Bốn bước để kiểm soát bệnh tiểu đường trọn đời

Cập nhập: Thứ sáu, 03/06/2022

Mục lục [Ẩn]

 

   Tiểu đường là bệnh lý mãn tính đang ngày càng phổ biến trên toàn thế giới và cả nước ta hiện nay. Bệnh tiểu đường và những biến chứng của nó đang gây ra những gánh nặng không nhỏ về y tế và kinh tế cho toàn xã hội. Để giảm bớt gánh nặng này, mỗi cá nhân người bệnh tiểu đường cần kiểm soát đường huyết và chăm sóc thật tốt cho chính bản thân mình. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp 4 bước giúp kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. Mời các bạn cùng đón xem!

 

Bốn bước để kiểm soát bệnh tiểu đường là gì?

Bốn bước để kiểm soát bệnh tiểu đường là gì?

 

Bước 1: Hiểu về bệnh tiểu đường

   “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Trước khi muốn kiểm soát tiểu đường, bạn sẽ cần phải hiểu được “kẻ địch” mà mình đang đối mặt là gì và những nguy hiểm nó có thể gây ra.

Bệnh tiểu đường là gì?

    Tiểu đường là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng đường huyết trong máu luôn cao hơn mức bình thường do rối loạn chuyển hóa. Có 3 thể bệnh tiểu đường chính gồm:

- Tiểu đường type 1: Tình trạng này xảy ra khi tế bào bêta của tiểu đảo tụy bị tổn thương và mất khả năng tiết insulin, gây thiếu insulin tuyệt đối.

- Tiểu đường type 2:  Đây là loại bệnh tiểu đường phổ biến nhất hiện nay, do tuyến tụy không tạo ra đủ insulin hoặc có đủ nhưng không sử dụng được insulin hoặc kết hợp cả hai.

- Tiểu đường thai kỳ: Đây là tình trạng có thể bắt gặp ở một số phụ nữ có thai. Hầu hết, tình trạng này có thể mất đi sau khi phụ nữ sinh con xong, nhưng cũng có trường hợp lại phát triển thành tiểu đường type 2.

Bệnh tiểu đường tiến triển âm thầm và nguy hiểm

   Nhiều người bệnh đôi khi có suy nghĩ chủ quan cho rằng mới mắc nên bệnh còn nhẹ hoặc khi đã ổn định thì bệnh đã nhẹ đi khiến không ít người bệnh lơ là việc kiểm soát đường huyết.

    Nếu đường huyết không được kiểm soát tốt, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi và có nguy cơ cao phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như: Đột quỵ, nhồi máu cơ tim, mù lòa, suy thận hay hoại tử chi do vết thương lâu lành….

 

Bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

 

Bước 2: Nắm rõ tình trạng bệnh và các chỉ số

    Các chỉ số sẽ phản ánh chính xác nhất tình trạng bệnh, cũng như khả năng kiểm soát đường huyết và các vấn đề liên quan. Những chỉ số mà người bệnh cần quan tâm gồm có:

- Chỉ số HbA1c: Xét nghiệm này sẽ phản ánh mức đường trong máu trong 3 tháng liên tiếp vừa qua. Hầu hết người bình thường có mức HbA1C là dưới 7%. Mức đường trong máu cao có thể làm hại tim và mạch máu, thận, chân và mắt.

- Chỉ số huyết áp: Huyết áp dưới 130/80 mmHg sẽ là mục tiêu mà người bệnh cần duy trì. Huyết áp cao làm cho tim phải hoạt động quá mức, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh thận.

- Chỉ số cholesterol máu: Người bệnh cần cố gắng duy trì mức LDL trong máu dưới 100 mg/dl và mức HDL trên 40 mg/dl. LDL là cholesterol “xấu” có thể gây xơ vữa và làm tắc động mạch, làm gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. HDL là cholesterol “tốt” sẽ giúp hạn chế hình thành những mảng xơ vữa động mạch.

 

Người bệnh cần nắm rõ tình trạng bệnh và các chỉ số cần thiết

Người bệnh cần nắm rõ tình trạng bệnh và các chỉ số cần thiết

 

Bước 3: Kiểm soát bệnh tiểu đường

   Kiểm soát đường huyết hiệu quả sẽ giúp người bệnh tránh được những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này, giữ được sức khỏe tốt và tiết kiệm được chi phí cho việc điều trị.

    Để kiểm soát đường huyết tốt nhất, ngoài sử dụng thuốc, người bệnh cần điều chỉnh cả về lối sống, trong đó:

- Đối mặt với bệnh tiểu đường: Người bệnh cần hạn chế căng thẳng, stress vì đây là một tác nhân làm tăng đường huyết. Người bệnh cần phải đối mặt và không nên lo lắng thái quá về bệnh tật. Nếu gặp khó khăn, bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè hay chuyên gia tâm lý.

- Tuân thủ chế độ ăn kiêng: Ăn kiêng là một điều vô cùng cần thiết để kiểm soát đường huyết hiệu quả. Người bệnh nên hạn chế ăn thực phẩm giàu tinh bột, đường, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và muối. Đồng thời, bạn nên tăng cường ăn rau xanh, trái cây ít ngọt, uống đủ nước, dùng dầu thực vật. Khẩu phần ăn tốt nhất sẽ là 1/2 là rau củ, 1/4 là chất đạm, 1/4 là ngũ cốc. Đồ ăn nên chế biến dưới dạng luộc, hấp,...

- Tăng cường vận động thể chất: Vận động được chứng minh là một giải pháp giúp hạn chế tăng đường huyết. Người bệnh cần lựa chọn bài tập phù hợp với thể trạng của bản thân, tập luyện tối thiểu 150 phút/tuần.

- Nắm rõ những việc cần làm hàng ngày: Người bệnh cần theo dõi lượng đường trong máu nhiều lần trong ngày, kiểm tra huyết áp, kiểm tra chân xem có vết thương không, vệ sinh răng miệng, phát hiện những thay đổi về thị lực, thường xuyên trao đổi với bác sĩ trong quá trình điều trị và những thay đổi về sức khỏe bản thân.

 

Chế độ ăn kiêng rất quan trọng trong kiểm soát đường huyết

Chế độ ăn kiêng rất quan trọng trong kiểm soát đường huyết

 

Bước 4: Thăm khám sức khỏe thường xuyên

    Người bệnh tiểu đường nên đi khám ít nhất 2 lần trong năm để phát hiện và điều trị các biến chứng sớm nhất có thể. Ở mỗi lần khám bệnh, người bệnh nên kiểm tra toàn diện về chỉ số đường huyết, huyết áp, cân nặng và việc tuân thủ phác đồ điều trị.

    Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ cần kiểm tra thêm chỉ số HbA1c (3 tháng 1 lần), cholesterol, triglyceride, nha khoa, khám mắt, thử nước tiểu và máu để đánh giá chức năng thận. Bạn cũng có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về vấn đề tiêm phòng cảm cúm, viêm phổi, viêm gan siêu vi B.

 

Người bệnh tiểu đường nên đi thăm khám định kỳ

Người bệnh tiểu đường nên đi thăm khám định kỳ

 

     Bên cạnh việc thực hiện theo những bước ở trên, người bệnh cũng nên sử dụng thêm những sản phẩm giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả và hạn chế những biến chứng bệnh tiểu đường. Một sản phẩm tiêu biểu nhất hiện nay là BoniDiabet+ của Mỹ 

 

BoniDiabet+ - Sản phẩm giúp hạ và ổn định đường huyết

    BoniDiabet+ là sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như:  

  • Các loại thảo dược tự nhiên: Mướp đắng, quế chi, dây thìa canh, lô hội, hạt methi có tác dụng giúp hạ đường huyết, giảm tình trạng rối loạn mỡ máu.
  • Các nguyên tố vi lượng: Acid Alpha Lipoic (ALA), acid folic, magie, kẽm, crom, selen giúp tăng cường tác dụng giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm trên tim, gan, thận, mắt và thần kinh.

 

 Thành phần của BoniDiabet+

Thành phần của BoniDiabet+

 

   BoniDiabet+ đã được nghiên cứu trên lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông từ tháng 5/2016 bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác. Kết quả cho thấy có tới 96,67% bệnh nhân có cải thiện tốt và khá sau khi sử dụng BoniDiabet+ trên 3 phương diện là: triệu chứng của tiểu đường, chỉ số đường huyết và chỉ số HbA1c.

 

Chuyên gia tư về sản phẩm BoniDiabet+ cho người bệnh tiểu đường

   BoniDiabet+ đã nhận được đánh giá cao bởi những chuyên gia đầu ngành y học. Chúng ta cùng lắng nghe những tư vấn của TS.BS Nguyễn Trí Bình - Bệnh viện lão khoa Trung Ương trong phần dưới đây!

  TS.BS Nguyễn Trí Bình chia sẻ: “Đường huyết tăng cao sẽ gây ra rất nhiều biến chứng bệnh tiểu đường như: Tim mạch, suy thận, vết thương lâu liền, hoại tử chi dẫn đến đoạn chi. Xu hướng của y học hiện đại ngày nay là kết hợp giữa sử dụng thuốc tây và các sản phẩm thảo dược giúp hạ và ổn định đường huyết.”

  “Trong số đó, BoniDiabet+ là sản phẩm tiêu biểu, được kết hợp bởi thảo dược như: Mướp đắng, thìa canh, hạt methi,… và nguyên tố vi lượng như: Kẽm, crom, selen, ALA,… giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa những biến chứng võng mạc, thần kinh, huyết áp. Sản phẩm còn được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, tại nhà máy đạt chuẩn GMP của WHO. Người bệnh nên sử dụng với liều 4-6 viên/ngày, chia 2 lần để có hiệu quả tốt nhất.”

 

TS.BS Nguyễn Trí Bình tư vấn về giải pháp hạ và ổn định đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.

 

    Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích về bốn bước giúp kiểm soát bệnh tiểu đường trọn đời. BoniDiabet+ là sản phẩm vô cùng ưu việt, giúp hạ, ổn định đường huyết và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Tiểu đường có ăn đường cỏ ngọt được không?

Chào chuyên gia, tôi tên là Hương, 45 tuổi và bị tiểu đường 2 năm nay rồi. Tôi có dùng thuốc đều đặn và kiêng toàn bộ đồ ngọt nhưng đường huyết chưa bao giờ xuống được dưới 7 chấm.

Câu chuyện tình yêu về mái tóc đen óng ả của người phụ nữ 68 tuổi

Cô Tạ Thị Cung, trú tại đội 3, Thượng Vũ, Kim Thành, Hải Dương

Vì sao người cao tuổi hay bị tiểu đêm? Cách khắc phục là gì?

Vì sao người cao tuổi hay bị tiểu đêm? Cách khắc phục là gì? Mời các bạn tìm hiểu đáp án ở bài viết ngay dưới đây!

BoniDiabet - Nâng niu đôi chân của người bệnh tiểu đường

Để bảo vệ đôi chân cho người bệnh tiểu đường, các chuyên gia khuyên người bệnh sử dụng thêm sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ mỗi ngày.  Vậy cụ thể sản phẩm này có tác dụng như thế nào? Cách dùng ra sao và có thực sự hiệu quả không?
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi