc hại là acetaldehyde. Nếu lượng rượu ít, gan tiếp tục phân giải acetaldehyde thành chất không độc hại là acid acetic (giấm ăn).

   Thế nhưng, trên bàn nhậu, cánh mày râu thường quá chén, không say không về. Việc uống quá nhiều rượu sẽ làm gan bị quá tải, không kịp chuyển hóa acetaldehyde nên chúng tích tụ lại trong máu và gây độc cho toàn bộ cơ thể. Trong đó, gan là nơi chịu tổn thương nhiều nhất, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan… 

Hệ thần kinh

   Acetaldehyd tăng cao trong máu sẽ tác động và gây độc cho hệ thần kinh với các biểu hiện say xỉn như: Chóng mặt, đau đầu, không kiểm soát được hành vi, lời nói, khả năng giữ cân bằng cơ thể kém…

   Đặc biệt, khi lạm dụng rượu bia trong thời gian dài, người đàn ông sẽ bị nghiện, ngày nào cũng phải uống. Theo đó, hệ thần kinh và não bộ càng bị tổn thương nhiều hơn, tăng nguy cơ gặp hội chứng Wernicke-Korsakoff làm suy giảm khả năng ghi nhớ, phản ứng, tư duy…

 

 Rượu bia tác động lên hệ thần kinh, khiến dân nhậu chóng mặt, đau đầu

Rượu bia tác động lên hệ thần kinh, khiến dân nhậu chóng mặt, đau đầu

 

Gây tai nạn giao thông

   Tác hại này là hệ lụy của tình trạng hệ thần kinh bị đầu độc, khiến người uống mất khả năng kiểm soát hoạt động cơ thể, đi đứng xiêu vẹo...

   Đặc biệt, sau khi có chất cồn trong cơ thể, tính cách của người uống thường rất cố chấp, tự tin bản thân vẫn tham gia giao thông được. Từ đó, nhiều vụ tai nạn đã xảy ra vì người uống rượu bia không làm chủ được tay lái, phóng xe nhanh, chạy ẩu.

Suy giảm khả năng sinh lý nam giới

   Việc uống quá nhiều rượu khiến cơ thể phái mạnh giảm sản xuất testosterone. Đây là loại hormone sinh dục quan trọng nhất, quyết định khả năng sinh lý của nam giới.

   Khi cơ thể thiếu testosterone, phái mạnh dễ bị suy giảm sinh lý với các biểu hiện: Rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, giảm ham muốn… Rượu bia còn làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn cho nam giới.

   Có thể thấy, việc uống rượu bia gây nhiều tác hại khác nhau cho sức khỏe dân nhậu. Chính bản thân họ cũng biết những bất lợi đó, tuy nhiên vì nhiều lý do như thăng tiến công việc, duy trì mối quan hệ xã hội… mà nhiều người dù không muốn vẫn phải có mặt trong bữa tiệc rượu. Vậy có cách nào giúp giảm thiểu những tác hại của bia rượu hay không?

 

 Làm thế nào để bảo vệ cơ thể trước tác hại rượu bia?

Làm thế nào để bảo vệ cơ thể trước tác hại rượu bia?

 

Cách bảo vệ cơ thể khi uống rượu bia

   Để giảm thiểu tác hại của rượu bia, bảo vệ cơ thể khi nhậu, bạn nên:

  • Lót dạ trước khi nhậu bằng bữa ăn nhẹ như bánh mì, phô mai, sữa hoặc bát cơm, bún, miến, phở. Cách này giúp cản trở quá trình hấp thụ bia, giảm nguy cơ gan bị quá tải.
  • Trong khi uống rượu bia, bạn nên ăn thêm các thực phẩm như trứng, cá, rau củ quả (rau xanh, cà chua, mướp đắng...) để hạn chế rối loạn trao đổi chất, giúp giảm mệt mỏi.
  • Uống thêm nhiều nước lọc xen kẽ khi uống chất cồn, góp phần hạn chế sự tấn công ồ ạt của acetaldehyde với gan gây tổn thương gan.
  • Nói chuyện nhiều để đẩy một phần lượng cồn ra khỏi cơ thể theo hơi thở.
  • Không uống rượu bia cùng với nước ngọt, nước có ga.
  • Nếu nhậu trong mùa lạnh, bạn nên giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với không khí lạnh đột ngột.
  • Sau khi nhậu xong, bạn nên để cơ thể nghỉ ngơi, uống một ly nước chanh gừng nóng pha chút muối hoặc một ly nước bột sắn dây, ăn cháo loãng, súp nóng… để giải rượu bia, phòng ngừa nguy cơ cảm lạnh.
  • Sử dụng BoniAncol + của Mỹ để tăng cường đào thải rượu bia ra ngoài: BoniAncol + hoàn toàn từ thiên nhiên nên rất an toàn. Sản phẩm giúp cơ thể chuyển hóa rượu thành chất không độc hại (acid acetic - giấm ăn), ức chế bia rượu thành chất độc hại (acetaldehyde). Từ đó, cơ thể sẽ được bảo vệ hiệu quả. Các triệu chứng say xỉn như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, mất kiểm soát hành vi được cải thiện nhanh chóng.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết vì sao uống rượu bia còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp. Để bảo vệ cơ thể trước loại đồ uống này, bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng chúng. Nếu bắt buộc phải nhậu, bạn nên dùng sản phẩm BoniAncol + của Mỹ để giúp giảm say, giải rượu nhanh, giảm thiểu tác hại của bia rượu.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Tôi đã bỏ rượu sau 10 năm nghiện ngập nhờ BoniAncol

Anh Nguyễn Quốc Hiệu, 36 tuổi - Bác Nguyễn Văn Huy, thôn Phương Lâu,  xã An Hòa, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc.

7 cách giải bia nhanh, hiệu quả, an toàn tại nhà

Làm sao để có thể uống bia được lâu và nhiều nhất? Làm thế nào để giải được bia rượu nhanh? Bài viết dưới đây sẽ đưa đến bạn 6 cách giải bia nhanh, hiệu quả, đơn giản và an toàn nhất. Mời các bạn cùng đón đọc.

5 thức uống giải rượu hiệu quả bạn đọc cần biết

Sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ có cho mình danh sách những thức uống giải rượu hiệu quả cùng cách pha chính xác nhất. Đọc để tìm hiểu ngay nhé!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniAncol+ 60V

BoniAncol

Loại: Giá: Số lượng:
BoniAncol+ 60V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi