Thận trọng khi dùng tất áp lực chữa giãn tĩnh mạch chân

Cập nhập: Thứ năm, 17/11/2016

PGS.TS Nguyễn Hồng Minh, Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại thần kinh, Bệnh viện 103 cho biết, tất chun có tác dụng ép lực cơ học, nhưng sau khi bỏ tất ra thì bệnh giãn tĩnh mạch vẫn như vậy. 

Khi dùng tất, về mặt thẩm mỹ, trông đỡ “ghê” và có thể giúp mạch đỡ giãn to hơn, đỡ vỡ tĩnh mạch, nhưng phải khẳng định: Không thể nhờ tất chun mà khỏi giãn tĩnh mạch. Nói chung, đeo các loại tất chun này chỉ là biện pháp hỗ trợ dành cho người phải đi lại nhiều, đặc biệt là người bị giãn ở vùng bẹn hay khoeo chân.

Theo quan điểm của Đông y, ThS Quan Thế Dân, Khoa Nội, Học viện Y dược học Cổ truyền cho biết, với mức độ 2, tức là độ giãn tĩnh mạch nhẹ thì có thể dùng tất chun để hỗ trợ nhằm tăng áp lực ép tĩnh mạch về chi dưới, đẩy máu lên tim (người giãn tĩnh mạch thường chân phù, máu lên tim kém). Tuy nhiên, khi ngủ dậy phải đeo ngay trước khi bước xuống giường thì mới có tác dụng, vì khi đứng dậy thì máu đã xuống chi rồi. 

Tất chuẩn mới tốt

PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội cho hay, về mặt khoa học, tất chun có tác dụng tốt, là biện pháp điều trị cơ bản khi bị giãn tĩnh mạch chân.

Tuy nhiên, không phải một loại tất dùng cho tất cả mọi người. Nhìn chung, tất chuẩn thì sẽ tốt cho việc điều trị. Chuẩn ở đây không nhìn ở mặt đắt, rẻ (vì đắt, rẻ là chuyện trên thương trường), chuẩn là nói đến áp lực. Nếu cần áp lực cao mà đeo áp lực thấp thì không có tác dụng; ngược lại chỉ cần áp lực thấp mà đeo áp lực cao thì làm máu không thể lưu thông

Theo PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, tất cũng như thuốc, phải đúng liều, tức là phải đúng áp lực. Trong thuốc có thuốc Tây, thuốc ta. Với tất cũng vậy, có rất nhiều loại tùy theo hãng sản xuất. Cần mua tất ở trung tâm chuẩn, có bác sĩ về mạch máu tư vấn để chọn được loại tất phù hợp.

Liên quan đến vấn đề tất chun, BS Lê Quang Hồng, Trung tâm Tư vấn 1088 cũng khẳng định, đeo tất chun là quan trọng khi bị giãn tĩnh mạch. Bên cạnh đeo tất, cần chú ý chỉnh sửa nhiều thói quen trong sinh hoạt như không đứng lâu, khi ngồi không nên vắt chéo chân, không đi giầy cao gót, không ngồi xổm. Khi nằm, nên có gối gác cao chân. Nếu không gác chân lên gối thì giường nằm nên kê cao phía chân giường một chút.

 

Xem thêm:

Bài viết cùng chủ đề

Hà Nội: Bệnh suy giãn tĩnh mạch của tôi đã đỡ nhờ BoniVein

Bác Nguyễn Đức Tiến, 65 tuổi, số 32, ngõ 355/47 Lĩnh Nam, Hà Nội

5 phút để tìm hiểu về căn bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới

Bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một cách đầy đủ và chi tiết ở bài viết này nhé!

Hồ Chí Minh: Suýt phải phẫu thuật cắt trĩ, may mà có BoniVein!

Chú Nguyễn Thành Nghiệp, 58 tuổi, ở số 26/10 Đồng Đen, p.14, Tân Bình, HCM., điện thoại: 0908 214 339

Kiên Giang: BoniVein cho tôi ngày tháng bình yên, không lo bệnh trĩ

Chú Hà Văn Viễn, 50 tuổi ở ấp Bần B, xã Thuận Hòa, Huyện An Minh, Kiên Giang

An Giang: Hết nặng chân, tê bì chân nhờ BoniVein

  Chị Đào Ngọc Phương, 49 tuổi, địa chỉ tại số 190A/1 Lê Văn Nhung, phường Mỹ bình, Tp Long Xuyên, An Giang. 
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

BoniVein

Loại: Giá: Số lượng:
BoniVein+ 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi